Xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc tăng vù vù
Những diễn biến trái chiều trong xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc cho thấy, chỉ có con đường xuất khẩu chính ngạch mới có thể giữ vững vị thế của trái cây Việt ở thị trường vô cùng quan trọng này.
Diễn biến trái chiều
Khoảng 1 năm trở lại đây, sầu riêng dần đánh mất vị thế “ngôi vương” vì giá đột nhiên giảm sâu. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường Trung Quốc không còn nhập nhiều sầu riêng của Việt Nam, loại quả này chưa nằm trong danh sách những loại trái cây được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Xuất khẩu thanh long chính ngạch sang Trung Quốc đang tăng vọt. Ảnh tư liệu
Tại tỉnh Đăk Lăk, kể từ cuối tháng 8, sầu riêng bước vào mùa thu hoạch nhưng so với mức giá 90.000 đồng/kg những năm trước thì năm nay loại sầu riêng da xanh giá cao nhất cũng chỉ được 42.000 đồng/kg, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở nhiều vùng trồng sầu riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân được xác định là do Trung Quốc siết lại nhập khẩu nông sản, nhất là qua đường tiểu ngạch nên sầu riêng không còn cửa sang thị trường này. Được biết, mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 300.000 tấn sầu riêng, chủ yếu từ Thái Lan, tiếp theo là Malaysia với 17.000 tấn.
Sự sụt giảm về giá do thị trường Trung Quốc không ăn hàng cũng diễn ra đối với trái dừa khi từ giữa năm 2018, giá dừa ở “thủ phủ” dừa Bến Tre đột nhiên giảm mạnh, từ 70.000 đồng/chục (12 trái) xuống còn 30.000 đồng/chục.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo số liệu thống kê kiểm dịch của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), hiện nay những loại quả xuất khẩu chính sang thị trường Trung Quốc đã tăng một cách đáng kể, 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng xuất khẩu chính ngạch trái cây sang Trung Quốc đạt hơn 2,2 triệu tấn, tăng 676.500 tấn so với cùng kỳ năm 2018.
“Có được kết quả như vậy là nhờ nông dân sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu đã đáp ứng tốt các yêu cầu của Trung Quốc về bao gói, ghi nhãn mác và truy xuất nguồn gốc theo quy định đang được áp dụng chặt chẽ của Hải quan Trung Quốc. Trên cơ sở đó, dự đoán năm 2019 có thể xuất được từ 3,5 – 4 triệu tấn quả tươi vào thị trường Trung Quốc” – ông Lê Thanh Hòa – Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) nhận định.
Tìm cách xuất khẩu chính ngạch
Theo Bộ NNPTNT, năm 2018 cả nước đạt khoảng 898.300ha cây ăn quả, tổng sản lượng đạt 9 triệu tấn, tăng 2 lần so với năm 2002. Theo phân tích, tiềm năng xuất khẩu nhiều mặt hàng trái cây của Việt Nam vào Trung Quốc còn rất lớn, điển hình như dừa tươi (47 triệu USD), dưa hấu tươi (18 triệu USD), chuối (8,7 triệu USD), nhóm ổi, xoài, măng cụt, vải là 1,9 tỷ USD…
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá khó khăn lớn nhất hiện nay của nông sản Việt Nam là không vượt qua được hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm của các nước. Trung Quốc đang dần trở thành một thị trường khó tính với các quy định ngặt nghèo hơn. Trong khi đó, hàng nông sản đang giữ tư duy cũ khi không quan tâm đến chất lượng mà nước bạn đặt ra.
Đó cũng là nguyên nhân khiến nhiều loại hàng hóa nông sản không thể xuất khẩu sang nước bạn và ùn ứ ở cửa khẩu. Thậm chí có tư duy làm ăn với Trung Quốc theo kiểu thương mại biên giới, chứ không làm ăn chính ngạch. Do đó, khi nước bạn siết quy định thì ảnh hưởng đến việc xuất khẩu. Bộ NNPTNT cho rằng thời gian tới phải tổ chức sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, công tác quản lý từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch.
Theo ông Lê Thanh Hòa, hiện Trung Quốc đã cho phép nhập khẩu chính ngạch măng cụt. Hiện, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi thông tin các nhà vườn, cơ sở đóng gói (đã được chuyên gia Trung Quốc kiểm tra) các thủ tục cấp mã số để phục vụ xuất khẩu. Măng cụt được trồng chủ yếu Bình Dương và Bến Tre với diện tích hơn 7.200ha, sản lượng 30.821 tấn.
Theo Danviet
Xuất khẩu trái cây: Đi tìm "chân trời mới"
Xuất khẩu rau quả 8 tháng năm 2019 ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về kim ngạch, mà nguyên nhân có thể nhìn thấy rất rõ là do thị trường Trung Quốc thay đổi các chính sách kiếm soát nhập khẩu. Sự phụ thuộc vào một thị trường đã cho thấy những hệ lụy khó lường.
