Xuất hiện vết nứt dài trên núi Pù Mèo, khẩn cấp di dời nhiều hộ dân
Một vết nứt lớn bỗng xuất hiện trên núi ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chính quyền phải di dời các hộ dân trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Chiều 29/9, ông Lô Minh Tường, Chủ tịch UBND xã Nậm Giải, cho biết, một vết nứt dài đã xuất hiện tại núi Pù Mèo, thuộc địa bàn bản Pục.
Trước tình thế trên, chính quyền buộc phải tổ chức di dời các hộ dân sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Vết nứt trên núi Pù Mèo sâu khoảng 10m (Ảnh: Minh Tường).
“Vào lúc 11h ngày 29/9, tại núi Pù Mèo ở bản Pục xuất hiện vết nứt khá lớn. Ngay sau đó, chính quyền xã đã cử người đi khảo sát, xác định vết nứt kéo dài 40-50m, có chỗ sâu khoảng 10m, rộng 20-40cm.
Vết nứt ảnh hưởng trực tiếp đến hộ ông Lữ La Nhất với 4 nhân khẩu và 3 hộ khác nên xã đã chỉ đạo tổ chức di dời cả người và tài sản đến nơi an toàn”, ông Tường nói.
Lực lượng chức năng di dời người và tài sản gia đình ông Nhất đến nơi an toàn (Ảnh: Minh Tường).
Cũng theo ông Tường, sau khi nhận thông tin, xã đã báo cáo lên UBND huyện Quế Phong xin ý kiến tiếp theo.
“Trước mắt, xã đưa ra hai phương án là tháo nhà cửa của các hộ dân. Phương án hai là cho máy đến múc toàn bộ khu vực nứt núi để kiểm tra tình hình về độ an toàn”, ông Tường nói thêm.
Được biết mấy tuần trước, xã Nậm Giải nói chung và bản Pục nói riêng có xuất hiện mưa lớn do hoàn lưu cơn bão số 4 gây ra. Mấy ngày gần đây, lượng mưa ở bản Pục đã giảm song đến trưa 29/9, bất ngờ xuất hiện vết nứt trên núi Pù Mèo gây hoang mang cho bà con.
Bản Pục, xã Nậm Giải, có 90 hộ dân với 360 nhân khẩu. Các hộ dân sống cách núi Pù Mèo khoảng 30m.
Ký ức kinh hoàng về trận sạt lở đất lúc 3 giờ sáng
Đến gần chiều tối 14.9, các hộ dân có nhà bị sập sau trận sạt lở đất lúc 3 giờ sáng tại Yên Bái vẫn nán lại khu vực phía trước ngôi nhà của mình.
Họ không nỡ rời xa nơi đã gắn bó, che mưa, tránh nắng cho mình nhiều năm qua.
Khoảng 3 giờ sáng, nghe tiếng động mạnh phía sau nhà, anh Phạm Khắc Điệp nghĩ có sạt lở đất nên gọi vợ chạy ra ngoài. Sau đó, họ đập cửa gọi hàng xóm. "Em tưởng đổ bên này. Lúc sau đất nó cứ ùn ùn ra. Em còn chạy lên trên kia đập cửa mấy nhà để dậy nữa. Nghe tiếng động to quá, mọi người cũng bắt đầu dậy, tầm 10, 15 phút là em thấy nhà mình đổ sập ngay trước mắt mà không biết làm gì được. May mà chạy được người ra còn đồ đạc trong nhà mất hết, trên người còn đúng bộ quần áo", anh Phạm Khắc Điệp bàng hoàng kể lại.
Không nỡ rời ngôi nhà của mình
Anh Điệp là một trong 3 hộ có nhà bị đổ sập do sạt lở đất. Do bị viêm đa cấp dạng khớp nên anh phải ở nhà đảm nhiệm việc chăm con cái, làm những công việc nhé. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào lương nhân viên của vợ ở Bệnh viện đa khoa Hữu Nghị 103. Hai vợ chồng phải thức đêm bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Cũng may mắn vì vậy mới phát hiện sắp lở đất rồi chạy thoát thân.
