Xuất hiện robot AI Việt Nam được nhận định vượt xa Sophia: Biết đọc thơ, giải toán, có cả vị giác và trái tim
Tuy chưa thể tự bước đi, hai cánh tay còn khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt nhưng các nhà sáng tạo Trí Nhân nhận định, robot này chắc chắn sẽ vượt xa Sophia.
Trong một triển lãm Công nghệ giáo dục được tổ chức gần đây, startup Open Classroom đã giới thiệu robot hỗ trợ giảng dạy có tên là Trí Nhân. Đây là sản phẩm robot AI được khai sinh bởi nhà khoa học, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam.
Theo chia sẻ của ông Nam, Sophia – tên gọi của công dân robot đầu tiên trên thế giới có nghĩa là thông thái, khôn ngoan. Lấy cảm hứng từ điều này, nhóm phát triển đã đặt tên cho robot là Trí Nhân, vừa mang nghĩa “trí tuệ nhân tạo”, vừa có nghĩa “con người có trí tuệ”.
Trí Nhân có kích thước như người lớn. Cơ thể được in 3D bằng nhựa PLA, dựa trên dự án mã nguồn mở InMoov. Tuy nhiên, các linh kiện điện tử là khác hoàn toàn, tiết kiệm điện hơn. Năng lượng được cung cấp bởi pin sạc và/hoặc điện lưới.
Ông Phạm Thành Nam – chuyên gia trí tuệ nhân tạo, đồng thời là người sáng lập của Open Classroom Team. (Ảnh: Vietnamnet)
Theo thông tin trên website chính thức của Open Classroom, Trí Nhân có 5 giác quan : thị giác (2 camera trong mắt), thính giác (mảng micro tầm xa), khứu giác (cảm biến chất lượng không khí), xúc giác (các cảm biến áp suất, nhiệt độ và độ ẩm) và “vị giác” (đồng hồ đo điện với cơ chế “chống độc”). Trí Nhân có hỗ trợ không dây cho Wifi 802.11ac, Bluetooth 5, BLE, Bluetooth Mesh, Thread, Zigbee, 802.15.4, ANT và 2.4 GHz.
Robot này có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên (tiếng Việt và tiếng Anh), dịch các từ hoặc câu sang nhiều ngôn ngữ khác, hoạt động đồng thời như một trợ lý hữu ích và một người bạn thân. Trí Nhân có thể cảm nhận cảm xúc, có trái tim trong ngực, và một mô phỏng chuỗi xoắn kép ADN (với mạch “tốt đẹp” và mạch “xấu xa”). Đồng thời, nó cũng có tính năng nhận diện khuôn mặt và đo nhịp tim người đối diện.
Video đang HOT
Trí Nhân cũng được tích hợp với công cụ tìm kiếm Google, có thể giải toán, đọc thơ, thậm chí là trêu đùa với người đối diện.
Tuy chưa thể tự bước đi, hai cánh tay còn khá yếu và chưa có biểu cảm khuôn mặt, hình dạng có khá dữ dằn nhưng các nhà sáng tạo Trí Nhân nhận định, robot này chắc chắn sẽ vượt xa Sophia.
Ngoài mục đích hỗ trợ công nghệ giáo dục, Trí Nhân còn có khả năng điều khiển những thiết bị thông minh trong nhà hoặc ngoài trời, chỉ đạo các robot đơn giản hơn như robot hút bụi, drone,…
Open Classroom cho biết chi phí sản xuất Trí Nhân hiện vẫn còn rất đắt và sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để thương mại hóa, ứng dụng được vào nhiều lĩnh vực ngoài giáo dục như y tế, ngân hàng,…
Ngoài Trí Nhân, Open Classroom Team còn đang phát triển một phiên bản robot nữ với tên gọi Hồng Tâm để phục vụ cho mục đích y tế.
Trí tuệ nhân tạo vẫn chưa có khả năng suy luận như con người
Bài kiểm tra đánh giá trình độ ngôn ngữ tại Đại học Nam California cho thấy trí tuệ nhân tạo (AI) chưa thể soạn những câu văn hợp lý và đúng ngữ cảnh, theo Techxplore.
Khả năng vận dụng ngôn ngữ của AI còn nhiều thiếu sót
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing - NLP) là một nhánh quan trọng của ngành trí tuệ nhân tạo, tập trung vào việc nghiên cứu tương tác giữa máy tính và ngôn ngữ tự nhiên của con người, với mục tiêu giúp máy tính có thể thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến ngôn ngữ.
