Xuất hiện bùn đen cạnh dự án lấn biển Quy Nhơn
Những ngày qua, bùn đen và rác sinh hoạt bị sóng đánh dạt vào bờ, kéo dài thành vệt ở bãi biển Quy Nhơn.
Dọc bãi biển Quy Nhơn (Bình Định) từ khu vực mũi Tấn đến tượng đài Chiến Thắng gần đây xuất hiện nước biển đục ngầu, màu đen kéo thành vệt dài liên tục tấp vào bờ.
Mỗi ngày, Công ty CP Môi trường đô thị TP.Quy Nhơn phải huy động 12 công nhân cùng các phương tiện chuyên dụng để thu dọn rác sinh hoạt dọc bãi biển Quy Nhơn.
Nước biển Quy Nhơn ở vị trí gần bờ trở nên đục ngầu.
Sáng 3.6, trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Nên Danh, Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị TP.Quy Nhơn cho hay, trung bình mỗi ngày công nhân thu gom và mang đi xử lý khoảng hơn 1,5 tấn rác dọc bãi tắm.
“Đây chủ yếu là rác sinh hoạt của người dân ở đầm Thị Nại trôi ra biển rồi gặp sóng tấp vào bờ. Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ thu gom rác, còn bùn cát đen ở dưới biển thì lâu nay không có thu hồi xử lý”, ông Danh cho hay.
Video đang HOT
Vệt đen kéo dài trên bãi biển Quy Nhơn gây mất cảm tình với du khách.
Theo lãnh đạo TP.Quy Nhơn, việc xuất hiện bùn liên quan đến dự án đổ đất lấn biển trước đây.
Trong khi đó, ông Ngô Hoàng Nam, Chủ tịch UBND TP.Quy Nhơn (Bình Định), cho rằng, do bùn hữu cơ lắng đọng theo các sông đổ về khiến nước biển bị đục, bãi biển xuất hiện vệt đen kéo dài.
“Cái này một phần liên quan đến một dự án đổ đất lấn biển trước đây. Họ đổ đất nhưng nhiều năm rồi chưa triển khai xây dựng. Tỉnh đang cho kiểm tra và nhờ đơn vị tư vấn đánh giá lại, tính phương án nạo vét thành vòng cung để dòng chảy đưa bùn ra ngoài vì khu đất đã chặn dòng chảy không đưa bùn trong bờ ra được. Trước mắt, chúng tôi giao nhiệm xử lý rác cho công ty môi trường, còn bùn thì rất khó vì xuất hiện theo dòng chảy, cần giải pháp lâu dài”, ông Nam nói.
Xà bần, rác thải ứ đọng tại khu vực đổ đất lấn biển trước đây.
Theo Danviet
Bình Thuận đề xuất dùng bùn nạo vét Vĩnh Tân để 'lấn biển'
Lo ngại ô nhiễm môi trường, tỉnh Bình Thuận kiến nghị Trung ương xem xét, chỉ đạo trong việc nhận chìm bùn nạo vét xuống biển.
Ngày 24/7, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết Tỉnh ủy đã có văn bản gửi Ban bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng về việc xin ý kiến chỉ đạo vụ nhận chìm bùn nạo vét ở Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 và Tổng công ty phát điện 3 (Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4).
Ông Hùng cho biết, ngoài gần một triệu m3 bùn nhận chìm đã được cấp phép cho Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thì Tổng công ty phát điện 3 đang làm thủ tục xin phép nhận chìm thêm 2,4 triệu m3 vật chất.
"Để tránh ảnh hưởng môi trường, chúng tôi kiến nghị xem xét có thể sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi lấp, phục vụ các công trình lấn biển. Giải pháp này cũng phải qua các khâu đánh giá tác động môi trường kỹ càng, nhưng nó có tính ưu điểm là có kè, nhốt vật chất lại, khỏi lây lan cho vùng biển khác", Bí thư tỉnh Bình Thuận nói.
Vũng quay tàu trước nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1. Ảnh: Phước Tuấn.
Theo ông Hùng, Bình Thuận đang phối hợp với Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 triển khai việc nhận chìm gần một triệu m3 bùn theo giấy phép của Bộ Tài nguyên. Tuy nhiên, trước nhiều thông tin trái chiều xung quanh vấn đề này, đặc biệt ý kiến của một số nhà khoa học nên Tỉnh ủy muốn xin ý kiến Trung ương.
"Mong muốn của tỉnh là vụ việc sẽ được xử lý đúng mức, toàn diện, khoa học, khách quan để giải thích rõ cho cộng đồng dân cư hiểu, thực hiện tốt vấn đề trên. Trước khi Tỉnh ủy có văn bản thì UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng và các Bộ ngành liên quan xem xét, có hướng xử lý", ông Hùng nói.
Trước đó, Bộ Tài nguyên cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần một triệu m3 bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Khu vực biển nhận chìm có diện tích 30 ha, cách Hòn Cau 8 km và nơi nhận chìm độ sâu lớn nhất là -31 đến -36 m.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học lo ngại có thể xảy ra "thảm họa môi trường" nếu việc nhận chìm được triển khai, đồng thời cho rằng đơn vị tư vấn đã mạo danh một số người trong hồ sơ thẩm định để xin phép Bộ Tài nguyên Môi trường.
Phước Tuấn
Theo VNE
Tạm ngưng dự án xả nước đen ngòm ra biển Bình Thuận Nước thải trực tiếp ra biển có màu đen ngòm là do nguồn nước nạo vét trước cảng cá La Gi bị ô nhiễm. Dự án nạo vét này đã bị tạm ngưng. Ngày 26.2, UBND tỉnh Bình Thuận có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy liên quan đến việc dự án xả nước thải đen ngòm thẳng ra biển tại khu...