Xuất hiện ‘ổ dịch’ thủy đậu tại TP.HCM
10 học sinh của một trường THCS tại TP.HCM đã mắc thủy đậu, được cơ quan y tế xác định đây là ‘ổ dịch’ thủy đậu đầu tiên tại TP.HCM.
Bệnh thủy đậu thời gian qua không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà còn cả người lớn – Ảnh: Nguyên Mi
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, sáng nay (5.3) cho biết TP.HCM vừa ghi nhận nhiều ca bệnh thủy đậu đầu tiên tại một trường THCS, với 10 học sinh liên tục nhiễm bệnh.
Theo ghi nhận của cơ quan y tế, học sinh đầu tiên của trường xuất hiện triệu chứng bệnh thủy đậu vào khoảng ngày 8.2. Sau đó, liên tục các em khác cùng lớp cũng lần lượt bị bệnh.
Trong vòng từ ngày 22-26.2, đã có thêm 9 ca bệnh thủy đậu tại trường THCS trên. Trong đó, có 8 học sinh cùng lớp với ca đầu tiên, một học sinh lớp bên cạnh.
Video đang HOT
Các học sinh bị bệnh đã được nghỉ học, cách ly, điều trị tại nhà cho đến khi hết hẳn bệnh mới đi học lại.
Đồng thời, cơ quan y tế cũng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh ngăn ngừa bệnh lây lan, hướng dẫn nhà trường khử khuẩn lớp học hằng ngày, tuyên truyền, nhắc nhở học sinh và phụ huynh các biện pháp phòng bệnh.
Với các biện pháp trên, bệnh đã được khống chế lây lan rộng. Đến nay, chưa có thêm ca bệnh thủy đậu mới nào tại trường.
Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, trong hai tháng đầu năm 2014, TP ghi nhận 131 ca thủy đậu, tăng 157% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sĩ Dũng nhắc nhở người dân chú ý phòng bệnh thủy đậu vì trong thời gian này bệnh đang tăng cao. Trong đó, biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là rửa tay; hạn chế tới những nơi công cộng tập trung đông người, đặc biệt với những người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh như trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính. Đối với những người mắc bệnh phải được cách ly điều trị, chỉ đi học, đi làm trở lại khi bệnh hoàn toàn khỏi, tránh lây lan cho người khác. Người chăm sóc với người bệnh cần vệ sinh, rửa tay thật sạch trước và sau khi chăm sóc người bệnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ Dũng cho biết tuần qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đã có thông báo gửi đến các sở y tế tỉnh, thành cho biết sẽ nhập thêm vắc xin ngừa thủy đậu và sẽ có trong thời gian sớm nhất.
Theo TNO
Muỗi hoành hành, sốt xuất huyết gia tăng
Mặc dù đang là mùa khô, nhưng người dân nhiều nơi ở TP.HCM đang khổ sở vì muỗi và đối diện bệnh sốt xuất huyết tăng cao.
Nhiều trẻ mắc SXH điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1 chiều 5.3 - Ảnh: Lương Ngọc
Sốt xuất huyết tăng 20%
Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Sở Y tế TP.HCM vừa có khuyến cáo gửi trung tâm y tế dự phòng các quận, huyện, và các đơn vị của TP về nguy cơ bệnh sốt xuất huyết (SXH) xảy ra nhiều trong tháng 3. Mặc dù đang là mùa khô, nhưng theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Y tế TP, trong 2 tháng đầu năm nay bệnh SXH đã tăng với hơn 1.780 trường hợp mắc phải nhập viện, tăng 20% so với cùng thời điểm năm 2013 (1.335 ca). Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày qua tại Khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bình quân mỗi ngày có 50 - 60 bệnh nhi điều trị nội trú. Theo các bác sĩ, mặc dù là mùa nắng, nhưng khoa vẫn thường xuyên tiếp nhận trẻ mắc SXH.
