Xuất hiện thêm một ổ dịch tả lợn Châu Phi
Tại Thanh Hóa vừa phát hiện thêm một ổ dịch ở xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa do có một đàn lợn ốm chết bất thường, dương tính với dịch tả lợn Châu Phi. Đây là ổ dịch thứ 2 xuất hiện ở Thanh Hóa trong những ngày vừa qua.
Lập các chốt kiểm dịch để ngăn chặn lây lan ở Thanh Hóa.
Nguồn tin thông tin từ UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn xã Thiệu Phúc đã xuất hiện một đàn lợn gồm 4 con của gia đình ông Nguyễn Khắc Hùng bị ốm chết bất thường.
Cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc lấy mẫu xét nghiệm và kết quả là dương tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Đàn lợn đã được tiêu hủy và thực hiện các biện pháp tránh lây lan cho các đàn lợn khác trên địa bàn.
Trước đó, cũng tại Thanh Hóa, trên địa bàn xã Định Long, huyện Yên Định đã xuất hiện hiện tượng lợn bị ốm tại gia trại của gia đình ông Lê Văn Thanh (thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định). Chi cục Thú y Thanh Hóa cùng các đơn vị chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dương tính với dịch tả lợn châu Phi, do đó địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn trong gia trại của gia đình ông Lê Văn Thanh.
Ngày 5/3/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Công văn số 2449/UBND-NN gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chi cục Thú y tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc 7 nhiệm vụ nhằm thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, nắm chắc tình hình, tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019, của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công điện số 15/CĐ-UBND ngày 6/9/2018, Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 24/2/2019 và các văn bản khác liên quan.
Video đang HOT
Kiên quyết không để bệnh dịch tả lợn Châu Phi phát sinh thêm trên địa bàn tỉnh; nếu có phát sinh, phải phát hiện sớm, xử lý kịp thời, quyết liệt và triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan.
Địa phương, đơn vị, địa bàn nào không phát hiện kịp thời dịch bệnh, biện pháp xử lý không kiên quyết, quyết liệt, chậm báo cáo dịch bệnh, để lây lan dịch bệnh phát sinh thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã và Chi cục trưởng Chi cục Thú y chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng thú y, khuyến nông cơ sở bám sát địa bàn, tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; huy động mọi nguồn lực mua hóa chất, vôi bột, phương tiện, thiết bị để thực hiện tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh, các loại ve mềm, côn trùng, vật chủ trung gian truyền bệnh.
Hạn chế tối đa người, phương tiện ra vào chuồng, trại, nhất là thương lái và phương tiện vận chuyển thu gom lợn; nghiêm cấm vứt xác lợn bị bệnh, nghi nghiễm bệnh ra ngoài môi trường..
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện kiên quyết, quyết liệt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh.
Kiểm tra, rà soát, tiếp nhận và chuẩn bị đủ lượng hóa chất dự trữ để thực hiện phân bổ, cấp phát bổ sung, kịp thời cho các đơn vị khi xảy ra dịch, bệnh; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác giám sát dịch bệnh, lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán, phát hiện sớm dịch bệnh; kiểm tra hoạt động của các trạm, tổ kiểm dịch động vật theo đúng quy định.
Văn Thanh
TheoThanh tra
Thanh Hóa: Phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ hai, tiêu hủy gấp trong đêm
Sau Yên Định, ổ dịch tả lợn châu Phi thứ hai đã xuất hiện tại Thiệu Hóa, đây cũng là địa phương thứ hai trong tỉnh công bố dịch.
Tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại xã Thiệu Phúc
Ngày 7/3, theo báo cáo của UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) cho biết, vào ngày 5/3, sau khi nhận được báo cáo của UBND xã Thiệu Phúc về việc đàn lợn của ông Nguyễn Khắc Hùng ở xóm 1, xã Thiệu Phúc có 4 con bị ốm chết bất thường, UBND huyện đã chỉ đạo Trạm thú y huyện đấu mối với Chi cục thú y tỉnh kiểm tra lâm sàng, mổ khám, lấy bệnh 3 mẫu gửi đi xét nghiệm.
