Xuất huyết dưới da: Bệnh thường gặp nhưng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
Xuất huyết dưới da là một căn bệnh thường gặp, nhưng không phải là một căn bệnh có thể dễ xem thường, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Xuất huyết dưới da – bệnh thường gặp nhưng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Xuất huyết dưới da là gì?
Xuất huyết dưới da là hiện tượng xuất hiện những nốt bầm tím trên da, do máu thoát ra khỏi lòng mạch máu do mạch máu bị tổn thương.
Khi bị xuất huyết dưới da, trên bề mặt da sẽ xuất hiện những đốm tròn nhỏ, và đây chính là kết quả của xuất huyết dưới da, gây ra các chấm xuất huyết màu đỏ, nâu hoặc tím.
Ban xuất huyết thường xuất hiện thành chùm, trông giống như phát ban. Các nốt xuất huyết thường phẳng khi chạm vào và không bị mất màu khi ấn vào chúng. Đôi khi, trong nhiều trường hợp, chúng còn có thể xuất hiện bề mặt bên trong của miệng hoặc mí mắt.
Dấu hiệu của bệnh xuất huyết dưới da là gì?
Xuất huyết dưới da không khó để phát hiện bởi chúng thể hiện rõ ngay trên cơ thể bạn, nhưng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với một số hiện tượng như va đập, bầm tím tổn thương ngoài da….
Xuất huyết có thể xuất hiện như một đốm nhỏ kích thước bằng đầu đinh ghim hoặc lớn bằng bàn tay. Trên bề mặt da có những đốm tròn nhỏ với các chấm xuất huyết màu đỏ, nâu hoặc tím.
Video đang HOT
Nguyên nhân nào dẫn đến xuất huyết dưới da?
Xuất huyết dưới da có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Do các bệnh nhiễm khuẩn: nhiễm khuẩn huyết do não mô, bệnh bạch hầu, bệnh sởi, thương hàn sốt xuất huyết gây ra.
Bệnh tiểu cầu: do bị giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann).
Do cơ thể bị thiếu vitamin C dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da.
Do bệnh miễn dịch, dị ứng: Chẳng hạn do viêm thành mạch dị ứng, các chứng dị ứng khác.
Các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương cũng gây xuất huyết dưới da, chẳng hạn: hemophilie A, B, C, giảm prothrombin, proconvertin.
Tuy nhiên, dù là trong trường hợp nào thì xuất hiện dưới da cũng là một trong những dấu hiệu phản ánh tình trạng sức khỏe với nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, hãy đi khám khẩn cấp nếu bạn có hiện tượng bị xuất huyết dưới damà không liên quan đến chấn thương để hạn chế tối đa việc sức khỏe bị giảm sút, cũng như kịp thời điều trị nếu phát hiện bệnh bất thường.
Khi xuất hiện các vết bầm tím trên da bất thường, chúng ta cần đến các bệnh viện chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nên làm gì khi bị xuất huyết dưới da?
Khi bị xuất huyết dưới da, bạn có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân phát bệnh. Song, chắc chắn điều đầu tiên cần làm chính là tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được kê đơn phù hợp giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Còn trong trường hợp cơ thể bạn bị phản ứng với một loại thuốc nào đó mà bạn đang sử dụng dẫn tới xuất huyết dưới da, bác sĩ có thể khuyên bạn nên chuyển thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc bạn đang dùng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cần bổ sung những thực phẩm sau để cải thiện tình trạng bệnh như: Thực phẩm giàu vitamin A nhằm hỗ trợ chức năng tiểu cầu cùng một số loại thực phẩm giàu Axit folic đóng vai trò hữu ích trong sự phát triển một số các mô, bao gồm cả tiểu cầu. Những thực phẩm này bao gồm dầu cá, cà rốt, cà chua, ngũ cốc, cải xoăn, khoai lang, bí ngô, cà chua, đậu lăng, đậu, măng tây, ngô, quả bơ, ngũ cốc và các loại rau màu xanh đậm như rau bina…
Trên đây là một số gợi ý giúp bạn kịp thời phát hiện bệnh xuất huyết dưới da cũng như cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, các bạn vẫn cần đến các bệnh viện chuyên khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
Lam Anh
Theo thoidai
Năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu 'tấn công' tỉnh Kon Tum
Trong tháng 8/2019, toàn tỉnh Kon Tum có 4 bệnh nhân (tuổi từ 11 đến 26 tuổi) ở 2 xã Đăk Ui và Ngọc Réo, huyện Đăk Hà mắc bệnh bạch hầu (theo xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên). Đây là năm thứ hai liên tiếp bệnh bạch hầu xuất hiện tại tỉnh Kon Tum.
Các ca bệnh bạch hầu điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, ảnh chụp năm 2018. Ảnh: Quang Thái/TTXVN
Liên quan đến vấn đề thiếu huyết thanh, ông Lê Trí Khải - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện tại trên địa bàn tỉnh Kon Tum không có huyết thanh để đáp ứng nhu cầu. Các công ty cung ứng về dược, vắc xin sinh phẩm thấy nhu cầu sử dụng trong nước ít nên không nhập.
Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế lập nhu cầu để gửi về Bộ Y tế tổng hợp để có phương án đảm bảo đủ nhu cầu huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Với các loại thuốc hiếm, vắc xin sinh phẩm ít sử dụng, Bộ Y tế đều có kế hoạch đảm bảo nguồn này. Sở Y tế Kon Tum đã gửi nhu cầu huyết thanh của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về Bộ.
Bác sĩ Lê Vũ Thức, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết: Trong năm 2018, số lượng bệnh nhân bị bệnh bạch hầu tăng nhiều, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã có công văn gửi Bộ Y tế để xin ý kiến về vấn đề này. Tuy nhiên đến ngày 16/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn chưa có huyết thanh.
Vì không có huyết thanh kháng độc tố, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum chỉ dùng kháng sinh diệt vi trùng để điều trị cho bệnh nhân. Bị bạch hầu mà không có kháng độc tố thì tỷ lệ biến chứng cao. Việc dùng kháng sinh điều trị cho bệnh nhân bị bạch hầu chỉ diệt vi trùng và điều trị được triệu chứng cho bệnh nhân, không trung hòa được độc tố ngăn biến chứng.
Cũng vì không có huyết thanh nên người bệnh sau khi điều trị bằng kháng sinh, có thể xuất viện nhưng vẫn phải tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe và vẫn có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như viêm cơ tim, biến chứng viêm đa dây thần kinh... dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.
Mặc dù cả 4 bệnh nhân bị bệnh bạch hầu trong tháng 8 ở tỉnh Kon Tum đều đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định. Tuy nhiên bệnh nhân và ngành y tế địa phương chưa thể yên tâm vì chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Trước đó, năm 2018, bệnh bạch hầu đã bùng phát trở lại tại tỉnh Kon Tum sau 11 năm, trong số 10 người bị mắc bệnh đã có 2 trường hợp tử vong.
Cao Nguyên
Theo TTXVN
Tái xuất hiện bệnh bạch hầu ở Kon Tum: Chưa có huyết thanh kháng độc Từ năm ngoái đến nay bệnh bạch hầu xuất hiện trở lại ở tỉnh Kon Tum và có 2 trường hợp đã tử vong do bị biến chứng. Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành y tế địa phương không thể điều trị hiệu quả cho bệnh nhân vì vẫn chưa có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Một bệnh nhân...