Xuất hiện vết nứt dài hơn 20m trên mặt đường đèo Prenn ở Đà Lạt
Các đơn vị chuyên môn đang tập trung khắc phục sự cố vết nứt kéo dài trên mặt đường đèo Prenn ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Ngày 28/7, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng cho biết, đang phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai biện pháp xử lý sự cố lún, nứt trên đường đèo Prenn. Sự việc được nhà thầu thi công dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn phát hiện hôm qua (27/7).
Cụ thể, đơn vị này phát hiện một số vết rạn nứt rộng 0,5-1cm, dài hơn 20m. Một vài vị trí khác có dấu hiệu mặt đường bị lún xuống khoảng 3cm.
Vết nứt xuất hiện trên mặt đường đèo Prenn ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: Khắc Ngọc
Video đang HOT
Theo nhà thầu thi công, thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng mưa liên tục. Tại vị trí nứt lún cục bộ, nước đã ngấm xuống đất dưới nền đường. Nền đường ở đây có hàm lượng sét cao dẫn đến giảm khả năng liên kết, chịu lực, gây ra tình trạng nứt, lún.
Khi phát hiện tình trạng trên, đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng cùng tư vấn thiết kế để xử lý. Các cơ quan chuyên môn đã đưa giải pháp dùng matit nhựa đường trám vết nứt để ngăn nước thâm nhập xuống nền đường và quan trắc diễn biến.
Đèo Prenn dài hơn 7km nối quốc lộ 20 với khu vực Đông Nam Bộ lên Đà Lạt. Hồi tháng 2/2023, Lâm Đồng đóng đèo này để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng với tổng mức đầu tư 552 tỷ đồng. Tháng 2 năm nay, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Từ khi đưa vào hoạt động, đèo Prenn nhiều lần xuất hiện tình trạng hư hỏng trên mặt đường. Gần đây nhất, một số vị trí bị sạt lở mức độ khác nhau. Trong đó, có những điểm mái taluy dương cao 2-3m mới chỉ được đào đắp mà chưa xây tường chắn.
Lâm Đồng: Triển khai phòng, chống sạt lở, lũ quét trong mùa mưa
Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các địa phương chủ động, tập trung triển khai phòng, chống sạt lở, lũ quét trong mùa mưa 2024.
Hiện trường xảy ra vụ sạt lở khiến một người thiệt mạng tại xã Đạ K'Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) rạng sáng 15/7. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, Giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ này.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, sát tình tình thực tế và hiệu quả nội dung, nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong thời gian qua. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh về kết quả thực hiện công tác chỉ đạo và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý.
Các đơn vị, địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng tất cả công trình, dự án do mình làm chủ đầu tư hoặc thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý. Trong đó lưu ý công trình, dự án tại khu vực xung yếu, đồi dốc có nguy cao sạt lở đất, ngập lụt để thực hiện biện pháp gia cố, xử lý nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, phương tiện, tài sản và ổn định công trình.
Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan trực thuộc, đơn vị quản lý đường bộ tăng cường kiểm tra tuyến đường xung yếu, cầu yếu, đoạn đường đèo... tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt trượt cao, chú trọng tuyến đường huyết mạch, quan trọng trên địa bàn tỉnh như, đèo Bảo Lộc, đèo Prenn, đèo Mimosa, Quốc lộ 27, 27C, 28, 28B, Tỉnh lộ, trục đường huyện kịp thời cảnh báo, thông tin đến người dân, du khách chủ động phòng tránh, lựa chọn hướng di chuyển phù hợp. Đồng thời, chủ động xử lý trước vị trí nguy cơ sạt trượt, cắt tỉa, xử lý cây xanh nguy cơ ngã đổ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông; chuẩn bị vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra, bảo đảm lưu thông an toàn, thông suốt.
Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chỉ đạo cơ quan chức năng và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở chủ động rà soát, kiểm tra, kịp thời phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, chủ động triển khai hiệu quả biện pháp phòng ngừa, sơ tán, di dời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Khi xảy ra sự cố phải chủ động tổ chức lực lượng xử lý ngay, phát huy hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" "ba sẵn sàng"; đồng thời, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo. Đặc biệt chỉ đạo tổ chức trực ban 24/24 giờ trong mùa mưa bão; thường xuyên cập nhật, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết, kịp thời cảnh báo, thông tin nhanh chóng để chính quyền cấp cơ sở và bà con chủ động phòng tránh, ứng phó hiện tượng mưa bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lốc xoáy... có thể xảy ra.
Như phóng viên TTXVN đã đưa tin, rạng sáng 15/7 xảy ra sạt lở đất tại xã Đạ K'Nàng (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) làm một nhà dân bị vùi lấp, một người thiệt mạng, 3 người may mắn thoát nạn.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, ở Lâm Đồng xuất hiện mưa kéo dài trong mấy ngày qua. Theo dự báo, Lâm Đồng là một trong 12 địa phương có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong 6 giờ tới.
Đà Lạt: Xử lý tài xế xe buýt vượt ẩu trên đèo Prenn Đang lưu thông phía sau xe máy trên đèo Prenn (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), tài xế xe buýt bất ngờ điều khiển xe vượt lên rồi tấp vào, chèn ép 2 người đi xe máy. Những ngày qua, trên mạng xuất hiện đoạn clip phản ánh tài xế xe buýt của Công ty CP vận tải ô tô Lâm Đồng có hành vi...