Xuất hiện dấu hiệu này có thể con bạn đang bị thiếu kẽm, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé
Trẻ bị thiếu kẽm dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện. Bố mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu điển hình khi trẻ thiếu kẽm để kịp thời bổ sung hiệu quả.
Nguyên nhân nào dễ gây ra tình trạng trẻ bị thiếu kẽm?
Hàm lượng kẽm trong thức ăn bị mất do quá trình chế biến qua nhiệt độ cao
Chúng ta thường được khuyên rằng nên ăn chín uống sôi mới đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định do nấu nướng gây ra, điển hình chính là sau khi dùng nhiệt độ cao để chế biến món ăn, nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bị phá vỡ, thất thoát mà không thể được cơ thể hấp thu.
Trong quá trình nấu nướng có thể làm thất thoát hàm lượng kẽm trong thực phẩm (Ảnh minh họa).
Bạn có thể lựa chọn những nguyên liệu giàu dinh dưỡng khi nấu thực đơn ăn dặm cho trẻ, nhưng trong quá trình này khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất sẵn có, trong đó kẽm lại thường bị mất nhiều hơn cả. Do đó, nếu không bổ sung đầy đủ, lâu ngày có thể khiến trẻ bị thiếu kẽm và nhiều loại dinh dưỡng khác nữa.
Trẻ trở thành đối tượng hút thuốc lá bị động
Trẻ nhỏ đương nhiên không thể hút thuốc nhưng nếu sống trong môi trường mà người xung quanh nghiện thuốc lá, khói thuốc mà trẻ hít vào cũng làm tăng nguy cơ trẻ thiếu kẽm, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện, gây nhiều bệnh tật nguy hiểm khác cho trẻ nhỏ.
Trong khói thuốc có chứa một nguyên tố kim loạn nặng rất độc hại đó là Cadimi, nguyên tố này có ảnh hưởng làm rối loạn kẽm trong quá trình hấp thu và thậm chí là đối kháng nhau. Vì sự phát triển của trẻ, tốt nhất các thành viên trong gia đình nên chủ động cai thuốc lá và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
Bên cạnh vấn đề thực đơn ăn uống của trẻ không khoa học thì một số nguyên nhân do bệnh tật khác như tiêu chảy mãn tính, hội chứng tổng hợp kém hấp thu, các loại xơ nang… đều có thể tác động xấu đến hiệu quả hấp thu kẽm.
Ngoài ra, trong một số loại ngũ cốc có thể chứa nhiều chất xơ thô và axit phytic, gây trở ngại khi cơ thể hấp thu nguyên tố kẽm. Một điểm khác cần chú ý chính là lượng kẽm trong sữa bò có thể tương đương trong sữa mẹ nhưng hiệu quả hấp thu, sử dụng lại không bằng sữa mẹ.
Bố mẹ cần chú ý những dấu hiệu này để kịp thời phát hiện vấn đề trẻ bị thiếu kẽm
Trẻ trở nên biếng ăn
Trẻ bị thiếu kẽm thường sẽ có một biểu hiện khá điển hình chính là không cảm thấy đói khát, do đó mà trẻ rất biếng ăn dù nhìn khái quát bên ngoài thì trẻ không hề có bệnh tật gì. Đáng quan tâm hơn là nếu tình trạng chán ăn này kéo dài sẽ trở thành hội chứng biếng ăn mãn tính, thậm chí có một số trẻ còn sinh ra tật thích ăn vật lạ như giấy, đá sỏi.
Video đang HOT
Biếng ăn là một trong những dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm (Ảnh minh họa)
Sự phát triển chậm hơn rõ rệt so với những trẻ cùng trang lứa
Kẽm có tác dụng thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Do đó, khi cơ thể trẻ bị thiếu kẽm cũng có nghĩa là các hormone này tiết ra cũng ít hơn, chậm hơn, trẻ có xu hướng kém phát triển mà rõ rệt nhất chính là chiều cao thấp bé.
Mặc dù khi trẻ kém tập trung không nhất định là do thiếu kẽm, nhưng nếu có tình trạng này thì không loại trừ khả năng liên quan đến vấn đề thiếu hụt nguyên tố kẽm. Đặc biệt, nếu bạn phát hiện trẻ còn kèm theo chứng biếng ăn thì rất có thể đây chính là dấu hiệu đòi hỏi phải bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ.
Những trẻ bị thiếu kẽm trong thời gian dài thì trí lực cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do thiếu kẽm sẽ khiến số lượng tế bào não bị ít đi, protein hợp thành cũng suy giảm, trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể như năng lực phản ứng chậm hơn so với bạn cùng tuổi.
