Xuất hiện bệnh lạ gây hoang mang ở Ấn Độ
Hơn 650 người dân ở thị trấn Eluru, Ấn Độ mắc phải một căn bệnh bí ẩn mà các y bác sĩ, nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Nhiều nông dân tụ tập vào lúc Mặt Trời dần khuất, ánh nắng xế chiều nhuộm vàng những cánh đồng lúa. Họ truyền tai nhau về một người nữa vừa ngã bệnh vào đêm hôm trước. Đó chỉ là một trong hàng trăm trường hợp khác nhau ở Eluru, một thị trấn tại bang Andhra Pradesh, gần bờ biển phía Đông Nam của Ấn Độ đã bị mắc phải một căn bệnh lạ, theo Washington Post .
Tính từ tháng 12/2020, hơn 650 người dân ở Eluru xuất hiện triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu, co giật, sùi bọt mép. Tuy nhiên, các quan chức y tế Ấn Độ cho biết các bệnh nhân thường phục hồi nhanh, ít khi có các triệu chứng bệnh kéo dài.
Hoàng hôn ở Komirepalle, ngôi làng xuất hiện căn bệnh bí ẩn ở Ấn Độ, Ảnh: Washington Post.
Các nhà khoa học khẳng định căn bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân gây bệnh là do một loại độc tố nào đó chưa xác định được.
Căn bệnh bí ẩn
Vụ việc này dấy lên quan ngại về những vấn đề môi trường ở Ấn Độ cũng như câu hỏi liệu những biện pháp bảo vệ của chính phủ có thực sự thỏa đáng. Ngoài ra, các nhân viên y tế phát hiện người dân trong khu vực đang phải đối mặt với một loạt nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
“Có nhiều manh mối về nguồn gốc của căn bệnh này, tuy nhiên, không thể khẳng định cái nào là bằng chứng xác đáng. Cho đến nay, căn bệnh này vẫn là một bí ẩn”, chuyên gia thần kinh học B. Chandrasekhar Reddy, từng là thành viên hội đồng điều tra vụ việc, cho biết.
Với hơn 200.000 nhân khẩu, thị trấn Eluru được bao quanh bởi những nông trường, những đường phố tấp nập xe kéo rơ moóc, môtô, ôtô các loại và người bán hàng rong.
P. Nagajyothi, một bà mẹ 28 tuổi ở thị trấn Eluru, nhớ lại cô đã bất tỉnh khi đang đứng ở một khoảng sân nhỏ trong nhà. Khi tỉnh lại, cô thấy mình đã nằm trên giường. Nagajyothi đã cắn lưỡi nhiều lần, việc này khiến cô ăn uống rất khó khăn trong một tuần sau đó. Cô không biết vì sao mình bị bệnh. Cô nghi ngờ nước là nguyên nhân vì thỉnh thoảng thấy nước từ các đường ống có mùi lạ và màu nâu. Tuy nhiên, cô cũng tự hỏi: “Nếu nước là vấn đề, thì tất cả phải bị đổ bệnh chứ, phải không?”.
Video đang HOT
Cô P. Nagajyothi, 28 tuổi, một bà mẹ hai con sinh sống ở thị trấn Eluru. Ảnh: Washington Post .
K. Bhavani, 25 tuổi, đến làng Pulla cùng với Harsha, đứa con trai 3 tuổi, hồi đầu tháng để thăm họ hàng. Khi người dì đang nấu sữa cho Harsha một buổi sáng, đột nhiên Harsha bắt đầu run rẩy và sùi bọt mép. Khi làm thủ tục nhập viện cho con, cô Bhavani lai đột nhiên ngất xỉu và co giật. Khi tỉnh lại, cô thấy mình đang được truyền thuốc và không hiểu vì sao mình là người nằm trên giường bệnh. Cô chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ có vấn đề về sức khỏe, chưa bao giờ”.
