Xuất hiện ảnh vệ tinh chụp tàu Nga nghi chở tên lửa Iran ở cảng Biển Caspi
Hình ảnh vệ tinh cho thấy một tàu chở hàng của Nga bị nghi vận chuyển tên lửa đạn đạo Iran đang đậu ở cảng trên Biển Caspi cách đây một tuần.
Theo kênh CNN ngày 11/9, hình ảnh vệ tinh chụp con tàu chở hàng này do công ty Maxar Technologies cung cấp.
Con tàu mang tên Port Olya 3, được Maxar Technologies xác định qua hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 4/9 tại cảng Olya ở Astrakhan. Theo dữ liệu theo dõi tàu, con tàu này trước đó đã có mặt tại cảng Amirabad của Iran vào ngày 29/8 và đã tắt thiết bị phát tín hiệu sau đó.
Ngày 10/9, Bộ Tài chính Mỹ đã đánh giá rằng Bộ Quốc phòng Nga đã sử dụng tàu Port Olya-3 để vận chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran về Nga.
“Tính đến đầu tháng 9/2024, Nga đã nhận được lô tên lửa đạn đạo tầm ngắn (CBRM) đầu tiên từ Iran”, Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố khi công bố các biện pháp trừng phạt tàu Port Olya 3 cùng với các tàu khác và một số cá nhân Iran.
Cuối tuần qua, CNN đưa tin rằng Iran đã chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn cho Nga để sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và đánh giá đây là một bước cho thấy Iran tăng cường hỗ trợ Nga đáng kể.
Mối quan hệ quân sự giữa Iran và Nga đã ngày càng khăng khít kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022. Iran đã cung cấp hàng nghìn thiết bị bay không người lái cho Nga và theo các quan chức Mỹ, Iran đã xây dựng một nhà máy sản xuất thiết bị bay không người lái tại Nga.
Video đang HOT
Hình ảnh vệ tinh chụp tàu Port Olya-3 xuất hiện một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại London (Anh), nói rằng Mỹ tin quân đội Nga đã nhận các tên lửa đạn đạo Fatah-360 của Iran và có thể sẽ sử dụng trong vài tuần tới tại Ukraine.
Tên lửa Fateh-360 có tầm bắn lên đến 120 km và có thể mang một đầu đạn nặng 150 kg. Mặc dù đầu đạn này nhẹ hơn so với nhiều loại bom của Nga, nhưng sẽ hữu ích khi tấn công các vị trí tiền tuyến của Ukraine từ khoảng cách đáng kể và vì là tên lửa đạn đạo, nên khó bị đánh chặn hơn nhiều.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) đánh giá: “Lực lượng Nga sẽ có khả năng sử dụng các tên lửa do Iran cung cấp để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng, quân sự và dân sự của Ukraine trong những tháng tới”.
Bộ Ngoại giao Ukraine đã triệu tập Đại biện lâm thời Iran, ông Shahriar Amouzegar, trong tuần này sau khi có các thông tin về việc Iran gửi tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông Amouzegar đã bị cảnh báo rằng quan hệ Iran – Ukraine sẽ chịu hậu quả tàn khốc và không thể khắc nếu các thông tin là đúng sự thật.
Bộ Ngoại giao Anh ngày 11/9 cũng đã triệu Đại biện lâm thời Iran về việc chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Anh nêu rõ: “Chính phủ Anh đã nêu rõ rằng bất kỳ hoạt động chuyển tên lửa đạn đạo nào cho Nga đều sẽ bị coi là hành động leo thang nguy hiểm và sẽ phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ”.
Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi phủ nhận rằng nước này đã cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga. Ông đăng trên X: “Một lần nữa, Mỹ và ba nước Anh, Pháp, Đức hành động dựa trên thông tin tình báo sai lầm và logic thiếu sót, Iran KHÔNG chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga”.
Điện Kremlin ngày 11/9 cũng đã bác bỏ báo buộc cho rằng Iran chuyển tên lửa cho Nga, đồng thời nhấn mạnh những tuyên bố về nhiều vụ chuyển giao vũ khí khác nhau đều là vô căn cứ.
Viện ISW từng lưu ý rằng Iran trước đây đã chuyển vũ khí từ các cảng Amirabad và Anzali trên biển Caspi đến Astrakhan. Con tàu Port Olya 3 đã hàng chục lần ghé vào hai cảng của Iran trong năm nay. Đến ngày 6/9, tàu này đã rời cảng Nga trong một chuyến đi khác.
Ông Blinken tuyên bố rằng Mỹ đã cảnh báo riêng Iran rằng động thái này là bước leo thang đáng kể. Theo ông, hàng chục quân nhân Nga đã được huấn luyện tại Iran để sử dụng tên lửa Fateh-360 và động thái của Iran giúp Nga sử dụng vũ khí của mình nhiều hơn cho các mục tiêu xa tiền tuyến hơn, trong khi dành các tên lửa mới mà họ nhận từ Iran cho các mục tiêu gần hơn.
Trước đây, theo các quan chức Mỹ, các cuộc đàm phán của Nga để mua tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Iran bắt đầu sớm nhất là vào tháng 9/2023, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm Iran để xem xét các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn Ababil của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Theo ông Blinken, đổi lại, Nga đang chia sẻ công nghệ mà Iran mong muốn. Ông nói: “Đây là một con đường hai chiều, bao gồm cả các vấn đề hạt nhân, cũng như một số thông tin về không gian”.
Sau cáo buộc Iran cung cấp tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ trong lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu tại Ukraine, hiện chưa rõ Mỹ và các đồng minh châu Âu có bỏ các lệnh cấm Ukraine sử dụng tên lửa mà họ cung cấp cho Ukraine để tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Nga hay không,
Tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất đôi khi đã được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu cách lãnh thổ Nga khoảng 60 đến 80 km. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh cho phép tự do sử dụng tên lửa phương Tây nhiều hơn nhằm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga.
Chủ đề này có khả năng sẽ được đưa ra thảo luận tại cuộc họp vào ngày 13/9 ở Washington DC giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Mỹ và đồng minh thất bại trong ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ
Mặc dù Mỹ và EU đã thành lập liên minh hải quân để ngăn chặn, nhưng các cuộc tấn công từ lực lượng Houthi vẫn tiếp tục gây thiệt hại nghiêm trọng, đặt ra câu hỏi về hiệu quả và chiến lược của các chiến dịch quân sự này.
Lửa bốc cháy dữ dội trên tàu chở dầu Sounion ở Biển Đỏ, sau khi bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ The National News (UAE) ngày 5/9, trong suốt 10 tháng qua, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Biển Đỏ đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tuyến đường vận chuyển quốc tế quan trọng, nơi trung chuyển khoảng 1.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm. Mặc dù hai liên minh hải quân do Mỹ và EU dẫn đầu đã nỗ lực duy trì an ninh, nhưng họ vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn các cuộc tấn công từ lực lượng này, gây ra nhiều tranh cãi về hiệu quả của các chiến dịch.
Hai lực lượng hải quân quốc tế hiện diện ở Biển Đỏ có nhiệm vụ khác nhau: một lực lượng do EU dẫn đầu nhằm ngăn chặn tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) của Houthi tấn công tàu thuyền, trong khi lực lượng còn lại do Mỹ và Anh chỉ huy tập trung tấn công các vị trí của Houthi.
Tuy nhiên, theo Salvatore Mercogliano, chuyên gia về vận tải quân sự và thương mại tại Đại học Campbell, Bắc Carolina, những nỗ lực này vẫn chưa đủ mạnh mẽ để đạt được kết quả mong muốn.
Chuyên gia Mercogliano chỉ ra rằng, mặc dù Houthi có thể mất các hệ thống tên lửa và UAV trong các cuộc không kích, nhưng Iran vẫn có thể tiếp tế cho họ thông qua các tàu dân sự nhỏ. Những con tàu này thường xuyên vận chuyển động cơ tên lửa và hệ thống dẫn đường vào các vịnh đá hẻo lánh dọc bờ biển Yemen, khiến việc ngăn chặn chúng trở thành một thách thức lớn. Mặc dù một số tàu đã bị chặn lại, nhưng để ngăn chặn hoàn toàn quá trình tiếp tế vẫn cần một cam kết hải quân đáng kể, gây thêm áp lực cho hải quân Mỹ vốn đã phải trải qua nhiều đợt triển khai ở Thái Bình Dương.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi tàu chở dầu MV Sounion bị tên lửa Houthi tấn công, dẫn đến việc con tàu chở nửa triệu thùng dầu này bị chìm ở Biển Đỏ. Các đội cứu hộ từ phái bộ hải quân EU không thể tiếp cận do xung đột đang diễn ra, làm dấy lên những lo ngại về an toàn và hiệu quả của các nỗ lực quốc tế trong khu vực. Các cuộc tấn công khác vào tàu thuyền liên tục diễn ra sau sự cố này, khiến vấn đề càng trở nên phức tạp.
Thêm vào đó, chiến dịch phong tỏa Biển Đỏ của Houthi đã cắt giảm hơn 60% lượng hàng hóa vận chuyển qua tuyến đường này, gây tổn thất tài chính lớn cho các quốc gia trong khu vực, bao gồm Ai Cập và Israel. Theo báo cáo của hãng vận tải Maersk, chi phí thương mại hàng hải tăng cao và doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, gây ra hàng tỷ USD thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Dù Mỹ và đồng minh đã tiến hành nhiều cuộc không kích nhắm vào nơi ẩn náu và kho vũ khí của Houthi, nhưng chiến dịch này không đủ để làm suy yếu khả năng tấn công của lực lượng này. CENTCOM, trụ sở quân sự Mỹ tại Trung Đông, mô tả các hoạt động này là hành động "tự vệ" hơn là một chiến dịch kéo dài, và Mỹ đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ cả trong và ngoài nước về khi mềm yếu trong việc đối phó với mối đe dọa từ Houthi.
Craig Picken, chuyên gia hàng không và cựu phi công hải quân Mỹ, cho rằng tình thế tiến thoái lưỡng nan này đặt ra câu hỏi về cam kết quân sự của Mỹ trong khu vực. Ông nhấn mạnh rằng không chỉ Mỹ mà các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, cũng cần phải tham gia bảo vệ các tuyến đường vận chuyển quốc tế. Dù Trung Quốc đã hộ tống một số tàu qua Biển Đỏ, Houthi vẫn tiếp tục là mối đe dọa không dễ dàng bị đẩy lùi.
Quan hệ Nga - Iran đang bị căng thẳng bởi các cuộc xung đột song song Trong thời gian gần đây, mối quan hệ giữa Nga và Iran đã trở nên gần gũi hơn, chủ yếu do sự đối địch chung với Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc xung đột hiện tại ở Trung Đông và cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đang tạo ra những thách thức mới, đẩy quan hệ giữa hai quốc gia này vào tình trạng...