Xuất khẩu của Hàn Quốc đạt kỷ lục nhờ chip điện tử và ô tô
Thông tấn Yonhap đưa tin ngày 31/7/2021, xuất khẩu của Hàn Quốc tháng 7 đạt 55,4 tỷ USD, nhờ doanh số bán ô tô và chip tăng mạnh.
Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao kỷ lục, tăng tháng thứ chín liên tiếp khi nền kinh tế toàn cầu duy trì sự phục hồi.
Theo số liệu của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, các lô hàng xuất đi đạt giá trị 55,4 tỷ USD vào tháng 7 nhờ doanh số bán ô tô và chip tăng mạnh.
Samsung và Hyundai của Hàn Quốc là 2 nhà sản xuất chip nhớ và ô tô hàng đầu thế giới, đóng góp lớn vào xuất khẩu của đất nước
Video đang HOT
Tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu năm 2021 đạt 358,7 tỷ USD, cũng là một mức cao mới.
Nhập khẩu tăng 38,2% lên 53,6 tỷ USD, dẫn đến thặng dư thương mại là 1,76 USD.
Đây là tháng thứ 15 liên tiếp nước này xuất siêu, với kim ngạch thặng dư khoảng 1,6 tỷ USD mỗi tháng.
Doanh số xuất khẩu chip điện tử, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế số 4 châu Á, tăng 39,6% trong giai đoạn này, đạt 11 tỷ USD nhờ nhu cầu ngày càng tăng từ các trung tâm dữ liệu cũng như nhu cầu trong các ngành ô tô, thiết bị điện tử tăng vọt.
Xuất khẩu ô tô cũng tăng trưởng ổn định, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,1 tỷ USD. Doanh số của các mẫu xe cao cấp như SUV và xe điện cũng được cải thiện.
Số liệu cho thấy chip chiếm khoảng 20% lượng xuất khẩu hàng tháng, trong đó ô tô chiếm 7,4%.
Ôtô bay - phương tiện đắt đỏ cho tương lai gần
Khi ôtô bay trở thành hiện thực, mức giá của phương tiện đặc biệt này có thể đắt hơn cả mẫu xe cao cấp nhất của Ferrari.
Pentagon Motor Group thực hiện nghiên cứu ở Anh và thấy rằng, chi phí của một chiếc xe bay có thể tới 686.500 USD, đắt hơn một chiếc Ferrari SF90 Stradale 2021. Siêu xe Italy hiện được bán ra với giá 625.000 USD.
Shakeel Hussain, giám đốc marketing của Pentagon nói: "Dù chi phí dự kiến của một chiếc ôtô bay là gần như phi thực tế, nhưng cần nhớ rằng đây là một sản phẩm hạng sang và rằng công nghệ còn ở thời kỳ trứng nước. Tương tự như thế, chi phí của những chiếc xe điện đầu tiên ban đầu cũng rất cao và sau đó giảm dần, trở nên hợp lý hơn và phổ biến hơn".
Mẫu ôtô bay của hãng Terrafugia. Ảnh: Terrafugia
Cũng theo Hussain, phần lớn ôtô bay được sản xuất đều có những đặc điểm cao cấp, như cánh có thể gấp gọn, hành trình tới 965 km nhờ bình nhiên liệu lớn, và có hai động cơ tên lửa, tất cả đều cần chi phí sản xuất lớn. Vì thế, không ngạc nhiên khi xe bán ra sẽ kèm bảng giá ngất ngưởng. Nhưng trong con mắt của các triệu phú hay tỷ phú, chi phí này không phải ở "trên trời", bởi cũng chỉ ngang ngửa các mẫu siêu xe đỉnh cao như Ferrari SF90 Stradale. Khi ra mắt, xe bay có thể có phân khúc khách hàng giống dòng siêu xe, nhưng chủ sở hữu lại có lợi thế lớn - họ có thể bay trên trời.
Ngoài giá xe, khách hàng sẽ phải trả thêm 37.000 USD cho bằng lái xe bay, 17.000 USD bảo hiểm, gần 14.000 USD tiền đỗ xe và khoảng 800 USD tiền nhiên liệu. Tức chủ nhân sẽ phải chi thêm khoảng 69.000 USD cho năm sở hữu đầu tiên, theo nghiên cứu của Pentagon.
Những mẫu xe trong nghiên cứu gồm các sản phẩm của AeroMobil (Slovakia), PAL-V (Hà Lan), Aska (Mỹ), Moller International (Canada), Terrafugia (Mỹ) và SkyDrive (Nhật Bản).
Ngay trong tháng 6 vừa qua, mẫu ôtô bay hybrid phiên bản mui trần concept của Klein Vision, tên gọi AirCar đã bay thành công từ một sân bay này tới sân bay khác ở Slovakia. Quãng đường bay thử là 170 km, xe có thể đạt độ cao hơn 2.400 m và biến đổi thành xe hơi trong chưa đầy 3 phút.
Hyundai có thể bắt tay Apple sản xuất ôtô điện Hãng xe Hàn và công ty iPhone lên kế hoạch ký kết thỏa thuận hợp tác dòng xe điện tự lái vào tháng 3, dự kiến sản xuất trong 2024. Tờ IT News (Hàn Quốc) cho biết Hyundai đang trong giai đoạn đầu bàn thảo với Apple, hôm 8/1. Một trang tin địa phương khác cũng nói rằng các bên đặt mục tiêu...