Giám đốc Bệnh viện Eluru, ông A.V.R. Mohan, cho biết: “Tôi đã sợ đó là do một loại virus mới. Tuy nhiên, những xét nghiệm virus hoặc nhiễm vi khuẩn đều cho ra kết quả âm tính”.
“Những bệnh nhân gây ra nhiều vết thương khác nhau khi lên cơn động kinh. Thậm chí đã có 4 người chết, tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy ca tử vong này là do bệnh động kinh gây ra”.
Vào tháng 1/2021, người dân ở các làng Komirepalle và Pulla nằm ở phía Đông Bắc của thị trấn Eluru, cũng bắt đầu xuất hiện bệnh lạ này.
Đâu là nguyên nhân của căn bệnh?
Trong những ngày đầu tiên bùng phát bệnh, mọi người đều đổ dồn vào tìm kiếm nguyên nhân. Người ta cho là do vấn đề vệ sinh, đường ống, hóa chất trong nước, thuốc trừ sâu trong thức ăn, nhiễm kim loại nặng hay thậm chí là do các biện pháp diệt muỗi do chính phủ thực hiện.
Nhiều chuyên gia từ hàng chục tổ chức khác nhau, từ Viện Khoa học quốc gia cho đến Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến thị trấn này. Họ lấy mẫu hầu như tất cả, từ máu, dịch tủy, nước tiểu của người bệnh, sữa, cỏ, gạo, cá, cà chua, cà tím, thậm chí đến cả không khí.
Trung tâm y tế thị trấn Eluru, nơi tiếp nhận hơn 650 bệnh nhân nhập viện vì căn bệnh lạ. Ảnh: Washington Post.
Một ủy ban chuyên gia đã tiến hành kiểm tra và báo cáo kết quả điều tra về căn bệnh mà họ tạm gọi là “cơn co giật đột ngột chưa rõ lý do” ở Eluru. Các chuyên gia còn xét nghiệm các trường hợp sốt suất huyết và nghi nhiễm Covid-19, tuy nhiên, kết quả không có gì bất thường.
Một số chuyên gia phát hiện hàm lượng kim loại nặng như chì và niken có trong một số mẫu máu khá cao. Bên cạnh đó, hàm lượng thủy ngân có trong gạo và các mạch nước ngầm vượt ngưỡng cho phép 26 lần. Mặc dù các kim loại nặng có thể gây tổn thương não và thận về lâu dài nhưng chúng lại không có khả năng gây ra triệu chứng co giật.
Một số khác lại tập trung vào hóa chất nông nghiệp. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Ấn Độ ở Hyderabad, thuốc diệt cỏ được tìm thấy trong cà chua và cà tím. Ngoài ra, các cán bộ của Viện Dinh dưỡng cũng tìm thấy thuốc trừ sâu triazophos trong một số mẫu nước gia đình.
Ông Bhaskar Katamneni, quan chức y tế bang Andhra Pradesh, cho biết: “căn bệnh này có thể là do ngộ độc thuốc trừ sâu. Những nông trường quanh thị trấn Eluru đã sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, và có lẽ, chúng đã ngấm vào nguồn nước”.
Tuy nhiên, một số bác sĩ, bao gồm Giám đốc bệnh viện Eluru A.V.R. Mohan, cho biết các triệu chứng lâm sàng không phù hợp với ngộ độc loại hóa chất đó.
Những người nông dân ở Komirepalle, hai trong số họ mắc phải căn bệnh “bí ẩn”. Ảnh: Washington Post.
Ở Komirepalle, một ngôi làng với 200 hộ dân, nhiều người vẫn bàng hoàng về những gì đã xảy ra với họ và hoang mang không biết làm cách nào để tự bảo vệ bản thân.
Anh Raju, một người nông dân trong làng, từng trải qua căn bệnh bí ẩn, bộc bạch: “Tôi sợ lắm. Làm sao tôi biết vì sao những chuyện như vậy lại xảy ra với tôi?”.