Đến 22h cùng ngày cho kết quả 3/3 mẫu dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ngay trong đêm, UBND huyện Thiệu Hóa đã phối hợp với chi cục thú y tỉnh Thanh Hóa tiêu hủy toàn bộ đàn lợn của gia đình ông Hùng với tổng 10 con, trọng lượng 880kg. Ngoài ra, hộ ông Hùng cũng tự nguyện tiêu hủy 125 kg thức ăn chăn nuôi, 9 con vịt nuôi cùng chuồng lợn đồng thời tiêu độc khử trùng bằng vôi bột. Đến 1h30 sáng 6/3, toàn bộ công tác tiêu hủy được thực hiện xong đúng quy trình, đúng kỹ thuật.
Cũng ngay trong đêm ngày 5/3, UBND huyện Thiệu Hóa đã lên phương án bao vây, khống chế ổ dịch như thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch; triển khai kế hoạch ngăn chặn ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch; ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi...
Vào sáng 6/3, huyện Thiệu Hóa cũng phát đi thông báo tới các địa phương trong huyện dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn.
Ngoài các biện pháp bao vây, khống chế dịch, huyện Thiệu Hóa cũng thành lập 5 chốt kiểm dịch cấp huyện, 3 chốt kiểm dịch tại xã Thiệu Phúc và chỉ đạo các xã thành lập chốt kiểm soát 24/24 đối với lợn và các sản phẩm từ lợn.
Trước đó, theo báo cáo từ UBND huyện Thiệu Hóa cho biết, ngày 18/1 trên địa bàn huyện đã xảy ra dịch Lở mồm, long móng tại hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Xuân ở xã Thiệu Tâm. Đến ngày 19/1, đã tiêu hủy hoàn toàn 28 con lợn nhiễm bệnh. Đến nay, ngoài Thiệu Tâm, dịch Lở mồm, long móng cũng đã xuất hiện tại các xã Thiệu Đô, Thiệu Phúc, Thiệu Thành, Thiệu Tiến. Tổng số lợn các xã đã tiêu hủy là 306 con.
Như Báo Dân Sinh đã thông tin, từ ngày 15/2, một số con lợn nái của 7 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Định Long, huyện Yên Định có hiện tượng chết bất thường. Sau đó, nhiều con lợn tại đây có biểu hiện lừ đừ, di chuyển chậm và chết rải rác. Ngày 23/2, UBND huyện Yên Định và trạm thú y huyện nhận được tin báo về hiện tượng lợn bị ốm tại gia trại của gia đình ông Lê Văn Thanh ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định.
Ngay khi nhận được tin, Chi cục thú y Thanh Hóa cùng các đơn vị chức năng đã lấy 3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu trên đàn lợn của gia đình ông Thanh và 12 mẫu máu trên đàn lợn của 2 hộ xung quanh..
Đến ngày 24/2, kết quả có 5 bệnh phẩm (3 mẫu phủ tạng và 2 mẫu máu) lấy tại hộ ông Thanh dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi (ASF). Tuy nhiên, không phát hiện thấy vi rút ASF trên 12 mẫu máu trên đàn lợn lấy tại 2 hộ xung quanh.
Cùng ngày, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn trong gia trại của gia đình ông Lê Văn Thanh đồng thời tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại của nhiều hộ dân trên địa bàn, UBND huyện Yên Định đã ban hành quyết định công bố Dịch tả lợn châu Phi tại địa phương theo đúng quy định. Ngoài ra huyện Yên Định cũng lập các chốt trực 24/24 tại mọi tuyến đường vào địa bàn huyện giúp người dân được biết để có biện pháp phòng tránh.
Theo Dansinh
Dịch bệnh sán lợn đang lan nhanh: TP.HCM ngưng nhập heo từ các tỉnh phía Bắc Tình hình dịch bệnh đang diễn biến vô cùng phức tạp và lây lan nhanh buộc các ban ngành liên quan tại TP. HCM có những biện pháp cứng rắn ngăn chặn dịch bệnh. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM đã yêu cầu các lò mổ ngưng nhập heo từ các tỉnh phía Bắc, chỉ nhập từ những vùng an...