Xuất hiện hạch ở nách, dấu hiệu cảnh báo mắc ung thư gì?
Một số bệnh ung thư có nguyên nhân xuất phát từ các hạch nách: như U lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, Ung thư vú, Ung thư hắc tố, bệnh bạch cầu cấp..
Xuất hiện hạch ở nách, dấu hiệu cảnh báo ung thư gì? (ảnh minh hoạ)
BS Nguyễn Việt Cường – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội cho rằng, hạch nách là những hạch bạch huyết nằm tại nách. Ở người bình thường, mỗi bên nách có từ 20 đến 40 hạch.
Theo đó, dịch bạch huyết từ vú, một phần ổ bụng, tay và cổ chảy qua những hạch này rồi nhập vào hệ tuần hoàn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bị dòng bạch huyết đưa tới các hạch. Các tế bào bạch cầu nằm trong hạch bạch huyết sẽ tấn công và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nói cách khác, hạch bạch huyết có tác dụng như một hàng rào bảo vệ cơ thể.
Bình thường chúng ta hầu như không thể sờ thấy các hạch này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hạch nách trở nên tăng kích thước, sưng to và gây đau. Vậy những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?
Theo BS Nguyễn Việt Cường, hạch nách ở trẻ có thể gặp với những bé sau tiêm phòng lao. Một số trẻ nhỏ sau khi tiêm vaccine BCG từ vài tuần đến vài tháng có thể xuất hiện hạch nách bên trái (tương ứng với bên tiêm phòng).
Thông thường những hạch này ít gây đau, sốt, không mưng mủ và sẽ tự khỏi. Một số ít hạch phản ứng sưng to, tấy đỏ, có lúc chảy mủ khiến trẻ sốt, đau và quấy khóc nhiều. Lúc này bạn cần đưa trẻ tới cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để khám và được tư vấn.
Ngoài ra, hạch nách khi bạn bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. BS Nguyễn Việt Cường cảnh báo, đây là nguyên nhân thường gặp nhất, bao gồm cả nhiễm trùng cấp tính và mạn tính.
Tình trạng viêm nhiễm, vết thương ngoài da tại nách và những khu vực lân cận như vú, cánh tay, bàn tay, đều có thể khiến hạch nách sưng to và đau, gọi là hạch phản ứng. Thông thường những hạch này sẽ co lại sau khi nguyên nhân nhiễm trùng được điều trị khỏi hẳn. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài hoặc điều trị không đúng cách có thể dẫn đến áp xe, bên trong chứa mủ và dịch viêm.
Trong trường hợp nhiễm trùng mạn tính, phổ biến nhất là bệnh lao hạch, những hạch này sẽ không biến mất mà tồn tại dai dẳng và có xu hướng tăng lên về số lượng và kích thước, hạch dính với nhau thành chùm, dính vào tổ chức xung quanh gây hạn chế vận động.
Một số bệnh truyền nhiễm khác cũng có thể là nguyên nhân gây hạch như HIV-AIDS, bệnh Brucella, bệnh mèo cào v.v.
Đáng lưu ý, theo BS Việt Cường, một số bệnh ung thư cũng là nguyên nhân xuất hiện hạch nách: như U lympho ác tính Hodgkin và không Hodgkin, Ung thư vú, Ung thư hắc tố, bệnh bạch cầu cấp..
Video đang HOT
“Các hạch tăng kích thước nhưng ít đau, đôi khi kèm theo mệt mỏi kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, vã mồ hôi về đêm, sút cân, có khi tự sờ thấy khối bất thường tại vú . Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng xuất hiện rõ ràng và điển hình”, BS Nguyễn Việt Cường cho hay.
Đa số các hạch xuất hiện do nguyên nhân lành tính thường tự mất sau một thời gian mà không cần có các điều chỉnh hoặc tác động nào. Nhưng cũng không nên vì thế mà chị em chủ quan, việc tự chuẩn đoán bệnh có thể dẫn tới các sai làm về nguyên nhân nổi hạch ở nách dẫn tới các biến chứng và bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Hiện tượng nổi hạch ở nách còn là dấu hiệu báo trước nhiều loại bệnh lí như cơ thể đang có hiện tượng viêm, hoặc đó là biểu hiện của sự xâm lấn các vật thể lạ, virut, vi khuẩn vào cơ thể hay đó cũng có thể là biểu hiện ban đầu của khối ung thư vú.