Hiện trường vụ sạt lở đất làm sập 3 căn nhà ở TT.Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. ẢNH: NGUYỄN ANH
Kinh hoàng sau bão Yagi: 352 người chết và mất tích, sạt lở đe dọa khắp miền Bắc
Cũng bị sập hoàn toàn căn nhà sau trận sạt lở đất, Ngôi nhà của vợ chồng bà Lã Thị Nga cũng bị sập hoàn toàn sau vụ sạt lở đất. Khi nhà sập, bà đang ở về Hà Nội để tái khám, nhờ vậy mới thoát mạng. "May mà hôm qua cô không về, cô về khéo cô chết đấy, cô ngủ trong buồng chắc không nghe thấy. Nghe nhà mình sập thì rụng rời chân tay, cô nghĩ đời mình thế là xong rồi, 75 tuổi rồi vẫn phải làm nhà. Mong sao chính quyền hỗ trợ hốt hết lớp đất sạt lở đi rồi mình dựng lại căn nhà lá ở tạm cũng được", bà Nga buồn bã nhìn nói.
Cán bộ phường lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vụ sạt lở. ẢNH: NGUYỄN ANH
Liền kề nhà ông bà Nga, gia đình chị Nguyễn Thị Cẩm Huệ bị thiệt hại toàn bộ gian sinh hoạt phía sau, chỉ còn một phần xưởng gỗ phía trước. Từ hôm mưa lớn, chị đã lo sợ việc sạt lở nên dẫn hai con qua nhà ông bà ngủ nhờ. Không ngờ điều chị lo lắng lại thành sự thật.
"Tự nhiên thiên tai, bao nhiêu năm làm tích góp, cuộc sống đã khó khăn rồi mà bây giờ lại như thế này nữa thì không biết bây giờ sẽ giải quyết được như thế nào đây. Nó ít thì còn lo được chứ hàng vạn khối thì quá khả năng rồi. Thực sự đấy, hốt được đất rồi lấy đâu tiền để làm nhà. Rất là khó khăn", chị Huệ nghẹn giọng khi nghĩ về những ngày sắp tới.
Sớm khắc phục, hỗ trợ người dân
Theo ông Đặng Thanh Hải, Bí thư TT.Yên Bình, ngày sau khi nghe báo cáo sự việc sạt lở đất, từ 4 giờ sáng, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng đến hỗ trợ các hộ ở xung quanh khu vực sạt lở đất di dời tài sản tới nơi an toàn, tiếp đó báo cáo cấp trên. Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành cũng đã vào trực tiếp kiểm tra, làm việc.
Trước mắt, thị trấn tập trung phương án "4 tại chỗ" hỗ trợ 22 hộ bị ảnh hưởng gồm lương thực, cơm nước cho những hộ có nhu cầu. Đồng thời, căng dây để cảnh báo, đảm bảo an ninh trật tự.
Thị trấn cũng đã họp để lên phương án di chuyển đất đá trong thời gian sớm nhất. "Đối với 3 hộ bị sập nhà, chúng tôi đã lập hồ sơ gửi lên huyện để thực hiện theo chính sách hỗ trợ chung của thành phố" ông Hải thông tin thêm.
Điện ở khu vực sạt lở được cắt để đảm bảo an toàn cho người dân. ẢNH: NGUYỄN ANH
Trước đó, rạng sáng 14.9, tại Km8 đường Đinh Tiên Hoàng, thuộc tổ 1, TT.Yên Bình, H.Yên Bình, TP.Yên Bái xảy ra vụ sạt lở đất, khoảng hơn 20.000 m 3 đất đã trượt từ độ cao hơn 100 m xuống vùi lấp hoàn toàn 3 hộ dân. Rất may, sau khi nghe tiếng động lớn, người dân đã hô hoán nhau chạy ra ngoài nên không có thiệt hại về người.
Thấy nguy cơ sạt lở đất, trưởng thôn đưa 115 người lên núi lánh nạn an toàn Khi phát hiện nguy cơ sạt lở trên địa bàn, một trưởng thôn ở Lào Cai đã vận động 115 người dân dời thôn, di chuyển lên một điểm an toàn để dựng lều tránh trú. Tối 12/9, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà, Lào Cai) cho biết, do phát hiện...