Xuất khẩu cá tra sang Mexico giảm gần 60%
Tính đến nửa đầu tháng 9/2020, tổng giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Mexico đạt 28,5 triệu USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ năm trước.
Chế biến cá tra xuất khẩu
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thỷ sản Việt Nam, ngay từ đầu năm nay, XK cá tra sang thị trường Bắc Mỹ này đã liên tục giảm sút.
Giá XK trung bình sản phẩm cá tra phile đông lạnh (HS 030462) sang thị trường Mexico trong 8 tháng đầu năm nay dao động từ 1,75 – 2 USD/kg. Trong đó, mức thấp nhất vào tháng 4-7/2020.
Có khoảng hơn 25 doanh nghiệp cá tra tham gia XK cá tra sang thị trường Mexico, lớn nhất là hai doanh nghiệp IDI CORP (Đồng Tháp) và MEKONGFISH CO (Cần Thơ). Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, mặc dù số lượng doanh nghiệp XK cá tra sang thị trường Mexico tăng nhưng hàng năm nhưng giá trị XK không lớn. Sản phẩm XK chủ yếu là cá tra phile đông lạnh và và cá tra cắt khúc/khoanh đông lạnh.
Theo thống kê của ITC, năm 2019, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm cá thịt trắng của Mexico đã giảm gần 35%, đạt 86 nghìn tấn với tổng giá trị nhập khẩu đạt 194,5 triệu USD. Trong đó, sản phẩm cá rô phi Trung Quốc đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm sản phẩm cá thịt trắng nhập khẩu, tiếp đó là cá tra của Việt Nam.
Do chủ động giảm nhập khẩu cả lượng cá rô phi và cá tra từ Trung Quốc và Việt Nam nên năm 2019, tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm cá thị trắng của nước này giảm mạnh. Trong đó, giá trị nhập khẩu cá rô phi từ Trung Quốc giảm hơn 24% và cá tra từ Việt Nam giảm hơn 40% so với năm trước.
Trong số 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Canada, Mexico và Peru là 3 nước lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ Hiệp định thương mại tự do (FTA), hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội giao thương về thủy sản. Trong đó, trong 3 năm, từ mức thuế suất nhập khẩu cơ bản hiện tại là 20% đối với sản phẩm cá tra phile đông lạnh (HS 030462), giảm xuống còn 6,6% (sau 2 năm) và về 0% (sau 3 năm). Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây, đáng tiếc, trị giá XK cá tra sang thị trường này đều giảm. Giá XK cá tra đông lạnh sang Mexico không ổn định và chưa thực sự hấp dẫn.
Năm nay, cùng với nhịp giảm từ năm trước và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động XK cá tra sang nhiều thị trường, trong đó có Mexico bị ảnh hưởng nên dự báo XK cá tra năm 2020 sang Mexico sẽ giảm hơn 50% so với năm 2019.
Xuất khẩu cá tra có tín hiệu hồi phục ở thị trường Mỹ, Trung Quốc
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, tính đến giữa tháng 3/2020, xuất khẩu cá tra cả nước đạt gần 268 triệu USD, chưa có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, đã có những tín hiệu lạc quan từ các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc.
Vasep dự báo khả năng xuất khẩu cá tra sẽ phục hồi dân trong thời gian tới, đặc biệt là thị trường Mỹ, Trung Quốc
Theo Vasep, đại dịch COVID-19 vẫn đang ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thủy sản tại một số khu vực thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là tín hiệu lạc quan cho các DN xuất khẩu cá tra đi Mỹ trong bối cảnh cả năm 2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này sụt giảm. Tính đến giữa tháng 3/2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, chiếm 18,8% tổng giá trị xuất khẩu cá tra.
Vasep cho biết, kể từ tháng 2/2020, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc - Hồng Kông đã khởi động trở lại và hoạt động xuất khẩu đang dần trở lại bình thường. Chỉ trong nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã gần 13 triệu USD, tăng 1 triệu USD so với cả tháng 2/2020 trước đó.
Theo Vasep, nếu tốc độ tăng như dự đoán, một số DN cá tra tự tin nhận định rằng, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong các tháng tới có thể tăng 40-50%.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra sang các thị trường khác như EU, ASEAN, Brazil, Mexico, Colombia, Australia đều giảm. Tính đến nửa đầu tháng 3/2020, giá trị xuất khẩu cá tra sang ASEAN giảm trên 25%; EU giảm 47%; Brazil giảm hơn 14%, Mexico giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng lớn tới thị trường EU khi hoạt động vận chuyển hàng hóa, giao nhận không thể thực hiện được do chính sách phong tỏa nhằm kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản, trong đó có cá tra tại các siêu thị châu Âu có chiều hướng gia tăng.
Theo Vasep, trước mắt, trong tháng 4/2020, có thể tại một số thị trường, xuất khẩu cá tra vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do hoạt động vận chuyển hàng hóa bị gián đoạn. Tuy nhiên, những động thái khởi sắc từ một số thị trường lớn giúp cho các DN có thể nhận ra những tích cực trong thời gian tới đây.
Hiện nay, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn đang xoay quanh mức 18.000-18.800 đồng/kg. Đây là giá thấp nhất trong vòng khoảng 10 năm lại đây.
Do tình hình xâm ngập mặn, một số thị trường xuất khẩu đang tạm lắng khiến cả nhà máy và người nuôi giảm tốc độ thả ao. Sản lượng thu hoạch dự kiến trong 2 tháng sắp tới giảm. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện để giá cá tra nguyên liệu có thể tăng trong thời gian tới.
NAM KHÁNH
Sản lượng tiêu thụ của ống thép Hòa Phát tăng 38% trong tháng 8 Riêng trong tháng 8, sản lượng tiêu thụ của ống thép Hòa Phát gần 76.500 tấn, tăng 38,2% so với cùng kỳ. Theo thông tin được chia sẻ từ Tập đoàn Hoà Phát (HPG), 8 tháng vừa qua, Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã bán ra thị trường khoảng 500.000 tấn ống thép các loại, trong đó xuất khẩu đạt 13.688...