Muỗi nhiều do công trình xây dựng Ông Nguyễn Lê Đăng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Q.7, cho biết do công trình nâng cấp, lắp đặt cống hộp đường Nguyễn Thị Thập mấy tháng nay bít dòng xả gây nhiều lăng quăng và muỗi nhiều ở hai phường (P.Tân Quy, P.Tân Kiểng). Còn nguyên nhân gây muỗi nhiều ở khu vực cầu Mé (P.3, Q.11) cũng do công trình thi công cải tạo kênh trên địa bàn làm ngăn dòng chảy lâu nay
Điều khiến nhiều người lo ngại là thời điểm này bệnh sởi đang xảy ra nhiều, trong khi bệnh này dễ nhầm lẫn với bệnh SXH. Theo bác sĩ Đinh Anh Tuấn, Phó khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng 1, hai bệnh trên có thể giống nhau thời kỳ đầu của bệnh, đó là triệu chứng sốt. Nhưng sốt ở bệnh sởi thường kèm theo ho, sổ mũi, đỏ mắt; còn sốt do SXH thì thường không kèm những triệu chứng đó, nhưng lại dễ rơi vào sốc nặng ở ngày thứ 4 - 5 của bệnh... Với trẻ nhũ nhi, trẻ dưới 1 tuổi thì không dễ phân biệt giữa hai bệnh.
Dời nhà vì muỗi
Một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh SXH gia tăng là muỗi bùng phát tại nhiều khu vực. Tiếp xúc với chúng tôi, các hộ dân sống ở đường Lạc Long Quân, dọc khu vực cầu Mé (thuộc P.3, Q.11) than những ngày gần đây, cuộc sống, sinh hoạt người dân nơi này rất khổ sở, đảo lộn vì muỗi hoành hành quá nhiều. Ban ngày, trẻ ngồi học cũng phải giăng mùng! Sáng sớm, chiều tối muỗi vo ve như ong, đứng đâu cũng bị muỗi chích...
Tương tự là các khu vực P.Tân Kiểng, P.Tân Quy (Q.7), xã Phước Kiển (H.Nhà Bè); khu vực P.13 (Q.Tân Bình)... Chị Hồng (ở đường C1, P.13, Q.Tân Bình) cho biết: "Năm nay lạ là từ Tết Nguyên đán đến nay, dù trời nắng, khô nhưng muỗi lại rất nhiều, giống như mùa mưa hằng năm vậy".
Khu vực dọc cầu Băng Ky (Q.Bình Thạnh) muỗi cũng bùng phát dữ dội. "Con trai và con dâu tôi phải bồng con của chúng đi khu vực khác thuê nhà ở tạm thời gian để tránh muỗi!", bà Lê Thị Lan Nương, sống sát cầu Băng Ky (P.11, Q.Bình Thạnh), cho biết.
Phát hiện chùm ca bệnh thủy đậu tại trường học Ngày 5.3, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cho biết vừa phát hiện 10 học sinh (HS) mắc bệnh thủy đậu tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), trong đó có 9 HS cùng một lớp. Phía y tế dự phòng phối hợp cùng trường tổ chức ngăn chặn bệnh lây lan: cho HS mắc bệnh nghỉ học; vệ sinh sát khuẩn bàn ghế, phòng học... Bác sĩ Dũng cho biết thêm vừa có một bệnh nhân là người lớn tử vong do bệnh SXH. Bệnh nhân quê An Giang, tạm trú ở Q.8, TP.HCM. Y tế dự phòng TP vẫn đến nơi bệnh nhân tạm trú để điều tra dịch tễ và triển khai công tác phòng chống bệnh. Trong một động thái khác, UBND TP.HCM vừa giao Sở Y tế phối hợp UBND các quận, huyện, phường, xã rà soát, thống kê trẻ dưới 2 tuổi chưa được tiêm, hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi; các đối tượng có nguy cơ cao trong ổ dịch sởi cần được tiêm vắc xin chống dịch theo chỉ định; lập kế hoạch tiêm vét theo đúng quy định.
Theo TNO
Nhập khẩn cấp vaccine phòng thủy đậu Theo thông tin từ Bộ Y tế ngày 20-2, dịch bệnh thủy đậu vẫn tiếp tục lây lan mạnh, không chỉ Hà Nội mà nhiều địa phương khác cũng có số ca mắc tăng nhanh chóng. Do tất cả các điểm tiêm chủng hiện đều đã hết vaccine phòng bệnh này nên Bộ Y tế đang khẩn cấp xét duyệt hồ sơ để...