Sự thực cụ ông ăn sống đất đá hàng ngày để chữa đau bụng
Cụ ông cho biết đã bắt đầu sở thích này từ năm 1989 đến nay để giảm bớt chứng đau bụng.
Một cụ ông 80 tuổi sống tại ngôi làng nhỏ ở bang Maharashtra, Ấn Độ, đã trở nên nổi tiếng nhờ sở thích và thói quen ăn đá cuội và đất sét. Đó là ông Rambhau Bodke đến từ làng Adarki Khurd, được dân làng gọi là "người kỳ lạ".
Trung bình mỗi ngày ông ăn khoảng 250 gram đá cuội với nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Theo lời kể của ông Bodke, thói quen bất thường này bắt đầu vào năm 1989. Khi đó, ông bị đau bụng khó chịu và được một bà lão trong làng bày cách "giảm đau" nếu nhai thử vài viên đá.
Cụ ông Rambhau Bodke trở thành người kỳ lạ nhất thôn làng Adarki Khurd.
Trong những lần khám bệnh, cụ ông 80 tuổi này đã kể cho bác sỹ nghe về câu chuyện của mình. Các bác sỹ tỏ ra bất ngờ và khuyên ông nên bỏ sở thích lạ. "Tiếng lành đồn xa", nhiều người dân xung quanh vùng vì tò mò đã tới tận làng Adarki Khurd để chứng kiến cảnh ông Bodke ăn đá ra sao.
Trước đó, dị nhân Pakkirappa Hunagundi (34 tuổi, sống tại bang Karnataka, Ấn Độ) cũng ăn đất đá, gạch vụn từ năm 10 tuổi. Đã 24 năm trôi qua, nhưng thói quen ăn uống quái đản của anh vẫn chẳng hề thay đổi. Thay vì thức ăn bình thường, Pakkirappa cảm thấy thích thú khi ăn gạch vụn mà không hề ảnh hưởng tới dạ dày.
Pakkirappa Hunagundi thích thú với món đất đá.
Các bác sĩ cho rằng, rất có thể cụ Rambhau Bodke và Pakkirappa đã bị hội chứng Pica vô cùng hiếm gặp, người mắc bệnh lạ này có thể ăn mọi thứ kỳ quặc nhất.
Hội chứng Pica bắt nguồn từ tiếng La tinh dùng để gọi một loài chim có tên là Magpie. Đây là loài chim ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì, dù là vô cơ hay hữu cơ.
Bệnh Pica rất nguy hiểm khi người bệnh ăn những thứ có độc, có chứa khí gas, ký sinh trùng. Việc này dẫn tới xuất huyết dạ dày và tỉ lệ tử vong rất cao. Một nghiên cứu tiến hành vào năm 1991 tìm thấy một tỷ lệ Pica khoảng 8,8% trên phụ nữ mang thai ở Saudi Arabia.
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, hội chứng Pica đã được phát hiện với một số không nhỏ người mắc phải song giới khoa học vẫn chưa thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng Pica đã từng được biết đến với việc xuất hiện ở một số trẻ em, ở những người mắc bệnh tâm thần và một số ít phụ nữ trong quá trình mang thai.
Cho đến nay, có giả thuyết cho rằng hội chứng Pica xảy ra do cơ thể bị thiếu hụt nghiêm trọng một số chất dinh dưỡng như sắt, kẽm...và có thể bất ngờ xuất hiện ở người bệnh không báo trước. Pica vẫn mãi là một điều bí ẩn cần tìm ra lời giải đáp.
Chất tẩy và thuốc sát trùng có thể là thủ phạm gây 'bệnh lạ' tại Ấn Độ Các chuyên gia đã tìm thấy hàm lượng chì và nickel cao bất thường trong mẫu máu của những người bị ốm. Việc lạm dụng chất tẩy và thuốc sát trùng trong quá trình phòng chống dịch Covid-19 đã gây ô nhiễm nguồn nước, trở thành tác nhân trực tiếp khiến hơn 550 người tại thị trấn Eluru, bang Andhra Pradesh Ấn Độ...