Xuất hiện nhiều ca dị ứng nặng với vaccine COVID-19 tại Mỹ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) đang theo dõi cẩn thận các phản ứng dị ứng với vaccine COVID-19 của Pfizer và Moderna, đồng thời yêu cầu các cá nhân bị dị ứng nặng không tiêm mũi thứ hai.
Những người bị dị ứng nặng với vaccine COVID-19 được yêu cầu không tiêm mũi thứ hai. Ảnh minh họa: Reuters
Theo hãng tin Reuters, trong một cuộc họp trực tuyến với báo chí ngày 6/1, cơ quan y tế cộng đồng Mỹ cho biết các phản ứng dị ứng đang xảy ra với tỷ lệ 11,1 người/1 triệu người tiêm vaccine COVID-19. So với vaccine phòng cúm mùa, tỷ lệ dị ứng sau tiêm ghi nhận được là 1,3 người/1 triệu người tiêm.
Cụ thể, đã có 28 người tiêm vaccine do Pfizer phát triển bị phản ứng nghiêm trọng. Ngoài ra, có 1 trường hợp bị sốc phản vệ – tình trạng có thể gây sưng phồng cổ họng và gây khó thở – sau khi tiêm vaccine của Moderna. Các quan chức CDC cho biết sở dĩ có sự chênh lệch lớn giữa hai loại vaccine là do sản phẩm của Pfizer được cấp phép sử dụng sớm hơn.
Video đang HOT
Dù vậy, CDC khẳng định các phản ứng nghiêm trọng với vaccine COVID-9 vẫn “cực kỳ hiếm gặp”, đồng thời nhấn mạnh cần thiết phải tiêm phòng sớm. Virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của trên 357.000 người Mỹ. CDC cho biết thêm đang theo dõi các trường hợp dị ứng vaccine và có kế hoạch cập nhật tình hình hàng tuần trên trang web chính thức.
Cơ quan này cũng kêu gọi những cơ sở tiêm vaccine phải chuẩn bị sẵn nghiệp vụ, không chỉ để chẩn đoán các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, hay còn gọi là sốc phản vệ, mà còn phải biết điều trị cũng như nhận biết khi nào người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để chăm sóc thêm.
Bản báo cáo hàng tuần của CDC đăng ngày 6/1 về tình trạng tử vong hoặc mắc bệnh giữa những người tiêm trong giai đoạn từ 14 – 23/12/2020 đã ghi nhận 21 trường hợp sốc phản vệ trong số 1.893.360 người tiêm vaccine Pfizer. Trong số đó có 71% các ca dị ứng nặng xảy ra ngay trong vòng 15 phút đầu sau tiêm.
Giới chức y tế Anh từng cảnh báo bất kỳ cá nhân nào có tiền sử sốc phản vệ hoặc dị ứng nghiêm trọng với thuốc hoặc thực phẩm không nên tiêm vaccine Pfizer.
Trong bối cảnh thêm nhiều nước ghi nhận biến thể virus SARS-CoV-2 tại Anh với khả năng lây nhiễm cao hơn, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5/1 đã khuyến nghị các bệnh nhân COVID-19 tiêm 2 mũi vaccine của Pfizer với thời gian giãn cách từ 21 đến 28 ngày.
Phát biểu họp báo trực tuyến, ông Alejandro Cravioto – Chủ tịch Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về miễn dịch (SAGE) của WHO, thừa nhận dù hiện thiếu dữ liệu về mức độ an toàn và tính hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng về việc tiêm 2 liều vaccine của Pfizer với khoảng cách 3-4 tuần, song cơ quan này đề nghị các nước hạn chế về nguồn cung đối với vaccine của Pfizer có thể trì hoãn việc tiêm mũi thứ 2 thêm vài tuần để tối đa hóa số người được tiêm mũi đầu tiên. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng mọi quyết định đều để ngỏ tùy thuộc vào tình hình của mỗi nước.
Cũng tại cuộc họp báo, trưởng nhóm chuyên gia kĩ thuật của WHO, bà Maria Van Kerkhove, cho biết hiện không có dấu hiệu biến thể virus được phát hiện ở Nam Phi có khả năng lây lan nhanh hơn biến thể tại Anh.
Thế giới chậm tiến độ tiêm chủng vaccine trong cuộc chiến chống COVID-19
Trên thế giới, nỗ lực tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đang chậm hơn so với cam kết của giới lãnh đạo, ngay cả khi làn sóng lây nhiễm mới bùng phát, với số lượng kỉ lục bệnh nhân nhập viện.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Haxby, miền Bắc Anh ngày 22/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Anh, Thủ tướng Boris Johnson tuyên bố nước này sẽ duy trì đóng cửa cho đến khi hoàn tất chiến dịch chủng vaccine cho 4 nhóm dễ bị tổn thương: Người sống trong trại dưỡng lão và số chăm sóc họ, công dân trên 70 tuổi, các nhân viên y tế, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch và cuối cùng là những người đặc biệt dễ nhiễm bệnh do yếu tố lâm sàng.
Tuy nhiên, để làm được điều đó, tốc độ chủng ngừa sẽ phải đẩy rất nhanh. Bởi 4 nhóm đối tượng này tương đương với khoảng 13,9 triệu người. Kể từ khi khởi động tiêm chủng vào hôm 8/12 đến ngày 27/12, mới chỉ có khoảng 800.000 người Anh được chủng ngừa vaccine. Với việc vaccine của AstraZeneca lần đầu tiên được đưa vào tiêm chủng hôm 4/1, Anh hy vọng sẽ đẩy nhanh được tiến độ, bởi đây là mẫu vaccine không cần điều kiện bảo quản chặt chẽ như của Pfizer hay Moderna.
Tốc độ tiêm chủng ở Anh tuy chậm nhưng vẫn còn vượt xa nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU), nơi mà chiến dịch tiêm vaccine chỉ mới được khởi động vào dịp Giáng sinh vừa qua. Dữ liệu từ 19 nước - trong đó có cả Đức, Pháp, Itay, trên tổng số 27 nước thành viên EU cho thấy mới chỉ có khoảng 500.000 công dân được tiêm ngừa.
Tại Đức, nới mà các biện pháp đóng cửa dự kiện được kéo dài hết tháng 1, mới có khoảng 265.000 người được tiêm ngừa. Tại Italy, tính đến ngày 4/1, con số này là 151.606 người. Tình hình tại Pháp còn tệ hơn, khi mà tuần trước chỉ có 500 người được tiêm ngừa.
Mỹ, tâm dịch lớn nhất thế giới, cũng trong tình cảnh tương tự, khi tỉ lệ tiêm phòng trên tổng dân số kém xa mục tiêu đề ra. Đến nay, có khoảng 4,5 triệu người Mỹ được tiêm ngừa, trong khi giới chức chính quyền liên bang trước đó khẳng định hết tháng 12/2020 phải tiêm chủng được cho khoảng 20 triệu dân.
Chuyên gia dịch tễ: 'Năm 2021 là bài kiểm tra sức chịu đựng thế giới' Tiến sĩ Nicholas Christaki, nhà dịch tễ học, Đại học Yale, cho rằng 2021 vẫn là một năm khó khăn, đến năm 2024 đại dịch mới kết thúc. Đã gần một năm kể từ khi các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện nCoV là nguồn gốc của căn bệnh hô hấp chết người. Đến nay, trên thế giới ghi nhận hơn 1,8...