Trong bài báo công bố vào ngày 16.11 tại hội nghị Phát hiện Phương pháp Thực nghiệm trong Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên (Findings of Empirical Methods in Natural Language Processing - EMNLP), trợ lý giáo sư Xiang Ren và học trò Yuchen Lin trình bày thử nghiệm mới nhất của họ trong lĩnh vực NLP. Hai thầy trò đưa ra một loạt danh từ và động từ rồi giao cho máy tính soạn những câu mô tả tình huống hằng ngày. Chẳng hạn, với tập hợp từ "chó", "đĩa", "ném", "bắt", máy tính đặt câu: "hai con chó ném đĩa vào nhau". Sau nhiều lần thử nghiệm, Xiang Ren và học trò nhận thấy rằng các câu mà máy tính tạo ra đều đúng ngữ pháp nhưng sai logic.
So sánh kết quả đặt câu giữa con người và máy tính. Những câu máy tính đặt là: "Con chó ném đĩa vào cầu thủ bóng đá", "Hai con chó ném đĩa vào nhau", "Một con chó ném đĩa và một con chó khác bắt đĩa"...
Bài kiểm tra này dựa trên giả định rằng trí tuệ nhân tạo vẫn chưa nắm vững những ý niệm thông thường như người ném đĩa và chó bắt đĩa. Mặt khác, một người có khả năng suy luận bình thường sẽ biết rằng hai con chó không thể ném đĩa vào nhau.
Yuchen Lin nhận định: "Robot cần hiểu các kịch bản tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày trước khi thực hiện những hành động tương tác với con người. Con người có được khả năng đặt câu nhờ hiểu và ứng dụng các khái niệm mà họ nhận ra trong môi trường xung quanh. Khi AI đạt được khả năng này thì đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Nhưng chúng tôi muốn kiểm tra xem máy tính có thể đạt được khả năng suy luận phổ quát hay không".
Hiện giờ AI đã có thể viết báo nhưng Yuchen Lin cho rằng chúng chỉ bắt chước từ những gì đã học. Nói cách khác, khả năng suy luận còn quan trọng hơn kiến thức về ngôn ngữ. Nếu không có khả năng suy luận, rất dễ xảy ra những tình huống như chủ nhân yêu cầu robot lấy sữa nóng nhưng robot không hiểu nên lấy một cốc sữa hay cả hộp sữa.
Những bài báo và kiểm tra trắc nghiệm trước đó chưa phản ánh toàn diện khả năng của AI
Hai thầy trò đã tạo chương trình CommonGen để kiểm tra nhiều mô hình máy tính khác nhau. CommonGen tích hợp một tập dữ liệu gồm 35.141 khái niệm, có thể tạo ra 77.449 câu. Ngay cả mô hình ngôn ngữ hoạt động tốt nhất cũng chỉ đạt tỉ lệ chính xác là 31,6%, trong khi đó tỉ lệ này ở con người lên đến 63,5%. Xiang Ren và Yuchen Lin mong rằng chương trình của họ sẽ hỗ trợ các nghiên cứu liên quan đến NLP trong tương lai.
Bộ đôi cũng cho rằng những bài kiểm tra của các nhà nghiên cứu đi trước chủ yếu là làm trắc nghiệm nên không đủ độ khó đối với máy tính. Ví dụ, khi họ đặt câu hỏi là "Người lớn dùng keo dính ở đâu?" với ba đáp án A: phòng học, B: văn phòng, C: ngăn bàn thì các máy tính đều dễ dàng chọn đúng đáp án B. Còn các bài kiểm tra của CommonGen thì đòi hỏi khả năng suy luận phức tạp hơn.
"Bằng cách giới thiệu khả năng suy luận và kiến thức chuyên sâu cho máy tính, tôi tin rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ thấy các AI như Samantha trong bộ phim Her , có thể phản ứng và tương tác với chúng ta một cách tự nhiên", Yuchen Lin chia sẻ.
Sony lấn sân sang thị trường máy bay không người lái Theo nhiều nguồn tin, Sony sắp cho ra mắt máy bay không người lái chuyên nghiệp và công bố thương hiệu Airpeak mới. Nếu mọi thứ suôn sẻ, sản phẩm đầu tiên sẽ được tung ra thị trường vào mùa xuân năm 2021. Trong thời đại ngày nay, lĩnh vực ứng dụng drone ngày càng rộng lớn, lượng người dùng ngày càng nhiều...