Xuất hiện “thú lạ” nghi bò tót ở vùng núi Quảng Nam
Một con “thú lạ” nghi là bò tót bất ngờ xuất hiện ở vùng núi thuộc xã Jơ Ngây (huyện Đông Giang, Quảng Nam) quậy phá hoa màu của người dân.
Chiều nay 2/4, trao đổi với PV Dân trí, Chủ tịch xã Jơ Ngây – bà Jơrâm Thị Nếp – xác nhận thông tin người dân trên địa bàn xã có thấy một con “thú lạ” giống loài bò tót xuất hiện trong rẫy bắp và đậu của mình.
Bà Nếp cho biết, từ ngày 15/3, nhiều người dân ở 2 thôn CLoò và Phú Mưa đi phát rẫy làm bắp thì phát hiện con “thú lạ” trông như con bò tót và báo lãnh đạo xã. Tuy nhiên, người dân không chụp hình lại nên xã cũng chưa khẳng định con “thú lạ” là con gì.
Người dân thôn Phú Mưa bất ngờ với “thú lạ” nghi bò tót xuất hiện ở thôn
Chiều ngày hôm qua 1/4, ban chỉ huy quân sự xã cũng phát hiện ra con “thú lạ” nói trên đang phá hoại rau màu trong rẫy bắp của người dân. “Tuy nhiên, do không chụp hình lại nên xã cũng không xác nhận đó là con gì nhưng theo kinh nghiệm của người dân, 80% con thú lạ là bò tót”, bà Jơrâm Thị Nếp cho biết.
Ông Alăng Báy, Bí thư thôn Phú Mưa cũng xác nhận có nghe người dân trong thôn nói lại về việc phát hiện “thú lạ” giống như con bò tót; do ông chưa tận mắt thấy con thú này nên chưa thể khẳng định. Tuy nhiên với những kinh nghiệm của người dân ở thôn Phú Mưa thì con thú lạ này chỉ có thể là loài bò tót.
Ông Alăng Báy cho biết, từ ngày 15/3 đến nay, thỉnh thoảng con “thú lạ” này ra rẫy bắp và đậu của người dân 2 thôn CLoò và Phú Mưa ăn, khi thấy người thì chúng bỏ chạy vào rừng sâu.
Video đang HOT
Sự việc sau đó được báo lên huyện Đông Giang. Ngày 1/4, huyện cũng cử đoàn đi xuống xã Jơ Ngây xác minh và cũng bắt gặp được một cá thể lạ nghi là bò tót. Trao đổi với PV Dân trí, Chánh Văn phòng huyện Đông Giang – ông Dương Văn Chung – cho biết có nghe thông tin người dân phát hiện một con “thú lạ” giống bò tót nhưng chưa chụp được hình của con thú này hình nên chưa thể khẳng định đây là loài bò tót được.
Hiện UBND huyện Đông Giang đang chỉ đạo chính quyền xã Jơ Ngây tuyên truyền vận động bà con không được săn bắn và có các biện pháp cần thiết để bảo vệ con “thú lạ” này. Nếu đúng là bò tót thì bà con tuyệt đối không nên săn bắt, mọi thiệt hại về hoa màu nếu có thì chính quyền địa phương sẽ xem xét đền bù.
Công Bính
Theo Dantri
"Thủy điện mini" giữa đại ngàn hoang vu
Nằm chót vót trên đỉnh núi cao, thôn Mô Níc (xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà) sở hữu nhiều "cái không" như không đường, không mạng lưới điện, không trường học,... Bằng cách vận dụng dòng nước suối, người dân nơi đây "sản xuất" điện từ máy phát điện mini.
Một công trình thủy điện mi ni
Vượt hàng chục ki lô mét dốc núi đến thôn Mô Níc, cảnh tượng điện đèn sáng rực khắp làng giữa ban ngày khiến chúng tôi vô cùng ngạc nhiên. Càng ngạc nhiên hơn khi hàng chục ngôi nhà sàn phát ra tiếng tivi, karaoke rộn ràng.
Già làng Đinh Cà Rây nói tự hào: "Điện ở đây sáng miết thôi, ban ngày và buổi tối cũng vậy. Tụi nhỏ tha hồ xem tivi, hát hò suốt cả ngày mà không tốn tiền điện". Nói rồi già Rây cười khoái chí và chỉ tay về hướng con suối đang chảy róc rách.
