Xuất hiện loài “quái vật bay” chưa từng thấy ở Liêu Ninh – Trung Quốc
Một loài quái vật hoàn toàn mới, biết bay, đã được các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc – Brazil khai quật từ những phiến đá kỷ Phấn Trắng.
Được đặt tên là Meilifeilong youhao, loài quái vật mới là một phần của Jehol Biota, một hệ sinh thái nước ngọt và trên cạn được bảo tồn trong các lớp đá cổ xưa miền Đông Bắc Trung Quốc.
Chân dung quái vật bay Meilifeilong youhao – Ảnh đồ họa: Maurilio Oliveira
Theo Sci-News, hài cốt của 2 cá thể đã lộ diện ở khu vực hệ tần Jiufotang ở TP Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh – Trung Quốc, nằm giữa lớp đá của kỷ Phấn Trắng sớm, tức từ 125-113 triệu năm trước.
Tuy có sải cánh lên tới 2,16 m như một con chim khổng lồ, nhưng chúng là một loài bò sát.
Hóa thạch quái vật Meilifeilong youhao – Ảnh: Scientific Reports
Các phân tích của nhóm nghiên cứu Trung Quốc – Brazil dẫn đầu bởi TS Xiaolin Wang từ Viện Cổ sinh vật có xương sống và cổ sinh vật học (thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc) cho thấy các quái vật này thuộc họ Chaoyangopteridae.
Chaoyangopteridae là một nhóm dực long kích cỡ trung bình, có mào cao và chủ yếu phân bổ ở châu Á.
Một trong hai mẫu vật được bảo quản trong đá ở tình trạng tốt ngạc nhiên, gồm hầu hết các phần xương trên cơ thể. Nó được coi là hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một loài Chaoyangopteridae từng được phục hồi cho đến nay.
Trong khi đó bộ xương hóa thạch thú hai chỉ bao gồm các phần trước của hàm trên và vòm miệng, thuộc về một cá thể nhỏ hơn.
Tuy nhiên chính các xương vùng miệng là thứ mà các nhà khoa học muốn tìm kiếm, giúp hoàn thành các mảnh ghép còn thiếu về bức tranh Chaoyangopteridae ở châu Á.
Nghiên cứu về các quái vật bay ở Liêu Ninh vừa được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Trung Quốc: Danh tính bất ngờ của quái vật ăn thịt khủng long rồi hóa đá
Hóa thạch 2 quái vật kỷ Phấn Trắng như quấn lấy nhau trong đá núi lửa ở Hệ tầng Yixian (Liêu Ninh - Trung Quốc) vừa tiết lộ những chi tiết rùng rợn và khó tin.
Một thảm họa núi lửa đột ngột của kỷ Phấn Trắng (145-66 triệu năm trước) đã "đóng băng" khoảnh khắc sinh tử của hai quái vật thời khủng long, tạo ra một trong những hóa thạch đáng sợ nhất trong lịch sử cổ sinh vật học.
Hóa thạch kép của hai quái vật kỷ Phấn Trắng được khai quật tại Liêu Ninh - Trung Quốc - Ảnh: Gang Han
Một nhóm khoa học gia quốc tế dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Gang Han từ Trường Đại học Nghề khoa học và công nghệ Hải Nam (Trung Quốc) đã nghiên cứu hai bộ xương để xác định "danh tính" của chúng, cũng như tìm hiểu những gì thực sự xảy ra vào khoảnh khắc cuối cùng đó.
Kết quả còn gây giật mình hơn những gì dự đoán.
Hai bộ xương ngay từ đầu đã cho thấy đó là một con khủng long và một động vật cỡ nhỏ hơn. Nhưng giả thuyết rằng khủng long đang săn mồi đã vỡ vụn: Phân tích mới, vừa được công bố trên tạp chí Science cho thấy con khủng long lớn mới là con mồi của kẻ ăn thịt đáng sợ còn lại.
Con khủng long được xác định là loài Psittacosaurus lujiatunensis, bị cuộn tròn, xương sườn nằm trong cái miệng đầy răng sắc nhọn của kẻ săn mồi.
Hàm có mỏ của con khủng long cũng bị kẹp chặt bởi bàn chân trước của quái vật còn lại, trong khi bàn chân sau bị khóa bởi đùi kẻ địch.
Sự nguyên vẹn đến rùng mình của hai bộ xương cũng giúp các nhà khoa học nhanh chóng xác định được "hung thủ": Repenomamus robustus, một động vật có vú sơ khai.
"Chúng tôi biết rằng Repenomamus robustus có ăn những con Psittacosaur bé hơn, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy bằng chứng về một con vật nóng nảy đã tấn công con mồi lớn hơn nhiều" - tờ Science Alert dẫn lời nhà cổ sinh vật học Jordan Mallon từ Bảo tàng Tự nhiên Canada, thành viên nhóm nghiên cứu.
Khi phát hiện ra điều này, việc đầu tiên họ nghĩ là quái vật nhỏ bé kia đã ăn xác con khủng long.
Thế nhưng phân tích rõ ràng hơn bộ xương khủng long khẳng định không phải vậy, nó hoàn toàn còn sống khi bị ăn, và đơn giản là thua cuộc trong trận chiến sinh tử.
Phát hiện được đánh giá là cực kỳ quan trọng, không chỉ vì tàn tích những động vật có vú của kỷ Phấn Trắng khá ít, mà còn vì nó đã tiết lộ rõ ràng hành vi và năng lực săn mồi của dòng sinh vật tưởng chừng hiền lành nhất kỷ nguyên quái vật này.
Hơn hết, động vật có vú sơ khai chính là nền tảng của động vật có vú hiện đại, vốn đã vượt qua đại tuyệt chủng 66 triệu năm trước và trở thành kẻ thống trị thay cho loài khủng long. Hiểu về chúng, đồng nghĩa với việc hiểu thêm về chính chúng ta.
Bỏ hàng trăm triệu rước 'quái vật' về nhà, người phụ nữ khiến hàng xóm mất ngủ Người phụ nữ bỏ ra 340 triệu đồng tậu mô hình 'quái vật' khổng lồ đặt trong vườn nhưng điều này gây không ít phiền phức cho hàng xóm. Theo Red Star News, một phụ nữ ở Bắc Kinh, Trung Quốc đã bỏ ra 100.000 nhân dân tệ (hơn 340 triệu đồng) để mua một mô hình khủng long cỡ lớn. Mô hình...