Xuất khẩu da giày có thể tăng trưởng 20% trong năm 2021
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 – 20% trong năm 2021 nếu tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt.
Xuất khẩu giảm nhẹ do dịch COVID-19
Theo Bộ Công Thương, tính chung 11 tháng năm 2020, sản lượng giày dép da ước đạt 265,6 triệu đôi, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ số sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cũng giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự như dệt may, sản xuất của ngành da giày bị ảnh hưởng lớn do tác động của dịch COVID-19.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại tháng 11/2020 ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 0,1% so với tháng trước; tính chung 11 tháng năm 2020 xuất khẩu ước đạt 14,93 tỷ USD, giảm 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành da – giày có nhiều triển vọng tăng trưởng vào năm 2021. Ảnh: TTXVN.
Video đang HOT
Bà Phan Thị Thanh Xuân đánh giá, ngay từ đầu năm, dịch COVID-19 đã gây đứt gãy chuỗi cung cầu. Cả năm 2020, xuất khẩu mặt hàng da giày có thể giảm 10% so với năm 2019, đạt khoảng 20 tỷ USD, tương đương năm 2018. Dù vậy, đây là mức giảm nhẹ so với mức độ tác động của dịch COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nên việc sản xuất không bị gián đoạn nhiều. Nhờ vậy, các đơn hàng dịch chuyển về Việt Nam. Đó là lợi thế lớn giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất.
Triển vọng tăng trưởng trong năm 2021
Về triển vọng năm 2021, Bộ Công Thương nhận định, FTA Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ là động lực lớn cho tăng trưởng của ngành giày dép, túi xách trong năm 2021.
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, da giày là một trong những ngành tận dụng tốt nhất Hiệp định EVFTA. Xuất khẩu ngành da, giày, túi xách sẽ tăng trưởng 15 – 20% trong năm 2021, nếu tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, bà Xuân cho rằng, cần đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến nguyên phụ liệu để đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ.
“Nếu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu, khi xảy ra vấn đề chuỗi cung doanh nghiệp sẽ bị động. Thời gian sắp tới là cơ hội tốt để toàn ngành và Chính phủ thiết lập lại chính sách mạnh hơn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam cần chớp cơ hội để phát triển sản xuất nguyên phụ liệu ở Việt Nam”, bà Phan Thị Thanh Xuân nhấn mạnh.
Trước những khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tự tìm đường phát triển cho doanh nghiệp. Bà Trần Thị Hướng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định cho biết, năm 2020 do ảnh hưởng bởi COVID-19, các đơn hàng giảm 20 – 30%. Thậm chí tại Mỹ, lượng đơn hàng giảm tới 50%. Tuy nhiên, hiện nay các đơn hàng bắt đầu tăng trở lại. Tập đoàn đã đủ đơn hàng để thực hiện đến tháng 2/2021. Tuy nhiên, thời gian thanh toán các đơn hàng bị kéo dài gấp đôi so với trước đây. Do đó, doanh nghiệp phải tìm nguồn tài chính để ổn định sản xuất…
Doanh thu 8 tháng của PNJ đạt hơn 10.200 tỷ đồng dù vẫn còn 'dư âm' COVID-19
Theo bản tin IR vừa được công bố, CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết đã thực hiện được 71% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận.
Tháng 8/2020, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.238 tỷ đồng, giảm 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 52 tỷ đồng, giảm 12%. Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu thuần PNJ đạt 10.291 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ tuy vậy lợi nhuận sau thuế đạt 548 tỷ đồng, giảm 23%. Theo kế hoạch đề ra, PNJ đã thực hiện được 71% kế hoạch doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận.
Biên lợi nhuận gộp trong tháng 8 đạt 17,7%, tăng so với mức 17,5% của cùng kỳ. Mặc dù tỷ trọng doanh thu vàng miếng tăng mạnh trong tháng 8 nhưng biên lợi nhuận gộp vẫn cao hơn cùng kỳ và tháng trước, chủ yếu đến từ nỗ lực tối ưu hóa chi phí vận hành. Lũy kế 8 tháng, biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức 19,2%.
Tổng chi phí hoạt động tháng 8 giảm 8,6% với tỷ lệ chi phí hoạt động/lợi nhuận gộp đạt 62,2% thấp hơn mức cùng kỳ năm 2019 đạt 63,3%. Lũy kế 8 tháng, chi phí hoạt động giảm 2,3% so với cùng kỳ. Các nỗ lực tối ưu hóa chi phí đang phát huy hiệu quả khi tỷ lệ chi phí hoạt động/lợi nhuận gộp hiện đang thấp hơn so với kế hoạch.
Về tăng trưởng doanh thu theo kênh, doanh thu kênh lẻ tháng 8 giảm nhẹ 7%. Làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng vào những ngày cuối tháng 7 kéo sang đầu tháng 8, do đó doanh thu tháng 8 của PNJ ảnh hưởng một phần do các cửa hàng tại các địa phương bị giãn cách và sức mua chung của thị trường chậm lại trong 2 tuần đầu tháng 8. Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu kênh lẻ tăng trưởng 2,3% so với cùng kỳ.
Doanh thu sỉ giảm 40% nguyên nhân do các khách hàng sỉ chịu ảnh hưởng của dịch nên nhu cầu sụt giảm so với cùng kỳ, bên cạnh đó, sức mua chung của thị trường trang sức vẫn chưa thật sự phục hồi. Lũy kế 8 tháng, doanh thu sỉ giảm 25%.
Doanh thu kênh KHDN tháng 8 tăng 7%. Lũy kế 8 tháng, doanh thu kênh KHDN tăng trưởng tốt đạt 40%. Xuất khẩu tiếp tục chịu ảnh hưởng khi làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Doanh thu vàng miếng tiếp tục tăng 10% trong tháng 8. Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu vàng miếng tăng trưởng 17,5%.
Trong tháng 8, PNJ đã mở mới 7 cửa hàng gold, 1 cửa hàng CAO. Đóng 5 cửa hàng trang sức (2 CH Gold, 2 CH Silver & 1 CH CAO). Công ty cho biết mục tiêu mở mới 31 cửa hàng tập trung vào các khu vực trọng điểm và tập trung tối ưu hóa doanh thu trên mỗi cửa hàng vào cuối năm 2020.
Nhu cầu vốn thấp, tăng trưởng tín dụng mới đạt 4,81% Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 3 sáng nay (22/9), ông...