Để xác định một hạch nách có tính chất ác tính hay không, người ta thường dùng xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) để lấy một số mẫu tế bào và quan sát dưới kính hiển vi, hoặc sinh thiết hạch làm giải phẫu bệnh.
“Triệu chứng nổi hạch nách bao gồm cả nguyên nhân lành tính và ác tính, do đó khi xuất hiện nổi hạch nách sưng đau, hoặc tồn tại trong thời gian dài không biến mất, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa có uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời”, BS Nguyễn Việt Cường khuyến cáo.
Những điều cơ bản nhất bạn cần biết về căn bệnh ung thư dạ dày hiếm gặp
Người phụ nữ này sống rất lành mạnh, nên khi nhận tin mình bị ung thư dạ dày thì cô không thể tin được. Đáng nói đây lại là dạng ung thư dạ dày hiếm gặp và khả năng chữa khỏi hoàn toàn không cao.
Bệnh dạ dày không còn quá xa lạ với nhiều người, nhưng dường như không ít người vẫn còn chủ quan tới những cơn đau dạ dày bất ngờ và thường tặc lưỡi chịu đựng hoặc bỏ qua. Trong nhiều trường hợp như vậy, tế bào ung thư bắt đầu khởi phát và lan rộng, đến khi nó biểu hiện lâm sàng cụ thể thì lúc đó đã quá muộn. Trong trường hợp của cô Liu (36 tuổi) ở Trung Quốc sau đây là một ví dụ.
Cô Liu là một bà nội trợ thông thường, cô không hút thuốc, không uống rượu, nhìn chung thói quen sinh hoạt rất lành mạnh. Thế nhưng vào cuối năm 2019, cô thường xuyên cảm thấy đau nhói ở bụng, mỗi lần ăn cơm xong cô đều nhận ra bụng của mình to bất thường.
Đau dạ dày nhưng trì hoãn đến bệnh viện, người phụ nữ không ngờ mình đã bị ung thư.
Sau 3 tuần trì hoãn, vào tháng 1 năm 2020, cuối cùng cô cũng quyết định đến bệnh viện khám và điều trị. Bác sĩ khuyên cô nên sử dụng máy nội soi dạ dày không gây đau. Ban đầu, bác sĩ nghi ngờ cô phát triển ung thư biểu mô tế bào vòng dạ dày. Tuy nhiên, qua các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy các tế bào ung thư phát triển lên cục bộ cùng với sự di căn của các hạch bạch huyết xung quanh. Đây là dấu hiệu của ung thư xơ cứng dạ dày. Bác sĩ đã đề nghị cô phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Ung thư xơ cứng dạ dày là gì
Ung thư xơ cứng dạ dày là một khối u ác tính của đường tiêu hoá, lần đầu tiên được bác sĩ phẫu thuật người Anh William Brinton phát hiện vào năm 1854. Nó còn được gọi là xơ chai, có tên tiếng Anh là Linitis plastica, một dạng ung thư dạ dày khi toàn bộ dạ dày bị hư hại, trông như một cái chai/lọ bằng da và có xuất huyết. Tình trạng xơ cứng ở đây không chỉ xuất hiện ở mỗi dạ dày mà còn có ở đại tràng và trực tràng.
Ung thư xơ cứng dạ dày là một khối u ác tính của đường tiêu hoá.
Giai đoạn phát hiện ra ung thư thường là vào giữa hoặc cuối, xảy ra nhiều ở nam giới hơn là phụ nữ. Loại tế bào ung thư này sẽ không phát triển như một khối u, cũng không hình thành các vết loét sâu, nhưng chúng sẽ di căn và xâm nhập vào các lớp của thành dạ dày. Khi thành dạ dày trở nên dày và cứng như bề mặt da, các nếp gấp trên niêm mạc biến mất và khoang dạ dày bị thu hẹp lại, lúc này cơ thể sẽ không thể nạp bất cứ thứ gì vào dạ dày khiến chúng bị sưng lên.
