Xuất hiện 126 tàu Trung Quốc tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép
Ngày 16-5, số tàu của Trung Quốc tại khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đã tăng lên đến 126 chiếc. Một số tàu lớn đã tháo bạt súng uy hiếp tàu công vụ Việt Nam.
Tại cuộc họp vừa diễn ra vào lúc 16 giờ 30 phút chiều nay (16/5), tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cho biết:
Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, số tàu của Trung Quốc đã tăng thêm gần 30 chiếc so với ngày 15/5 và tính đến chiều nay (16/5), số tàu này đã lên đến 126 chiếc. Ngoài ra còn có các loại máy bay tuần thám vây quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép.
Tàu 46001 của Trung Quốc đâm thẳng vào tàu cảnh sát biển VN – Ảnh: Thuận Thắng (Tuổi trẻ)
Theo Phó Cục Trưởng Nguyễn Văn Trung, phía Trung Quốc vẫn duy trì tàu quân sự và số lần máy bay tuần thám (2 lần máy máy tuần thám) tại khu vực giàn khoan và quanh khu vực tàu của Việt Nam.
“Theo đó, tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã chủ động đâm va vào tàu cá của ngư dân ta khi đang tiến hành di chuyển vào gần giàn khoan Hải Dương-981 để khai thác thủy sản. Tàu Trung Quốc đã áp sát, vây ép và phun nước vào tàu chấp pháp của Việt Nam trong quá trình tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 để thực hiện nhiệm vụ”, Phó Cục Trưởng Nguyễn Văn Trung cho hay.
Theo báo cáo tình hình diễn biễn tại hiện trường thực địa của Cục Kiểm ngư, Phó Cục Trưởng Nguyễn Văn Trung cho biết, khi các tàu Kiểm ngư tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 ở khoảng cách 7 hải lý liền bị khoảng 13 tàu của phía Trung Quốc vây quanh.
Ghi nhận cụ thể của lực lượng kiểm ngư, các tàu hải cảnh của Trung Quốc số 2401, 2350, 37102, 21102, 2337, 33102, 2112, 33006 và hai tàu kéo, ba tàu không số đã tiến vào áp sát, cản trở, chủ động đâm va, phun nước làm một tàu của lực lượng Kiểm ngư hỏng máy lái và hư hỏng hệ thống ăngten thông tin.
Đặc biệt, trong ngày hôm nay (16/5), tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc cũng đã chủ động áp sát và đâm vào tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Cụ thể: Lúc 13 giờ 58 phút, các tàu cá khi đang khai thác trên khu vực cách giàn khoan Hải Dương-981 khoảng 10 hải lý thì bị tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc có số hiệu 71075 đâm vào phía sau lái làm một tàu cá ngư dân bị hư hỏng, làm sập mái che sau cabin và nứt boong sau.
Lúc 14 giờ 15 phút, thêm một tàu cá của Việt Nam bị tàu cá vỏ sắt Trung Quốc có số hiệu 71075 đâm sập cầu thang, nứt cabin, hỏng dàn đèn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngư dân.
Video đang HOT
Trước tình hình này, phía Việt Nam vẫn duy trì lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển và tàu công vụ khác tham gia bảo vệ chủ quyền, ngoài ra còn có thêm khoảng 30-40 tàu cá của ngư dân sản xuất tại khu vực.
Các tàu chấp pháp của chúng ta thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho người và phương tiện hoạt động tại ngư trường truyền thống quanh khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Mặc dù, hành động hung hãn, ngang ngược của phía Trung Quốc vẫn tiếp tục, thậm chí gia tăng va chạm với tàu đánh cá của ngư dân, song với tinh thần hăng hái và lòng yêu nước, gắn bó với vùng biển chủ quyền, bà con càng gắn bó khăng khít hơn để bám biển vươn khơi, vừa sản xuất, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Theo đó, lực lượng kiểm ngư cũng khuyến khích bà con ngư dân liên kết sản suất theo hình thức tổ đội để thuận tiện trong việc hợp tác sản xuất và hỗ trợ khi xảy ra các sự cố.
Theo ANTD
Cảnh sát biển VN áp sát giàn khoan
Trong ngày 14/5, các tàu chấp pháp của VN tiếp tục tiếp cận giàn khoan từ phía Tây - Tây Bắc để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, bất chấp sự tấn công.
Theo thông tin cung cấp từ lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư liên tục cơ động tiếp cận từ phía Tây - Tây Bắc giàn khoan để tiến hành tuyên truyền khẳng định chủ quyền, yêu cầu giàn khoan 981 và các tàu bảo vệ của Trung Quốc rời
khỏi vùng biển Việt Nam.
