Xuất hiện báu vật 25.000 năm ‘làm thay đổi dòng thời gian’ nhân loại
Những báu vật mà các nhà khảo cổ Brazil tìm được là những mặt dây chuyền được chế tác bằng vật liệu lạ, cung cấp dữ liệu đủ khiến nhiều tư liệu lịch sử khảo cổ phải được viết lại.
Theo Ancient Origins, phát hiện đặc biệt đến từ hang Santa Elina, nằm ở bang Mato Grosso miền Trung Brazil. Cho đến nay, hang động này vẫn được biết là nơi chứa đựng bằng chứng cổ xưa nhất về sự hiện diện của con người ở Nam Mỹ.
Các báu vật vừa được khai quật và ảnh đồ họa mô tả về một con lười cổ đại bị người Nam Mỹ săn 25.000 năm trước – Ảnh: ĐẠI HỌC SAO CARLOS
Trước đây người ta cho rằng các cộng đồng ở “lục địa trẻ” này chỉ xuất hiện lần đầu khoảng vài ngàn đến hơn chục ngàn năm trước, là người từ các châu lục khác di cư sang khi các lục địa còn chưa tách rời hẳn nhau.
Thế nhưng các báu vật vừa được khai quật lần đầu tiên tiết lộ niên đại thật sự của tàn tích con người cổ đại ở Santa Elina.
Đó là những mảnh xương từ 3 con lười cổ đại, là loài đã tuyệt chủng hơn 10.000 năm trước, được chế tác thành những mặt dây chuyền.
Cách chế tác cẩn thận chứng minh nó chỉ có thể được tạo ra bởi bàn tay con người.
Lớp trầm tích mà các mặt dây chuyển lộ ra cũng giúp nhóm nghiên cứu xác định niên đại của chúng ít nhất là 25.000 năm, đẩy lùi mốc thời gian con người xuất hiện ở Nam Mỹ lùi về quá khứ rất xa.
Các tác giả từ Đại học Liên bang Sao Carlos (Brazil) còn tìm thấy các lớp xương con lười khổng lồ chất chồng trong trầm tích hang, nơi mà các mặt dây chuyền được phát hiện, cho thấy cộng đồng người bản địa ở Nam Mỹ có thể tồn tại thậm chí còn lâu hơn nhiều so với con số đó và chủ yếu săn con vật hiền lành khổng lồ này để làm thực phẩm và các vật dụng.
Phát hiện này đã giải quyết mối tranh cãi trước đó về bằng chứng cho thấy con người từ xuất hiện 22.000 năm trước ở đại điểm Toca da Tira Peia ở miền Đông Brazil.
Vì vậy, báu vật từ Santa Elina đã thực sự làm thay đổi dòng thời gian của nhân loại, khiến các nhà cổ nhân học phải viết lại đoạn lịch sử cổ đại ở Nam Mỹ, cũng như vẽ lại bản đồ di cư toàn cầu. Dù rằng vẫn chưa biết rõ được con người đã di chuyển từ quê hương châu Phi theo cách nào để đến được Nam Mỹ.
Đào được kho báu 300.000 năm chứa đầy báu vật cổ đại
Khám phá gần đây tại Học viện Hàng hải ở hạt Kent, Anh đã đưa ra một kho báu khảo cổ đặc biệt, đánh dấu sự hiện diện của loài người tiền sử và những khám phá mới mẻ về cuộc sống của những người khổng lồ trong quá khứ.
Chiếc rìu đá lửa khổng lồ - cổ vật đáng chú ý nhất trong kho báu 800 món đồ tạo tác có niên đại 300.000 năm. Ảnh: Archaeology
Cuộc khai quật này được lãnh đạo bởi tiến sĩ Letty Ingrey và đội ngũ nghiên cứu từ Viện Khảo cổ học thuộc University College London (UCL - Anh), Đại học Wales và Cơ quan Khảo cổ Wessex. Họ đã phát hiện một bộ sưu tập gồm 800 công cụ đá, được ước tính tuổi đời ít nhất là 300.000 năm.
Những công cụ này không chỉ là một kho báu khảo cổ vô giá, mà còn được chế tác từ những nguyên liệu quý giá nhất trong thời kỳ đồ đá, bao gồm cả đá lửa, và mang một kiểu dáng độc đáo và khó tin.
Trong kho báu này, có hai công cụ đá lửa lớn được nhận xét là những chiếc rìu tay khổng lồ, vượt trội hơn nhiều so với rìu tay thông thường của người tiền sử.
"Những chiếc rìu này có đầu nhọn dài và được gia công tinh xảo, phần cán dày hơn nhiều so với những rìu cùng thời đại" - theo Sci-News.
Chiếc rìu lớn nhất có chiều dài lên đến 29,5 cm và là một trong những rìu tay dài nhất từng được khai quật ở Anh. Đây là bổ sung đáng chú ý cho bộ sưu tập các rìu khổng lồ khác đã được khám phá ở vùng sông Thames và sông Medway.
"Những chiếc rìu thủ công này quá lớn đến mức khó có thể tưởng tượng làm thế nào người ta có thể cầm và sử dụng chúng một cách dễ dàng" - tiến sĩ Ingrey cho biết.
Thú vị nhất là khả năng rằng những công cụ này có thể không chỉ được sử dụng để làm việc mà có tính biểu tượng, giống như cách con người hiện đại tạo ra các vật trang trí, làm đồ trang sức hơn là để sử dụng chúng. Điều này chứng tỏ sự mạnh mẽ và khéo léo của những người chế tác và sở hữu công cụ này.
Nhưng điều gây bất ngờ là tuổi đời của những món đồ này, với con số 300.000 năm. Đây chính là khoảng thời gian mà loài người hiện đại Homo sapiens (Người Tinh Khôn) mới chỉ mới vừa xuất hiện.
Kho báu này được cho là thuộc về người anh em của chúng ta, cùng thuộc họ Homo, đã ra đời sớm hơn khoảng nửa triệu năm và đã sống chung với tổ tiên của chúng ta hàng chục ngàn năm: người Neanderthals.
Một số bằng chứng cho thấy nền văn hóa của người Neanderthals đã phát triển trong thời điểm này, có thể thậm chí còn có thêm vài loài người tiền sử khác. Tuy nhiên, dù là ai, kho báu khảo cổ quý giá này là minh chứng cho sự tiến hóa của con người đã diễn ra từ trước khi chúng ta - Homo sapiens - xuất hiện.
Sự xuất hiện của những công cụ được chế tác tinh vi cũng đặt câu hỏi cho các nhà khoa học về cách mà những người tiền sử có thể sống sót trong giai đoạn kỷ băng hà khắc nghiệt. Kết quả của cuộc khai quật này đã được công bố trên tạp chí khoa học Archaeology, tạo ra sự kỳ vọng và sự thú vị trong việc khám phá thêm về quá khứ của loài người.
Bí ẩn về công trình trên núi Padang, nơi được cho là lâu đời hơn cả nơi khởi nguồn của nền văn minh nhân loại Khi thực dân Hà Lan trở thành những người châu Âu đầu tiên phát hiện ra Gunung (núi) Padang vào đầu thế kỷ 20, họ rất đã kinh ngạc khi phát hiện ra những công trình bí ẩn bằng đá tại nơi đây. Năm 1914, trong quá trình khai quật khảo cổ học trên núi Padang, Indonesia, thực dân Hà Lan đã tình...