Ở giai đoạn muộn, dạ dày của hầu hết bệnh nhân về cơ bản đã mất chức năng nhu động, giống như túi da, do đó nó còn được gọi là "dạ dày túi da".
Triệu chứng của ung thư xơ cứng dạ dày
Mặc dù ung thư xơ cứng dạ dày rất nguy hiểm nhưng các triệu chứng của nó không rõ ràng và khó phát hiện sớm. Trong giai đoạn đầu, hầu hết bệnh nhân thường không có biểu hiện cụ thể, họ chỉ cảm thấy rằng cơ thể mình nếu chỉ ăn một ít thức ăn thì sẽ nhanh no.
Một số bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu ở bụng trên, đầy bụng sau khi ăn, chán ăn, buồn nôn hoặc các triệu chứng tương tự như bệnh loét. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như đau bụng tăng, giảm cân và mệt mỏi sẽ xuất hiện.
Thật không may, hầu hết mọi người sẽ chờ đợi cho tới khi không thể chịu đựng được những cơn đau dạ dày, sụt cân không kiểm soát thì mới tới gặp bác sĩ. Vào thời điểm này, ung thư đang ở trong giai đoạn giữa hoặc cuối, thậm chí di căn hạch đã xảy ra. Đây là lý do mà rất ít người phát hiện ra căn bệnh này trong giai đoạn sớm.
Một số những triệu chứng khác có thể thấy như là:
- Đau dạ dày dai dẳng, sưng hạch bạch huyết ở xương đòn, cổ trướng, bụng phình to. Đây là những triệu chứng của ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa và cuối.
- Người bị tổn thương ở môn vị, sẽ bị nôn sau vài giờ ăn.
- Người bị tổn thương tim có thể gặp chứng khó nuốt và đau sau xương ức.
Ung thư xơ cứng dạ dày được điều trị như thế nào?
Căn bệnh dạ dày này phát triển rất nhanh, hiệu quả điều trị không cao. Thời gian sống sót thường không quá 1 năm nếu ở giai đoạn muộn. Hầu hết bệnh nhân đến nhập viện chữa trị đều tử vong trong vòng từ 3 tháng đến nửa năm.
Do đó, một khi chẩn đoán được xác nhận, điều trị phẫu thuật nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Sau khi một phần hoặc toàn bộ dạ dày đã được cắt bỏ, bác sĩ sẽ kết nối dạ dày, ruột và thực quản với nhau, được gọi là "tái tạo đường tiêu hóa".
Căn bệnh dạ dày này phát triển rất nhanh, hiệu quả điều trị không cao.
Nếu tổn thương nguyên phát đã di căn và không thể cắt bỏ, phẫu thuật giảm nhẹ tình trạng nên được tiến hành. Việc bổ sung hóa trị liệu cũng giúp cải thiện tình trạng và làm khối u phát triển chậm hơn. Tất nhiên, tùy theo từng điều kiện cụ thể của bệnh nhân mà bác sẽ sẽ đề ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Phòng ngừa và phát hiện sớm là ưu tiên hàng đầu đối với căn bệnh này
Tỷ lệ mắc và tử vong của ung thư dạ dày có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, thói quen sống xấu... Những người từng mắc các bệnh như viêm dạ dày teo mạn tính, viêm dạ dày phì đại, polyp dạ dày, loét dạ dày và thiếu máu ác tính thuộc nhóm có nguy cơ cao. Chế độ ăn gồm nhiều muối, đồ ngâm chua, ít ăn trái cây, hút thuốc, uống rượu cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dạ dày nói chung.
Đối với các nhóm nguy cơ cao, nên bắt đầu nội soi dạ dày thường xuyên từ tuổi 40.
Phan Hằng
Phát hiện cách "bật" cơ chế tự hủy ung thư ngay trong cơ thể Nghiên cứu mới của Úc đã tìm ra cách khiến cơ chế apotosis - quá trình tự hủy tế bào, có thể hoạt động mạnh mẽ đối với tế bào ung thư da và quét sạch căn bệnh. Nhóm khoa học gia từ Viện Centenary (Úc) đã tìm ra chiến lược mới để tiêu diệt các ung thư hắc tố, dạng ung thư...