Thiếu kẽm khiến hệ miễn dịch suy yếu, trẻ dễ bị bệnh hơn (Ảnh minh họa).
Hệ miễn dịch suy yếu
Kẽm trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy hợp thành số lượng các đại thực bào, những tế bào bạch cầu này có vai trò “nuốt chửng” rất nhiều độc tố và tác nhân gây bệnh. Vì vậy, một khi trẻ bị thiếu kẽm cũng có nghĩa là đại thực bào không được tái tạo đủ, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể yếu ớt, dễ bị bệnh mà đặc biệt là cảm mạo.
Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào để hiệu quả và an toàn?
Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm
Thông thường, trẻ sau 4 đến 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi trẻ. Nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện thiếu kẽm thì trước hết có thể bắt đầu cải thiện từ thức ăn hằng ngày.
Bổ sung kẽm cho trẻ hãy bắt đầu từ những món ăn (Ảnh minh họa).
Kẽm trong nguyên liệu từ động vật thường cao hơn thực vật, mẹ có thể sử dụng thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá, gan động vật, đậu phộng, hạt óc chó… kết hợp và xen kẽ nhau một cách đa dạng để tạo thực đơn bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ.
Bổ sung kẽm dạng thuốc khi cần thiết
Nếu tình trạng thiếu kẽm ở trẻ khá nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra tổng các các chỉ số dinh dưỡng cũng như vấn đề bệnh tật nếu có. Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định cho trẻ dùng loại thuốc bổ sung kẽm phù hợp với tình trạng thực tế.
Cho trẻ vui chơi ngoài trời để tăng sức đề kháng và cải thiện thể chất (Ảnh minh họa).
Khuyến khích trẻ vận động
Khi trẻ bị thiếu kẽm hoặc các nguyên tố vi lượng khác cũng sẽ khiến cơ thể thiếu sức sống mà lười hoạt động, dẫn đến trao đổi chất trong cơ thể cũng kém đi, tạo thành cái vòng lẩn quẩn ác tính. Bạn nên tạo cơ hội cho trẻ ra ngoài trời và hướng dẫn trẻ vận động theo thể chất và sức khỏe hiện tại.
Tổng vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh
Đại diện Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế cho biết đã huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên các vùng không ảnh hưởng lũ đi dọn bùn non, vệ sinh đường phố dọc các sông Đông Ba, Bạch Yến, Như Ý sau lũ.
Cô giáo Trường mầm non Kim Thành (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) dọn dẹp vệ sinh sau khi nước rút - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Để chủ động phòng tránh dịch bệnh sau lũ, người dân cần lựa chọn thực phẩm, chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi. Cần rửa chân sau khi lội nước. Dọn vệ sinh xung quanh nhà, thu gom, xử lý các xác vật nuôi.
Bác sĩ Trương Như Sơn
Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Huế cũng phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế dọn vệ sinh các tuyến đường ngập sâu. Ngoài cào bùn non, dọn rác, các chiến sĩ và công nhân hỗ trợ xịt nước, quét dọn trả lại đường phố sạch đẹp như trước.
Dọn bùn non
Ngày 22-10, Huế có mưa phùn, se se lạnh, bầu trời âm u. Các xã thấp trũng, rốn lũ hơn 2 tuần qua như Hương Toàn, Hương Phong, Hương Vinh (thị xã Hương Trà), Quảng An, Quảng Thành (huyện Quảng Điền), Phong Sơn, Phong Bình, Phong Chương (huyện Phong Điền) nước đã hạ nhiều so với hôm qua.
Một số thôn của các xã vẫn còn ngập nước, người dân phải dắt xe hoặc lội bộ để đi làm. Toàn bộ học sinh các cấp học ở thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền, Phong Điền vẫn chưa thể đi học.
Tranh thủ nước lũ đang rút, hôm qua người dân vùng lũ tại Thừa Thiên Huế bắt tay dọn dẹp vệ sinh đường sá, khuôn viên trường học, nhà cửa.
Tại xã Hương Phong, nơi được xem là rốn lũ nặng nhất của Thừa Thiên Huế, nằm ở hạ lưu 2 dòng sông Bồ và sông Hương, người dân bắt đầu dọn bùn, lau chùi bàn ghế, đồ đạc bị ngâm nước nhiều ngày.
Có lẽ công việc khó khăn nhất là cào lượng bùn non khá lớn dính vào đồ đạc, nằm sâu trong góc nhà. Hơn 10 thầy giáo Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên (xã Hương Phong) cũng bơm nước, cào lớp bùn non ở sân trường, dọn vệ sinh khuôn viên trường để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường.
