Xuất hiện trò lừa bắt cóc, tống tiền hàng trăm triệu
Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cơ quan điều tra, sau một thời gian im lặng, bọn tội phạm lừa bắt cóc tống tiền lại xuất hiện trở lại…
Ảnh minh họa
Chiều 13/11, trung tá Ngô Minh An, Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC 50 – Công an TP Hà Nội), cho biết đơn vị này đang khẩn trương phối hợp điều tra làm rõ các vụ lừa đảo bắt cóc để tống tiền.
Theo tài liệu điều tra, khoảng 1 tháng qua, đã xảy ra hơn 20 vụ. Một nửa trong số này đã chuyển tiền cho bọn tội phạm để “chuộc con”. Người ít nhất đã chuyển 50 triệu đồng. Một nạn nhân đã gửi tới 300 triệu đồng.
Hồi tháng 7 vừa qua, Công an TP. Hà Nội đã ra thông tin cảnh báo về thủ đoạn “lừa đảo bắt cóc tống tiền”. Các đối tượng dùng chiêu bài gọi điện thoại đến số máy cố định của nhà riêng hoặc cơ quan của bị hại, nói rằng: chúng đã bắt cóc người thân (vợ, con) của bị hại.
Để nạn nhân tin, chúng còn cho họ nghe tiếng kêu cứu giả giọng những người thân này. Các đối tượng yêu cầu bị hại ngay lập tức chuyển tiền cho chúng qua tài khoản ngân hàng hoặc hẹn đến một địa điểm nào đó thì mới thả con tin và không xâm hại tính mạng, sức khỏe.
Video đang HOT
Vì quá hoảng sợ, nhiều người tin ngay là người thân đã bị bắt cóc thật và vội vàng chuyển tiền cho bọn chúng. Chuyển tiền xong, nạn nhân mới biết là bị lừa, thực chất là không người thân nào trong gia đình bị bắt cóc cả.
Sau khi báo chí đăng tải, bọn tội phạm đã nằm im được một thời gian. Tuy nhiên gần đây chúng đã hoạt động trở lại và số nạn nhân theo đó tăng lên.
“Qua điều tra ban đầu, các đối tượng này là người Việt Nam nhưng đang cư trú bên Trung Quốc, Toàn bộ cuộc gọi tống tiền đều được bọn tội phạm thực hiện từ Trung Quốc về thông qua mạng Internet (có đầu số 31, 36,…”, trung tá An cho biết.
Cụ thể, trong vụ xảy ra ngày 12/10 do Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện, một người đàn ông tên Bắc ở Hưng Yên đã được triệu tập. Tuy nhiên, người đàn ông này khai rằng, không hề biết chuyện gì đang xảy ra.
Trước đó, một người đàn ông nhờ ông Bắc đứng tên làm giúp một cái thẻ ATM, loại có thể thanh toán quốc tế. Ông Bắc được trả một khoản thù lao khá cao. Rồi ông ta nhờ ông Bắc mượn thêm thông tin của bạn bè làm nhiều thẻ và gửi sang Trung Quốc.
Bọn tội phạm này hoạt động với phương thức khá nhanh gọn. Khi nạn nhân vừa chuyển tiền vào tài khoản, ở phía bên kia, chúng lập tức rút tiền ngay. Thậm chí, có nạn nhân vừa chuyển tiền xong thì chúng gọi điện vào máy thông báo rằng: “ông bị lừa rồi ông ơi!”
Trung tá An cho biết, chúng cũng không mất thời gian tìm hiểu thông tin của ai mà có thể gọi bất kỳ. Có trường hợp chúng gọi và nói: “Chúng tôi đang bắt giữ Dũng con ông”. Nạn nhân liền bảo: “Dũng là đứa nào? Tao không có con nào tên là Dũng cả.” – Chúng lập tức dập máy.
Mặc dù vậy, bằng phương thức thủ đoạn trên, chúng vẫn lừa hàng loạt gia đình và lấy được hàng trăm triệu đồng.
Cơ quan công an đề nghị, ai là nạn nhân hoặc là người đã từng cho chúng mượn thông tin làm thẻ hãy đến trình báo PC50 (87 – đường Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội) để phục vụ điều tra.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Việt Nam trong nhóm 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất
Với 11 tỉ USD kiều hối dự kiến nhận được trong năm 2013, VN là 1 trong 10 quốc gia đang phát triển có lượng kiều hối lớn nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo trong một báo cáo công bố hôm nay 3.10.
Hàng tỉ USD kiều hối sẽ là nguồn vốn đáng kể cho sản xuất kinh doanh nếu biết đầu tư hợp lý - Ảnh: Ngọc Thạch
Đứng đầu là Ấn Độ với 71 tỉ USD kiều hối. Tiếp sau là Trung Quốc (60 tỉ USD), Philippines (26 tỉ USD), Mexico (22 tỉ USD), Nigieria (21 tỉ USD ), Ai Cập (20 tỉ USD), Bangladesh (15 tỉ USD), Pakistan (15 tỉ USD) và Ucraina (9 tỉ USD).
Theo WB, tổng lượng kiều hối toàn cầu, kể cả các nước có thu nhập cao, ước tính đạt mức 540 tỉ USD trong năm nay và đạt kỷ lục 707 tỉ USD vào 2016.
Ông Dilip Ratha, Trưởng nhóm Di cư và Kiều hối thuộc Ban nghiên cứu phát triển của WB cho rằng các nhà hoạch định chính sách còn có thể làm nhiều hơn nữa nhằm đạt hiệu quả tối đa của kiều hối bằng các biện pháp giúp quá trình chuyển tiền ít tốn kém hơn và lượng tiền được sử dụng hiệu quả hơn cho bản thân cá nhân và quốc gia nhận kiều hối.
Chi phí chuyển tiền qua các kênh chính thức vẫn cao và đang cản trở việc sử dụng kiều hối cho các mục đích phát triển trong khi người chuyển tiền ưa tìm cách chuyển tiền về nhà qua các kênh phi chính thức hơn. Chi phí chuyển kiều hối trung bình toàn cầu là 9% và con số này không thay đổi kể từ 2012.
Báo cáo tóm tắt cho thấy tuy chi phí chuyển kiều hối có vẻ không đổi nhưng các ngân hàng đã bắt đầu tính thêm một số khoản phí trên lượng kiều hối chuyển về. Các khoản phí đó có thể lên đến 5% lượng kiều hối giao dịch.
Theo TNO
Romania cam kết tránh "vết xe đổ" của Cyprus Trong tuần cuối cùng của tháng 3, nhiều người dân Romania đã đổ xô đi rút tiền từ các cây ATM, các ngân hàng, hoặc chuyển tiền từ một số ngân hàng lớn sang ngân hàng nhỏ vì lo ngại chính phủ nước này sẽ áp dụng chủ trương về chính sách thuế như ở Cyprus. Trước tình hình đó, ngày 1-4, Tổng...