Xuất hiện 1 bảng điểm của học sinh lớp 9 khiến dân tình rần rần tranh cãi: Câu hỏi của phụ huynh càng sốc hơn
Nhiều người cũng khuyên phụ huynh nên bình tĩnh, bám sát sức học con mình.
Mới đây, một phụ huynh ở Hà Nội chia sẻ bảng điểm thi khảo sát lớp 9 của lớp con mình cùng câu hỏi gây tranh cãi. Theo hình ảnh được chia sẻ, các học sinh ở lớp có kết quả không quá cao, rất nhiều em chỉ được điểm dưới trung bình. Thậm chí, nhiều em bị điểm 0, 1, 2, 3… ở 1 hay nhiều môn khác nhau.
Phụ huynh này đặt câu hỏi: “Liệu kết quả này là do các con học kém hay một phần cũng do thầy cô dạy. Nhìn bảng điểm mà đáng quan ngại quá”.
Phụ huynh này đặt câu hỏi: “Liệu kết quả này là do các con học kém hay một phần cũng do thầy cô dạy. Nhìn bảng điểm mà đáng quan ngại quá”.
Do cô hay do trò?
Video đang HOT
Phía dưới bài viết, nhiều phụ huynh nhận định, điểm số thấp đồng đều thì chủ yếu là do trình độ học sinh. Tuy nhiên, thay vì nhìn bảng điểm để xem ai đúng ai sai, phụ huynh nên cảm ơn vì bài khảo sát đã đánh giá trình độ con mình ở đâu, từ đó có phương hướng, kế hoạch phấn đấu. Năm nay chương trình học rất khác, phổ đề cũng khác, đánh đố rất nhiều. Học sinh nào nắm chắc kiến thức mà không biết áp dụng triệt để thì điểm cũng không cao.
Trên thực tế, kỳ thi đầu vào cấp 3 tại Hà Nội là cuộc sàng lọc được cho là khắc nghiệt bậc nhất cả nước. Năm học 2024-2025 này lại càng thêm căng thẳng bởi là năm đầu tiên áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu dễ dãi để có bảng điểm đẹp thì đến khi thi thật, kết quả có thể càng khiến phụ huynh “sốc” hơn.
“Đây là dạy thật, thi thật đó ạ. Hiện nay giáo viên dạy khối 9 rất dễ bị đổ lỗi rằng dạy dở, dạy không hiểu bài bởi điểm số lớp 6, 7, 8 của các em có thể rất cao. Nhưng nếu không nghiêm khắc, cho điểm ‘ảo’ thì người chịu thiệt thòi là học sinh. Các em vẫn nghĩ là mình không đến nỗi nào, rồi đến lớp 9 thi không nổi, phải học dân lập hoặc trường nghề”, một giáo viên dạy Toán nhận định.
Một giáo viên chuyên luyện thi môn Văn vào lớp 10 cũng chia sẻ, riêng môn Văn sẽ thi văn bản ngoài sách. Cụ thể, tất cả ngữ liệu của phần đọc hiểu và phần viết (làm văn) đều được yêu cầu lấy ở ngoài sách giáo khoa. Mục tiêu của chương trình 2018 hướng tới phát huy phẩm chất năng lực cho người học chứ không đơn thuần là tái hiện kiến thức bằng những câu hỏi quen thuộc được lặp đi, lặp lại từ năm này sang năm khác. Vì vậy, kĩ năng con không tốt thì điểm không thể cao được.
“Điểm thi khảo sát không tính vào điểm tổng kết nên đây là con số thật. Thi khảo sát tháng 11, nếu không phải lớp top trường top thì thường toàn là điểm thấp. Các bạn 3 – 4 điểm Toán phấn đấu vẫn lên được 8 – 9 điểm lúc thi thật. Thậm chí có bạn chuyển từ tỉnh khác sang, không quen đề không quen trình bày, thi thử lần đầu dưới 1, thi thật vẫn được 8.5″, một phụ huynh có con vừa thi vào 10 nêu ý kiến.