"Do đường về trường còn ngập, các thầy cô giáo ở xa chưa về được nên chỉ có khoảng 10 thầy giáo ở địa phương dọn dẹp trước, với phương châm nước lũ rút tới đâu dọn dẹp tới đó vừa tận dụng được nước vừa đỡ mất công sức.
Hầu hết các bàn học ở tầng 1 đều ngập lũ nên chúng tôi phải giội nước, lau chùi, đợi trời nắng sẽ mang ra phơi" - thầy Trương Hữu Nghệ, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Khoa Thuyên, cho biết.
Ông Phan Hữu Vinh, phó chủ tịch UBND xã Hương Phong, cho biết công việc cấp bách nhất hiện nay của xã là cứu trợ khẩn cấp lương thực, nước uống cho bà con các thôn bị cô lập, bà con bị thiệt hại nặng trong trận lũ.
Ngoài ra, Đoàn thanh niên, lực lượng công an xã, xã đội... sẽ hỗ trợ người dân dọn dẹp vệ sinh sau lũ. "Những khu vực tập trung đông người, cấp thiết như chợ, công viên, trường học, trụ sở cơ quan sẽ được dọn dẹp vệ sinh môi trường sớm.
Do xã nằm ở hạ nguồn 2 con sông nên lượng rác trôi theo nước lũ tập kết ở xã lớn. Nhiều tuyến đường nước hạ còn bùn non, lục bình, rác rất nhiều", ông Vinh nói.
Còn tại phường Hương Vinh (thị xã Hương Trà), dù nằm giáp ranh trung tâm TP Huế nhưng đến hôm qua nhiều tuyến đường qua phường Hương Vinh vẫn còn ngập. Từ khi nước vừa rút ra khỏi nhà, bà con đã tranh thủ dọn bùn non, lau chùi đồ đạc.
Cần tổng vệ sinh
Lũ ngâm nhiều ngày, thời tiết mưa liên tục kèm theo không khí lạnh tăng cường khiến nhiều người dân ở vùng lũ Thừa Thiên Huế lo ngại bệnh sau lũ.
Bà Võ Thị Nhàn (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) cho biết nước lũ ngập hơn 2 tuần mới rút ra khỏi sân. Con đường hẻm dẫn vào nhà bà nước vẫn ngập, mỗi lần đi chợ, đi nhận quà cứu trợ đều phải lội nước. "Nước lụt ứ lại rất bẩn.
Trời tạnh hai hôm nay rồi, giờ nước ngập toàn rác, xác động vật chết, dầu xe loang rất độc hại. Cứ ngày có việc phải lội ra đường, về nhà tôi phải dùng nước mưa giội qua nhưng vẫn ngứa", bà Nhàn cho biết.
Cũng giống như bà Nhàn, nhiều người dân vùng rốn lũ ở Huế hơn 2 tuần qua đang đối diện với nhiều nguy cơ bệnh dịch sau lũ.
Không chỉ các bệnh da liễu, do thiếu nước sạch, mất điện, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn trong lũ nên các bệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, dạ dày hay đau mắt đỏ cũng xảy ra nhiều.
Bác sĩ Trương Như Sơn, giám đốc Bệnh viện Phú Vang (Thừa Thiên Huế), cho rằng sau lũ các vùng còn đọng nước chưa kịp thoát chứa rất nhiều tạp chất ô nhiễm.
Các địa phương cần nhanh chóng tổng vệ sinh môi trường, dọn rác, chôn xác động vật. Đặc biệt người dân hạn chế lội nước nếu không cần thiết, dặn dò trẻ nhỏ cẩn thận với nước, không chủ quan khi lũ đã rút.
Cần nhất phải đủ nước sạch
Các bệnh dễ mắc phải trong những ngày trong và sau lũ như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn...
Trong các gói hàng hóa cứu trợ cho đồng bào vùng lũ lụt hiện đang chú ý nhiều đến thực phẩm ăn liền, nhưng các chuyên gia khuyến cáo quan trọng nhất là có đủ nước sạch và phải uống nước đã được lọc sạch, đun sôi để phòng bệnh.
5 biện pháp phòng bệnh mùa mưa bão Ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh tay chân, mắc màn khi đi ngủ và cố gắng giữ cho cơ thể luôn được khô ráo là những biện pháp phòng bệnh trong mùa mưa bạn cần nhớ. Uống nước đun sôi Những ngày mưa bão, vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và lây lan trong nước để gây bệnh. Vì...