Khi tiếp cận cách giàn khoan 6 - 7 hải lý, các tàu của ta đã bị các tàu Hải cảnh Trung Quốc ngăn cản, chủ động đâm va. Bốn tàu Hải cảnh số hiệu 45014, 3411, 46102, 2112 tiếp cận cách
tàu CSB 8003 gần nhất 100 mét.
Tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 46001 (trái) đâm vào mạn trái tàu CSB 4032 làm gãy khoảng 10m lan can và hỏng 3 thông gió.
Còn tàu Hải cảnh 46102 chủ động đâm thẳng chính diện vào mạn phải tàu CSB 2016. Do tàu CSB 2016 chủ động dừng và lùi máy kịp thời, nên tàu Hải cảnh của Trung Quốc đã lao qua trước mũi tàu của ta khoảng cách 5 mét. Các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của ta cơ động, vòng tránh kịp thời, đảm bảo an toàn.
Ngày hôm nay, hàng chục tàu của ngư dân vẫn hoạt động đi lại và đánh bắt cá bình thường quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981. Những tàu ngư dân này ở vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 từ 10 đến 14 hải lý. (Tàu Trung Quốc chắn ngang đường của tàu Việt Nam).
Dù bị tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đâm húc, truy đuổi, nhưng các tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam thường xuyên bám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn cho các tàu cá của ta. (Tàu kiểm ngư của ta bảo vệ các tàu cá, phía xa là tàu Trung Quốc).
Hiện tại, Trung Quốc vẫn đang duy trì các tàu quân sự tại thực địa, bao gồm 02 hộ vệ tên lửa, 02 tàu vận tải đổ bộ 998, 999. Hai tàu này có lượng giãn nước 17 nghìn tấn, trang bị bệ 8 ống phóng tên lửa đối không, 01 bệ pháo 76mm, 4 khẩu pháo 30mm.
Các lực lượng bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 cơ bản như ngày 13/5, không có sự thay đổi. Theo đó, Trung Quốc sử dụng 9 loại tàu gồm:Tàu quân sự; tàu Hải cảnh; tàu Hải giám; tàu Hải tuần; tàu Ngư chính; tàu Kéo cứu hộ; tàu vận tải; tàu dầu và tàu cá vỏ sắt.
Đặc biệt, tại hiện trường, số lượng tàu cá vỏ sắt Trung Quốc (lượng giãn nước 100 - 150 tấn) tăng đột biến từ 15 chiếc ngày 13/5 lên 40 chiếc ngày 14/5. (Xung quanh giàn khoan dày đặc tàu Trung Quốc, hình ảnh trên radar tàu Việt Nam).
Trong khi các tàu lớn, tàu quân sự, vũ trang, bán vũ trang của Trung Quốc đối mặt với tàu cảnh sát biển của ta, thì tàu cá vỏ sắt của quốc gia này lại làm nhiệm vụ xua đuổi, uy hiếp tàu cá của ngư dân Việt Nam đang khai thác ở vùng biển gần đó. (Cảnh sát biển theo dõi động tĩnh của máy bay).
Từ 08h55 - 09h05, máy bay tuần thám (số hiệu 8321) bay 2 vòng trên đội hình biên đội tàu CSB 8003 và tàu CSB 4033,độ cao khoảng 300-350 mét. Lực lượng bảo vệ giàn khoan vẫn chia làm các tuyến bảo vệ như ngày 13/5, khi các tàu Cảnh sát biển tổ chức tiếp cận giàn khoan thì phía Trung Quốc đồng loạt sử dụng số lượng lớn tàu ra ngăn cản, sẵn sàng đâm va các tàu của ta.
Nhiều trực thăng của Trung Quốc quần thảo trên
đầu các tàu CSB của Việt Nam.
Giàn khoan HD-981 đã ở rất gần, nhưng được bao chặt bởi các tàu cỡ lớn của Trung Quốc
Tàu quân sự bảo vệ giàn khoan HD-981 (Bài: Đỗ Phong, Ảnh: CSBVN, Vne)
Theo ĐVO
Tường thuật từ Hoàng Sa: Đấu tranh trên Biển Đông hôm nay vẫn căng thẳng Tàu Trung Quốc hung hãn, nhưng với sự mưu trí, dũng cảm, tàu CSB Việt Nam đã tránh được đâm va, xử lý đúng đối sách trên biển. Phóng viên Thu Lan đang có mặt tại vùng biển Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam...