Xuất hiện bão Sao La gần Biển Đông, hướng đi phức tạp
Cơn bão có tên Sao La đang trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines). Cơ quan khí tượng đang theo dõi chặt chẽ hướng đi của cơn bão này.
Sáng 25.8, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía đông bắc đảo Luzon đã mạnh lên thành bão, có tên Sao La (đây là một trong 10 tên bão do Việt Nam đề xuất).
Hình ảnh về cơn bão Sao La. Ảnh WINDY
Cơ quan khí tượng dự báo, cơn bão này có đường đi phức tạp, đang được theo dõi chặt chẽ.
Nếu cơn bão Sao La không di chuyển vào Biển Đông thì tháng 8 là năm không xuất hiện cơn bão, áp thấp nhiệt đới nào trên Biển Đông. Trong vòng 30 năm qua, chỉ có 2 năm là 2011 và 2015 không có bão trên Biển Đông vào tháng 8. Điều này cũng phản ánh tác động của năm El Nino khiến bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện ít hơn bình thường.
Theo dự báo dài hạn, trong thời kỳ từ 21.8 – 20.9, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện từ 1 – 2 cơn trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc bộ, Trung bộ.
Từ nửa cuối tháng 8 – tháng 11, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 5 – 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 2 – 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta; đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.
Trước đó, trong tháng 7 đã xuất hiện 2 cơn bão trên khu vực Biển Đông là cơn bão số 1 (Talim) và cơn bão số 2 (Doksuri). Trong đó, cơn bão số 1 đã đổ bộ vào khu vực phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày 18.7, sau đó đi dọc theo biên giới Việt – Trung và suy yếu thành một vùng thấp trên khu vực các tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn.
Ngoài ra, cơn bão số 2 xuất hiện trên khu vực đông bắc Biển Đông nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Xem nhanh 12h ngày 25.8: Dự báo thời tiết hôm nay
Lại sắp có áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trên Biển Đông
Theo dự báo của chuyên gia, lại có thêm một vùng áp thấp đã được hình thành, trong 1 - 2 ngày tới vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão.
Ngày 18.7, chia sẻ với Thanh Niên, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết bão số 1 hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới, sau đó di chuyển tương đối ổn định, chủ yếu theo hướng tây tây bắc. Cường độ cực đại của bão số 1 đạt cấp 13, giật cấp 17 trước khi đổ bộ vào khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc).
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh ĐÌNH HUY
Sau khi đổ bộ vào khu vực phía bắc của bán đảo Lôi Châu, bão số 1 suy yếu dần, sau đó đi dọc biên giới nước ta và suy yếu thành vùng thấp.
"Bão số 1 nằm trên dải hội tụ nhiệt đới, sau bão số 1, trên dải hội tụ nhiệt đới này còn có thể hình thành các vùng xoáy thấp mới. Sáng nay 18.7, một vùng áp thấp đã hình thành ở khoảng 8 độ vĩ bắc, 135 độ kinh đông. Khả năng trong 1 - 2 ngày tới vùng áp thấp này sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão", ông Lâm nói.
Theo ông Lâm, khả năng cao, đây sẽ là cơn bão số 2 và ảnh hưởng đến nước ta trong những ngày cuối tháng 7. "Chúng tôi vẫn đang theo dõi và sẽ cảnh báo sớm về diễn biến của cơn bão mới có khả năng hình thành này", ông Lâm nhấn mạnh.
Trước đó, TS Nguyễn Ngọc Huy, người có 15 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bão, hạn hán, lũ lụt, các hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu, môi trường và sinh kế, cho biết ngay sau cơn bão số 1, khoảng ngày 20.7 có thể xuất hiện thêm 1 cơn bão khác trên Biển Đông, có vĩ độ thấp hơn cơn bão trước. Với vị trí này, có thể bão sẽ ảnh hưởng đến miền Trung.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo sẽ có khoảng 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong giai đoạn nửa cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Trong đó, khoảng ngày 15 - 20.7, có khả năng xuất hiện các nhiễu động trên dải hội tụ nhiệt đới và phát triển thành áp thấp nhiệt đới hoặc bão trên Biển Đông.
Từ tháng 7 - tháng 9, có khoảng 6 - 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Trong đó, khoảng 2 - 4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Cơ quan khí tượng cũng đưa ra cảnh báo cần đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.
Bão số 1: Mưa giông, lốc xoáy làm sập, tốc mái nhiều căn nhà Ảnh hưởng từ hoàn lưu bão số 1, trên địa bàn các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng xảy ra giông lốc, gây nhiều thiệt hại về nhà cửa và tài sản của người dân. Cà Mau: Nhà tốc mái, tàu cá chìm Ngày 18.7, tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau, do ảnh...