Xuất hiện giấy thông hành giả mạo được bán tràn lan trên mạng với giá 10.000 đồng
Lợi dụng việc các tài xế Grab có ‘ giấy thông hành ra đường giao hàng trong thời điểm giãn cách xã hội mà nhiều người tìm cách lách luật để in giả mạo những tờ giấy này.
Mạng xã hội đang lan truyền việc một số tài khoản rao bán các mẫu thẻ Grab giả chỉ khoảng 10.000 đồng. Đây là hành lách luật tinh vi của một số đối tượng bằng việc buôn bán, trao đổi các mẫu thẻ ‘đi đường’ giả nhằm qua mặt lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát phòng dịch.
Thẻ thông hành giả mạo này được bán với giá 10.000 đồng.
Theo báo Tổ quốc, Sở TT&TT TP.HCM sau khi làm việc với Grab, đơn vị này xác nhận những chiếc thẻ đang được rao bán trên mạng xã hội đều là hàng giả được sản xuất, in ấn nhằm lợi dụng logo và con dấu của Grab được công bố, đăng tải trên trang thông tin điện tử của các cơ quan chức năng.
Đại diện Grab chia sẻ, công ty cũng đã phát đi cảnh báo đến toàn bộ đội ngũ đối tác tài xế, nghiêm cấm hành vi buôn bán, trao đổi, cho mượn hay sao chép ‘thẻ đi đường’, nếu bị phát hiện sẽ ngay lập tức ngừng hợp tác.
Hiện tại, Grab cũng cho biết việc cấp phát thẻ cũng đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng đối tác quá đông và việc tìm kiếm các đơn vị in ấn cũng có không ít trục trặc.
Shipper giao hàng trong đó có Grab được phép hoạt động trong những ngày giãn cách ở TP.HCM.
Trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhóm shipper hay các tài xế xe ôm công nghệ thực hiện hoạt động giao nhận các mặt hàng thiết yếu được Sở Giao thông Vận tải cho phép tiếp tục hoạt động.
Các cơ quan chức năng sẽ nhận diện nhóm shipper qua đồng phục, thùng hàng, nón bảo hiểm, logo doanh nghiệp, giấy thông hành, ứng dụng quản lý đơn hàng để được phép lưu thông trong địa bàn thành phố trong quá trình thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đại diện sở TT&TT, hành vi kể trên là vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của việc làm giả/sử dụng con dấu, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Sở TT&TT cảnh báo các hành vi làm giả, cung cấp, sử dụng các loại giấy đi đường, giấy xác nhận làm việc… để ra khỏi nhà trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 đều sẽ bị điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể theo Điều 341 – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức khi người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Tài xế Grab bị CSGT chặn lại trong mùa dịch, chìa ra một thứ khiến ai thấy cũng xót xa
Cách xử lý tình huống vừa hợp lý, vừa hợp tình của chiến sĩ CSGT mang đến cái kết ấm lòng cho người xem.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã và đang phải thực hiện lệnh giãn cách xã hội rất nghiêm ngặt. Bắt đầu từ ngày 26/7 vừa qua, TP. HCM đã ra chỉ đạo toàn bộ người dân không được ra khỏi nhà từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau. Thế nhưng đằng sau đó vẫn còn nhiều câu chuyện khiến người xem nghẹn ngào như người đàn ông vì miếng cơm manh áo trong trường hợp dưới đây.
Xót xa hình ảnh người đàn ông khoác trên mình bộ đồ cũ kỹ, ướt đẫm mồ hôi, mở chiếc ví mà chỉ còn lại vài tờ giấy vừa mới chuộc xe.
Một người đàn ông trung niên là tài xế Grab bị lực lượng chức năng yêu cầu kiếm tra giấy tờ vì ra ngoài sau 18h. Khoác trên người bộ đồ cũ mèm, ướt đẫm mồ hôi, người đàn ông mở chiếc ví xẹp lép chỉ còn tờ giấy vài ngày trước vừa đi cầm giấy tờ xe, mong cán bộ bỏ qua hoặc phạt nhẹ vì chẳng biết phải xoay sở ra sao để có tiền đóng phạt.
Theo thông tin từ tác giả bài viết, nhân vật trong câu chuyện là chú M. đã nhận đơn hàng đi lấy thùng trái cây giúp một bà cụ già. Có hẹn với nhà xe từ 15h chiều nhưng phải tới hơn 18h chú mới nhận được hàng. Mặc dù biết rõ quy định, chú M. bụng dạ nóng như lửa đốt vẫn cố gắng chờ để lấy hàng về vì đã lỡ ngồi đợi từ chiều và cũng lỡ hứa với bà cụ.
Chú nghẹn ngào chia sẻ với lực lượng chức năng về hoàn cảnh của mình rằng, chú có vợ mà không có con nên hai vợ chồng đã dừng lại mấy năm nay. Chú đang sống một mình, tự làm tự ăn, chỉ dám ở nhà trọ hết 700.000/tháng. Mặc dù đơn vận chuyển đó có vỏn vẹn 80.000, chú vẫn phải cố ngồi đợi suốt mấy tiếng đồng hồ vì hàng đến muộn.
Lắng nghe câu chuyện đau lòng như vậy, các chiến sĩ CSGT cũng không khỏi xúc động và thông cảm. Không chỉ tới giúp chú M. khiêng đồ lên xe để vận chuyển, họ còn biếu chú thêm một khoản tiền hỗ trợ nhưng mất một lúc chú mới nhận. Đồng thời, các cán bộ không quên giải thích cho chú hiểu rõ về quy tắc của Chỉ thị 16 để đảm bảo an toàn cho chính mình và xã hội trong thời buổi dịch bệnh.
Người phụ nữ 'làm loạn' ở chốt kiểm soát dịch giáp ranh Đà Nẵng - Quảng Nam khiến nhiều người bức xúc Người phụ nữ ở Đà Nẵng đi vào Quảng Nam gặp chốt kiểm soát liền lớn tiếng và có thái độ xúc phạm lực lượng làm nhiệm vụ. Một đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại cảnh một người phụ nữ có thái độ chống đối lực lượng làm nhiệm vụ ở chốt kiểm soát dịch khu vực giáp...