Xuất hiện cụm Covid-19 mới: Bắc Kinh phong tỏa 1 phần, đóng cửa chợ
Sau khi xuất hiện các ca Covid-19 mới, chính quyền Bắc Kinh quyết định phong tỏa một số khu vực và đóng cửa 1 trong các chợ đầu mối lớn nhất thành phố.
Một số khu vực ở Bắc Kinh đã bị phong tỏa ngày hôm nay (13/6) sau khi xuất hiện 6 ca Covid-19 mới, làm dấy lên nỗi lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Người dân ở 11 khu dân cư tại quận Phong Đài, thành phố Bắc Kinh đã bị cấm rời khỏi nhà sau khi hầu hết các ca mắc mới có liên hệ với một khu chợ gần đó, các quan chức thành phố cho biết trong một cuộc họp báo.
Bắc Kinh đã xuất hiện ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng sau gần 2 tháng. Bệnh nhân này đã tới chợ Tân Phát Địa vào tuần trước và không đi lại ra ngoài thành phố trong thời gian gần đây.
Thành phố Bắc Kinh cũng đã đóng cửa chợ Tân Phát Địa – chợ đầu mối chuyên các mặt hàng nông sản có quy mô giao dịch lớn nhất Bắc Kinh, thậm chí là châu Á vào 3h (giờ địa phương) ngày hôm nay nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch Covid-19. Động thái trên diễn ra sau khi một số nhân viên trong chợ dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Các nhà chức trách Bắc Kinh cho biết hơn 10.000 người ở chợ Tân Phát Địa sẽ được xét nghiệm axit nucleic. Chính quyền thành phố này cũng cho biết sẽ tăng cường giám sát các khu chợ tại đây
Mỹ giảm nhân viên y tế ở Trung Quốc trước khi Covid-19 bùng phát
Chính quyền Trump cắt giảm hơn 2/3 nhân viên tại cơ sở y tế công cộng quan trọng ở Trung Quốc trước khi Covid-19 bùng phát tại nước này.
Hầu hết việc cắt giảm diễn ra tại văn phòng Bắc Kinh của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) trong hai năm qua, theo tài liệu công khai của CDC mà Reuters có được và cuộc phỏng vấn với 4 người am hiểu vấn đề.
CDC có trụ sở tại Atlanta, thuộc bang Georgia của Mỹ, là cơ quan phòng chống dịch bệnh hàng đầu của Mỹ, hỗ trợ y tế công cộng cho các quốc gia trên thế giới và phối hợp với họ để giúp ngăn chặn sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm lây lan toàn cầu. Cơ quan này đã hoạt động tại Trung Quốc 30 năm qua.
Số lượng nhân viên của CDC tại Trung Quốc đã giảm từ 47 xuống còn 14 người từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức tháng 1/2017, tài liệu cho thấy. Bốn nguồn tin giấu tên nói rằng những người được rút về bao gồm các nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế.
"Văn phòng CDC tại Bắc Kinh bây giờ chỉ còn là cái vỏ của chính nó", một nguồn tin cho biết. Người này là quan chức Mỹ làm việc ở Trung Quốc tại thời điểm nhân viên CDC Bắc Kinh bị rút về nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các quan chức cấp cao tại buổi họp báo về Covid-19 ở Nhà Trắng hôm 20/3. Ảnh: Reuters.
Ngoài ra, Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), chương trình cứu trợ toàn cầu có vai trò giúp Trung Quốc theo dõi và đối phó dịch bệnh, cũng đóng cửa các văn phòng ở Bắc Kinh dưới thời Trump. Trước khi đóng cửa, mỗi văn phòng đều có một quan chức Mỹ. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) còn rút khỏi Trung Quốc quan chức quản lý chương trình giám sát dịch bệnh động vật vào năm 2018.
Các nguồn tin cho rằng những chuyên gia y tế, nhà khoa học và chuyên gia khác bị rút về Mỹ đều là những người có thể giúp Trung Quốc phản ứng với Covid-19 cũng như cung cấp cho chính phủ Mỹ nhiều thông tin hơn về những gì sắp xảy ra. Chính quyền Trump hồi tháng 2 chỉ trích Trung Quốc vì kiểm duyệt thông tin dịch bệnh và không cho chuyên gia Mỹ vào nước này để hỗ trợ chống Covid-19.
"Các chuyên gia Mỹ đã có nhiều hoạt động ở Trung Quốc, nhưng họ bị rút về dưới thời Trump, trong đó có những người phải về nước vài tháng trước khi dịch bệnh bùng phát", một trong những người chứng kiến việc rút nhân viên y tế Mỹ cho hay. "Rất có thể việc rút nhân viên này đã khiến thảm họa dễ xảy ra hơn hoặc khó ứng phó hơn".
Nhà Trắng từ chối bình luận hoặc trả lời câu hỏi liên quan đến việc Mỹ rút nhân viên tại Trung Quốc. CDC không trả lời các câu hỏi chi tiết về việc cắt giảm, song khẳng định số lượng nhân sự không cản trở phản ứng của Mỹ đối với Covid-19. "Có rất nhiều yếu tố dẫn đến quyết định liên quan vấn đề nhân sự", CDC cho biết.
Một số chuyên gia y tế cho rằng việc có nhiều nhân viên CDC bên trong Trung Quốc khó tạo ra khác biệt trong việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Trung Quốc đã bị cáo buộc không cho quan chức y tế công bố thông tin dịch bệnh ngay khi nó khởi phát ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc.
"Vấn đề là ở Trung Quốc, không phải do chúng tôi không có nhân viên CDC ở đó", Scott McNabb, cựu chuyên gia dịch tễ học của CDC, hiện là giáo sư nghiên cứu của Đại học Emory, cho biết. Ông cho rằng việc Trung Quốc che giấu thông tin là thủ phạm chính trong sự lây lan của đại dịch, tới nay đã khiến hơn 470.000 người nhiễm và hơn 21.000 người tử vong.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng từ chối bình luận về thông tin Mỹ rút nhân viên y tế khỏi Bắc Kinh.
Việc rút bớt nhân viên Mỹ ở Trung Quốc diễn ra trong lúc quan hệ song phương căng thẳng vì chiến tranh thương mại, khiến hai nước áp thuế với hàng tỷ USD hàng hóa nhập khẩu.
Quan chức Mỹ - Trung đang đổ lỗi cho nhau về kiểm soát Covid-19. Trump gọi nCoV là "virus Trung Quốc", trong khi một số quan chức Trung Quốc cáo buộc quân đội Mỹ đưa virus đến Vũ Hán. Trung Quốc dường như đã kiểm soát được dịch bệnh và đang cố khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu bằng cách viện trợ cho Italy và các nước khác, trong khi Mỹ đang chật vật ứng phó và có nguy cơ trở thành tâm dịch toàn cầu mới.
Huyền Lê
Cách làm của TQ để ngăn đợt dịch Covid-19 bùng phát lần 2 Theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn có nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 2 ngay tại Bắc Kinh khi nhiều ca nhiễm "nhập khẩu" được phát hiện. Nếu dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng ở thủ đô - trung tâm chính trị, văn hóa với số lượng lớn người từ vùng khác tới - đợt bùng...