Nhiều người cũng khuyên phụ huynh nên bình tĩnh, bám sát sức học con mình. Hiện chỉ mới là giai đoạn giữa kì nên có thể các con chưa bắt được nhịp, dần dần cuối học kỳ 1, sang học kỳ 2 sẽ làm quen và tốt lên. Bố mẹ cần theo dõi, nắm tình hình của con, sau đó hướng các con thi trường đúng với sức học thì khả năng đỗ sẽ rất cao.
“Kì thi vào 10 có tính cạnh tranh cao nên năm cuối thầy cô sẽ cho đề thi có độ khó sát với thực tế và chấm chặt hơn để các con có quyết tâm ôn tập chăm hơn nữa. Chặng đường vẫn còn dài. Các con thích nghi và chăm chỉ hơn vẫn có cơ hội”, một bà mẹ chia sẻ.
Cậu bé lớp 6 để lại thư: 'Xin lỗi con học kém, chào bố mẹ con đi' và bài học cho nhiều phụ huynh
Lời nhắn trên lá thư của bé G.H khiến phụ huynh lo lắng, tá hỏa đi tìm khắp nơi.
Bé G.H được tìm thấy vào khuya cùng ngày
Mới đây mạng xã hội xuất hiện bài đăng thông báo tìm trẻ lạc. Nội dung bài viết cho biết, bé trai tên N.M.G.H (SN 2011, đang ở tại tòa chung cư thuộc P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy), đã bỏ nhà đi vào khoảng 16h30', ngày 22/4. Trước khi đi cháu bé có viết thư để lại nội dung: "Con xin lỗi bố mẹ con học kém, con chào bố mẹ con đi".
Bài viết được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ, nhiều người bày tỏ sự lo lắng, mong gia đình sớm tìm được cháu bé.
Đến khuya cùng ngày, anh C. và chị Q. (bố mẹ bé G.H) thông báo đã tìm thấy con trai. Cháu bé được người thân bắt gặp đang đứng dưới chân tại một tòa chung cư cách đó không xa.
"Người nhà tôi đi tìm thì bắt gặp cháu đang đứng chơi ở tòa chung cư gần nhà. Lúc đó khoảng 22 giờ tối", anh C. cho biết.
Theo anh C., sau khi con trai bỏ nhà đi, gia đình anh đã báo sự việc tới công an Phường Trung Hòa. Lực lượng chức năng đã lập tức lên kế hoạch tìm kiếm, kiểm tra các camera an ninh của khu vực lân cận.
Anh C. cho biết, con trai dạo gần đây gặp áp lực về chuyện thi cử. Học kỳ II vừa qua thành tích của bé H. có phần sụt giảm. Trước đó, con luôn duy trì kết quả học tập khá tốt.
"Nhà tôi cũng không quá áp lực chuyện học hành với cháu. Nhưng chắc mấy hôm trước kiểm tra bài vở, thấy dạo này sút kém nên mẹ cháu có mắng con vài câu. Hôm qua cháu về được một lúc, tâm lý cũng ổn định lại rồi", anh C. thông tin.
Vợ chồng anh C. tự nhận thấy rằng cần rút kinh nghiệm trong việc dạy dỗ, quan tâm nhiều hơn tới tâm lý của con.
Sự việc trên cũng là bài học nhắn nhủ tới các phụ huynh khác. Dẫu biết, ai cũng kỳ vọng con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội, tuy nhiên, cha mẹ cũng cần điều chỉnh phương pháp nuôi dạy phù hợp. Thay vì thúc ép, các phụ huynh nên đồng cảm, đồng hành cùng con cái trên con đường học tập, tôn trọng cảm xúc và mong muốn của con nhiều hơn.
Phụ huynh Hà Nội lặng người khi chứng kiến cảnh tượng con tan ca học lúc 21h tối, loạt biểu hiện sau đó của con càng đáng lo hơn "Mình thực sự lo lắng cho con", phụ huynh này chia sẻ. Trong xã hội hiện đại, áp lực học tập ngày càng trở nên nặng nề đối với học sinh. Các em không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong học tập mà còn phải gánh vác kỳ vọng cao từ phía gia đình và xã hội. Ngoài...