Xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên tại Hà Tĩnh
Sáng 11-10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 19-9 đến nay, trên địa bàn thôn An Sú (xã Sơn Kim 1, huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuất hiện 2 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue.
Bệnh nhân xác định mắc sốt xuất huyết Dengue đầu tiên là T.V.Q. (sinh năm 1982, trú thôn An Sú, xã Sơn Kim 1, là lao động tự do). Trước đó, ngày 16-9, bệnh nhân T.V.Q. đi từ Lào về Việt Nam.
Đến ngày 19-9, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, với nhiệt độ cao nhất 39,5 độ, đau đầu, chán ăn, đau cơ, mệt mỏi, đau nhức hai hố mắt, chấm xuất huyết. Ngày 21-9, bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An và xét nghiệm xác định NS1 dương tính (sốt xuất huyết Dengue).
Đoàn công tác CDC Hà Tĩnh giám sát véc-tơ truyền bệnh tại thôn An Sú
Đến ngày 4-10, bệnh nhân L.T.L. (1961, mẹ đẻ của bệnh nhân T.V.Q., ở cạnh nhà) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: sốt cao, đau đầu, chán ăn, đau cơ, mệt mỏi đau nhức hai hố mắt, chấm xuất huyết. Sau đó, bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (huyện miền núi Hương Sơn). Ngày 8-10, bệnh nhân L.T.L. được làm xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus Dengue.
Theo ngành chức năng, đây được xác định là ổ dịch sốt xuất huyết Dengue đầu tiên trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ đầu năm đến nay.
Đoàn công tác CDC Hà Tĩnh giám sát véc-tơ truyền bệnh tại thôn An Sú
Video đang HOT
Lãnh đạo CDC Hà Tĩnh đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các thôn tổ chức chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy
Ngay sau khi có thông tin về các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, sáng 10-10, lãnh đạo CDC Hà Tĩnh và khoa chuyên môn đã trực tiếp có mặt tại địa bàn thôn An Sú để kiểm tra, chỉ đạo, phối hợp với ngành y tế, chính quyền địa phương triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống nhằm không để dịch lây lan ra diện rộng.
Lãnh đạo CDC Hà Tĩnh làm việc với Trạm Y tế xã Sơn Kim 1 về công tác triển khai phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Tại đây, ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc CDC Hà Tĩnh đề nghị ngành y tế và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch trên hệ thống loa phát thanh cơ sở; tăng cường công tác giám sát, yêu cầu các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ đến cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị, tuyệt đối không để bệnh nhân tự mua thuốc điều trị tại nhà; giám sát chặt chẽ các hộ dân quanh khu vực nhà bệnh nhân, đánh giá chỉ số véc-tơ, chỉ số mật độ muỗi tại ổ dịch…
Giám đốc CDC Hà Tĩnh cũng đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các thôn tổ chức chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trên toàn xã, trước mắt là tại thôn An Sú. Chủ động thực hiện tốt công tác khám và điều trị cho bệnh nhân.
Lực lượng chức năng tiến hành phun thuốc diệt muỗi khu vực
Trước đó, ngay sau khi xác định 2 ca bệnh mắc sốt xuất huyết Dengue tại thôn An Sú, Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn đã phối hợp với địa phương triển khai giám sát véc-tơ truyền bệnh, hướng dẫn người dân lật úp các phế thải chứa nước xung quanh nhà, tiến hành phun thuốc diệt muỗi cho 20 hộ dân trong bán kính 200m xung quanh nhà có bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue.
Sốt xuất huyết uống nước dừa được không?
Sốt xuất huyết thường gây ra tình trạng sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Do đó, việc bổ sung nước và chất điện giải cho người bệnh sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng.
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát trên cả nước, đặc biệt tại Hà Nội. Chỉ trong một tuần, Thủ đô đã ghi nhận 2.578 ca bệnh và 78 ổ dịch sốt xuất huyết mới.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 70 - 80 ca sốt xuất huyết, trên 30 ca có dấu hiệu cảnh báo, đe dọa diễn tiến nặng. Toàn viện có khoảng 80 bệnh nhân sốt xuất huyết đang trong tình trạng rất nặng.
Dịch sốt xuất huyết vấn đang diễn biến phức tạp, nhiều ca nặng (Ảnh minh họa)
CDC Hà Nội dự báo, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ rơi vào tháng 10, 11. Với diễn biến thời tiết như hiện nay, nhiệt độ hàng ngày dao động trong khoảng 26 - 32⁰C, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát sinh bọ gậy và muỗi.
Kết hợp với việc đã có nhiều ổ dịch, nhiều ca mắc trên địa bàn thành phố, mật độ quần thể muỗi truyền bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao, nhiều điểm vượt ngưỡng dẫn đến nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh... Do đó, tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo, ở giai đoạn đầu sốt xuất huyết ở tại gia đình, mọi người phải theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu có nguy cơ trở nặng. Đặc biệt, một sai lầm rất nguy hiểm là sau giai đoạn đầu của bệnh thấy cắt cơn sốt người dân thường chủ quan nghĩ rằng bệnh đã khỏi. Trong khi đó, thời điểm này mới là giai đoạn bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng cao nhất
"Khi xuất hiện dấu hiệu có nguy cơ trở nặng phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời vì khoảng thời gian điều trị để bệnh nhân hồi phục không có nhiều, chỉ vài tiếng.
Xử lý kịp thời, sau 2-3 ngày bệnh nhân sẽ được ra viện. Nếu giai đoạn này bị bỏ lỡ 4 - 6 tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào tụt huyết áp, sốc, chảy máu không kiểm soát, suy đa tạng...", bác sĩ Cấp nói.
Trong pha 1, giai đoạn 3 ngày đầu bị sốt xuất huyết, hãy hạ sốt, chăm sóc dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước oresol, nước trái cây, nước dừa, đồ ăn loãng như súp, cháo...
Còn ở pha 2, giai đoạn từ cuối ngày thứ 3 - 7, sốt thường đã thoái lui nhưng bổ sung nước vẫn rất quan trọng. Nhiều người thích uống nước dừa, nhưng khi uống nước dừa, lý tưởng cho thêm chút muối.
"Vì nếu nồng độ muối trong máu thấp, không may vào giai đoạn thoát dịch, người có nồng độ natri trong máu thấp, tốc độ thoát dịch cao hơn người khác. Vì thế, khi uống nước dừa, nên cho thêm ít muối để giảm nguy cơ biến chứng thoát dịch ở bệnh nhân sốt xuất huyết", bác sĩ Cấp thông tin.
Nước dừa có tác dụng tốt cho người mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)
Đồng quan điểm, ThS. BS Vũ Mạnh Cường - Phụ trách điều hành khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết, hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, do đó bên cạnh việc điều trị triệu chứng, người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng thật tốt để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
Trong đó, nước dừa là loại nước uống bổ dưỡng, cung cấp vitamin, khoáng chất và các chất điện giải cho cơ thể.
Tuy nhiên, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát nên kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, một chút ít muối để tăng dương tính, khử bớt tính hàn.
Sốt xuất huyết vẫn chưa hạ nhiệt Tuần qua trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 1.378 ca mắc mắc sốt xuất huyết (SXH); trong đó có 2 ca tử vong tại huyện Chương Mỹ và quận Hà Đông. Thăm khám và điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội. Ảnh: TL. * 3 trẻ sơ sinh mắc sốt xuất huyết - Đây là...