Xuất hiện phần mềm độc hại trên Android không thể gỡ bỏ
Mới đây, ZDNet vừa báo cáo về một “chủng” phần mềm độc hại có khả năng tự cài đặt lại khiến người dùng Android gần như không thể gỡ bỏ nó.
Có tên gọi là xHelper, phần mềm độc hại này được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 3 và năm tháng sau đó, nó đã lây nhiễm 32,000 smartphone Android trên toàn thế giới. Con số đó đã đạt 45,000 trong tháng này. Theo Symantec, có 131 smartphone Android mới bị nhiễm mỗi ngày, khoảng 2,400 mỗi tháng.
Được biết, xHelper sẽ tự động hiển thị quảng cáo độc hại trên màn hình smartphone cũng như spam thông báo để mang lại doanh thu cho kẻ đứng sau. xHelper cũng tự động cài những ứng dụng độc hại hoặc chứa quảng cáo từ Google Play vào smartphone bị nhiễm nhằm mục đích ăn tiền hoa hồng.
Video đang HOT
Được biết, xHelper được phát tán chủ yếu bằng phương pháp “chuyển hướng trang web” (web direct), tức khi người dùng truy cập vào trang web này sẽ tự động bị chuyển sang trang web khác. Tại trang web chuyển hướng, người dùng được chỉ dẫn tải xuống ứng dụng không chính thức bên ngoài Play Store. Cuối cùng, các dòng mã ẩn sẽ âm thầm tải phần mềm độc hại xHelper ngụy trang dưới vỏ bọc ứng dụng thông thường.
Các chuyên gia bảo mật cho biết, người dùng Android sẽ không bao giờ thoát khỏi xHelper vì nó sẽ cài đặt lại ngay cả sau khi khôi phục cài đặt gốc. Đây vẫn là một bí ẩn đối với cả Symantec và Malwarebytes. Cả hai đều nói rằng ngay cả sau khi xóa xHelper và vô hiệu hóa tùy chọn cài đặt ứng dụng từ các nguồn không xác định, nó vẫn quay trở lại ngay trên điện thoại của người dùng.
Điều đáng sợ của xHelper là nó có thể đánh cắp thông tin ngân hàng, mật khẩu và thông tin cá nhân khác của người dùng bị nhiễm. Vì vậy, các chuyên gia bảo mật khuyến cáo người dùng nên tải ứng dụng từ Google Play Store và tạo bởi nhà phát triển mà mình biết hoặc hoàn toàn tin tưởng.
Theo FPT Shop
Xuất hiện phần mềm độc hại trên Android đã lấy cắp tiền từ 800,000 tài ngân hàng
Hợp tác với Đại học Kỹ thuật Czech và Đại học UNCUYO, các nhà nghiên cứu an ninh mạng của Avast đã phát hiện ra một chiến dịch hack lớn nhắm vào người dùng Android ở Đông Âu và Nga.
Phương pháp được sử dụng bởi các hacker đến từ một nhóm có tên là Geost và chúng dựa trên sự lây lan của phần mềm độc hại liên quan đến ngân hàng.
Cụ thể, để xâm nhập vào điện thoại thông minh của nạn nhân, hacker khôi phục các ứng dụng hợp pháp trên Play Store để tích hợp một đoạn mã độc. Các ứng dụng bị vi phạm này sau đó được cung cấp để tải xuống trên các cửa hàng ứng dụng Android thay thế. Đây thường là các trò chơi, ứng dụng mạng xã hội hoặc ứng dụng ngân hàng phổ biến.
Sau khi được người dùng tải xuống và cài đặt trên smartphone của họ, phần mềm độc hại sẽ theo dõi tin nhắn SMS nhận được. Do đó, phần mềm độc hại có thể không hoạt động trong vài năm cho đến ngày một tin nhắn SMS từ ngân hàng sẽ được phát hiện. Sau đó, nó sẽ thu thập dữ liệu trái phép (tên tài khoản và mật khẩu) được cung cấp bởi các dịch vụ ngân hàng. Đôi khi phần mềm độc hại này cũng lấy các thông tin chi tiết ngân hàng bằng cách hiển thị một cửa sổ đăng nhập giả. Nếu không để ý, người dùng sẽ nhập thông tin tài khoản cũng như mật khẩu của họ và đó là những gì mà các hacker muốn có. Được biết, phần mềm độc hại có thể bắt chước giao diện của năm ngân hàng ở Đông Âu.
Kể từ năm 2016, các hacker đến từ Geost đã tìm cách đánh cắp hàng triệu Euro từ tài khoản ngân hàng của các nạn nhân. Avast ước tính rằng phần mềm độc hại đã cho phép hacker lấy được 800,000 tài khoản ngân hàng trong ba năm. May mắn thay, công ty bảo mật này gần đây đã thu được nhiều thông tin hơn về các hoạt động của Geost, làm rõ danh tính của hai thành viên trong nhóm. Avast hiện đã chuyển thông tin có giá trị này cho các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, hoạt động của Geost vẫn đang được tiến hành.
Theo FPT shop
Hệ điều hành Windows không còn giữ vị trí "sống còn" trong chiến lược của Microsoft Giờ đây, các phần mềm, ứng dụng và dịch vụ mới là ưu tiên hàng đầu của công ty công nghệ có trụ sở tại Redmond, Hoa Kỳ này. "Hệ điều hành không còn là ưu tiên số một đối với công ty chúng tôi nữa". Là thông điệp mà CEO Microsoft, ông Satya Nadella muốn gửi gắm tại sự kiện phần cứng...