Chuối, măng cụt lên ngôi
Trong khi xuất khẩu 2 chủng loại quả lớn nhất là thanh long và sầu riêng giảm thì xuất khẩu măng cụt và chuối tăng mạnh. Trong 7 tháng năm 2019, thanh long là chủng loại quả chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng, đạt 728,6 triệu USD, giảm 1% so với 7 tháng đầu năm 2018. Quả thanh long chủ yếu được xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc, đạt 668 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Chuối là chủng loại quả có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2019, tăng 70,1% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 108,89 triệu USD. Xuất khẩu chuối tăng nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 74,2% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 100,7 triệu USD.
Chế biến xoài, dừa xiêm xuất khẩu ở Công ty Long Uyên (Tiền Giang). Ảnh: T.L
Trong 7 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến tăng trưởng khả quan nhờ xuất khẩu nước ép chanh leo tăng mạnh, tăng 187,5% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 42,9 triệu USD.
Xuất khẩu giảm khiến giá nhiều loại trái cây giảm sâu, trong đó giảm nhiều nhất là dưa hấu, dừa xiêm và thanh long. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), trong tháng 8, tại tỉnh Tiền Giang ghi nhận có 3 loại trái cây bị rớt giá nặng nề là dưa hấu, dừa xiêm và thanh long.
Tìm kiếm thị trường mới
Ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho hay, từ tháng 5/2018, phía Trung Quốc bắt đầu phát đi thông tin về việc siết chặt quy định, yêu cầu với trái cây Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc. Theo đó, phía Trung Quốc yêu cầu sản phẩm để truy xuất nguồn gốc phải được cấp mã số vùng trồng và cấp mã số cơ sở đóng gói.
Hiện nay, với trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, các yêu cầu về cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, phía Trung Quốc cho phép Việt Nam tự làm, tự đánh giá, tự cấp mã số. Trung Quốc chỉ thông qua mã số chứ chưa tiến hành kiểm tra hay làm bất cứ động thái gì khác.
Dù vậy, điểm mấu chốt theo ông Dương đánh giá, khả năng cao phía Trung Quốc sẽ dần nâng yêu cầu lên kèm theo các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể, thậm chí sang kiểm tra thực tế. Nếu làm không đúng như yêu cầu, tiêu chuẩn thì phía Trung Quốc sẽ cho dừng lại các mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói không đạt.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản dự báo, xuất khẩu hàng rau quả những tháng cuối năm sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang gây tâm lý lo ngại cho hoạt động thương mại và đầu tư.
Ngoài ra, nhiều thị trường tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường khắt khe như Ủy ban châu Âu siết chặt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với nông sản nhập khẩu, nhiều thị trường ban hành quy định về truy xuất nguồn gốc, chứng nhận kiểm dịch thực phẩm, quy trình đóng gói và vận chuyển... cũng sẽ là những yếu tố gây thêm bất lợi cho xuất khẩu trái cây của Việt Nam.
Theo đánh giá, hiện nhập khẩu các loại quả mã HS 081090 (quả me tươi, táo hạt điều, mít, vải, mận, hồng xiêm, lạc tiên, khế, thanh long) của Úc đang tăng đáng kể, tạo cơ hội cho trái cây Việt Nam. Thống kê cho thấy, trong tháng 5/2019, nhập khẩu quả mã HS 081090 của Úc đạt 391.000USD, tăng 101,5% so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 5/2019, nhập khẩu quả mã HS 081090 của Úc đạt 1,9 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam là thị trường cung cấp chủng loại quả mã HS 081090 chủ yếu cho Úc với thị phần chiếm 41% trong tổng nhập khẩu của Úc, đạt 796.000USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần chủng loại quả mã HS 081090 Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Úc tăng thêm 8,2 điểm phần trăm trong 5 tháng đầu năm 2019.
Trong nhóm quả mã HS 081090, Việt Nam mới được cấp phép xuất khẩu quả vải và quả thanh long vào thị trường Úc. Úc là một trong những nước có các quy định về kiểm dịch khắt khe nhất trên thế giới. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng mạnh trong nhập khẩu đối với chủng loại quả vải và quả thanh long, cho thấy Việt Nam đã đáp ứng được những quy định nghiêm ngặt để nhập khẩu được hai loại quả này vào Úc. năm 2018.
Theo Danviet
Hàng trăm tấn thủy sản tắc ở cửa khẩu do Trung Quốc tăng kiểm soát Việc Trung Quốc chính thức khởi động mô hình logistics blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản đã khiến hàng trăm tấn thủy sản của Việt Nam ách tắc ở cửa khẩu. Nhiều lô hàng tồn đọng Theo báo cáo của các ngành chức năng tại khu vực biên giới, hiện còn nhiều lô hàng thủy sản tồn...