Qua tìm hiểu, thôn Mô Níc mạng lưới điện chưa được kéo đến, vì khoảng cách để đấu nối hệ thống dây và trụ điện dài hơn 10km đường dốc núi. Trong thời gian chờ nhà nước đầu tư, người dân tự mua sắm máy phát điện từ 1kw đến 5kw, nhờ dòng nước suối nằm bên cạnh, người H're đã tự sản xuất điện dùng trong sinh hoạt.
Nhờ những thủy điện mini như thế này, ở Mô níc điện sáng cả ngày lẫn đêm
Từ vài năm trước, khi mặt trời vừa ló lên mặt núi, người dân thôn Mô Níc đã dậy đi ra đồng và lên rẫy. Lúc mặt trời khuất núi, nơi đây chìm trong bóng tối, cảnh tượng âm u, hoang vắng, cách ly hẳn với cuộc sống văn minh.
"Không có điện, người dân sống rất lạc hậu. May nhờ có thằng cháu Đinh Văn Hội, nó xuống dưới xuôi tìm hiểu, hỏi mua máy phát điện về làng, rồi nó sản xuất điện và dùng điện thắp sáng cả ngày. Thấy hay quá, nhà nào có tiền cũng mua máy phát điện theo nó về làm. Giờ thì cả thôn có điện rồi, cuộc sống vui lắm", ông Đinh Văn Chinh - Trưởng thôn Mô Níc bày tỏ.
Theo thống kê, thôn Mô Níc có khoảng 30 máy phát điện, chiếm khoảng 60% số hộ gia đình có điện thắp sáng. Hộ gia đình không có điều kiện kinh tế tự mua sắm, vài hộ cùng góp tiền để mua máy phát điện và thắp sáng chung.
Với kinh nghiệm vận dụng dòng suối, người dân chọn vị trí đặt tua bin máy phát điện ngay dòng nước chảy siết, đảm bảo bộ phận tua bin quay thường xuyên để phát ra điện. Trung bình mỗi máy phát điện có công suất nhỏ nhất, đủ đáp ứng sử dụng 1 chiếc tivi và khoảng 4 bóng điện chiếu sáng. Máy phát điện có công suất lớn hơn, nguồn điện sử dụng cao hơn.
Tuy nhiên, nguồn điện sử dụng sinh hoạt không ổn định như nơi có mạng lưới điện. Anh Đinh Văn Hội - hộ dân đầu tiên đưa máy phát điện về thôn Mô Níc - cho biết: "Nếu dòng nước chảy ổn định thì có điện cả ngày, không lo gì cả. Nhưng đến thời điểm hạn hán, dòng suối khô nước và mùa nước lũ thì không thể sử dụng được. Khi đó quay qua dùng đèn dầu như trước thôi".
Giải quyết nhu cầu trước mắt, người dân Mô Níc đã sáng tạo những "thủy điện mini". Về lâu dài, hàng trăm người dân H're cần lắm nguồn điện ổn định do Nhà nước đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh mê tín dị đoan, kế hoạch hóa gia đình, học hỏi phát triển kinh tế và phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng.
Vẫn cần lắm dòng lưới điện quốc gia
Trao đổi với PV Dân trí, ông Phùng Tô Long - Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hà - cho biết: "Địa phương cũng đang trăn trở, tìm kiếm nguồn đầu tư kéo điện về thôn Mô Níc. Thế nhưng chi phí kéo dây và trụ điện dài hơn 10km đường dốc núi quả thật không hề nhỏ. Khi nào bố trí nguồn vốn, địa phương sẽ thực hiện ngay".
Hiện nay, Quảng Ngãi đang bắt đầu mùa nắng nóng, có nguy cơ khô hạn dòng sông, dòng suối khi thủy điện Đăkring phát điện (dự kiến trước ngày 10/4). Hết mùa nắng hạn là mùa mưa bão, thời tiết không thuận lợi làm ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân Mô Níc từ máy phát điện. Chỉ khi có nguồn điện ổn định, đồng bào H're giữa đồi núi hoang vu mới có cơ hội thoát nghèo nhanh và bền vững.
Hồng Long
Theo Dantri
Cận cảnh cầu treo "3 không" ở Quảng Nam Những cây cầu treo được mệnh danh là "3 không": Không biển báo, không giới hạn tải trọng và cũng không kinh phí duy tu sửa chữa đã tồn tại trong thời gian dài ở các huyện miền núi Quảng Nam. Lãnh đạo tỉnh vừa yêu cầu kiểm tra, báo cáo để sửa chữa. Tỉnh Quảng Nam vừa thành lập đoàn liên ngành...