Xuất cấp gần 1.500 tấn gạo hỗ trợ học sinh hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
Sáng 1-11, Cục trưởng Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên Nguyễn Nam Thắng cho biết, hiện Cục đang xuất cấp gần 1.500 tấn gạo dự trữ quốc gia, hỗ trợ cho 22.614 học sinh các cấp trong học kỳ I, năm học 2019-2020, ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Trong đó, tỉnh Đắk Lắk có 13.065 học sinh được hỗ trợ 763,755 tấn gạo; tỉnh Đắk Nông có 9.549 học sinh được hỗ trợ 716,175 tấn gạo.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên xuất cấp gạo hỗ trợ cho học sinh tỉnh Đắk Nông trong học kỳ I, năm học 2019-2020.
Đối tượng thụ hưởng là những học sinh đang theo học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, học sinh có hộ khẩu thường trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS thuộc xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi; học sinh tiểu học nhà ở xa trường 4km trở lên, học sinh THCS nhà ở xa trường 7km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày. Định mức hỗ trợ là 15kg/học sinh/tháng.
Theo ông Nguyễn Nam Thắng, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên sẽ phối hợp chặt chẽ các đơn vị tiếp nhận gạo hỗ trợ của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông để có kế hoạch xuất kho, vận chuyển, giao gạo kịp thời cho các đối tương thụ hưởng, đủ số lượng, bảo đảm chất lượng theo đúng kế hoạch tiếp nhận, phân bổ của UBND hai tỉnh và quyết định của cấp có thẩm quyền. Đồng thời, phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản gạo… của các đối tượng được thụ hưởng.
Theo kế hoạch, việc xuất cấp gạo đợt này cho học sinh được thụ hưởng ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông sẽ hoàn thành vào ngày 6-11 tới.
Video đang HOT
NGUYỄN CÔNG LÝ
Theo Nhân dân
"Lộ sáng" loạt nữ lãnh đạo dùng bằng giả
Chỉ trong một thời gian ngắn, tại một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai đã liên tiếp phát hiện nhiều nữ cán bộ, lãnh đạo cố tình giấu nhẹm trình độ của mình để thăng quan tiến chức. Có người đã leo cao vào vị trí lãnh đạo trong Văn phòng Tỉnh ủy.
Không học hết cấp 3 vẫn làm lãnh đạo
Mới đây, sự việc bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật Trần Thị Ngọc Thảo, 44 tuổi, quê Lâm Đồng), đã mạo danh tên chị gái mình suốt 20 năm để thăng tiến trên con đường quan lộ khiến dư luận dậy sóng (Ái Sa là tên của chị gái bà Thảo).
Cụ thể, bà Thảo đã dùng bằng cấp III của bà Ái Sa để học trung cấp, liên thông lên đại học và hiện đang chuẩn bị được cấp bằng Thạc sỹ. Trước khi bị phát hiện mạo danh, bà Thảo đã nhanh chóng leo đến chức Trưởng phòng quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Trước thông tin này, dư luận không thể tin nổi rằng, tại sao sau hàng chục năm trời với nhiều lần phải thẩm định hồ sơ trong quá trình công tác, bà Ái Sa (giả) không bị cơ quan nào phát hiện. Mãi đến khi có đơn tố cáo, phía Tỉnh ủy Đắk Lắk mới kiểm tra, phát hiện sự thật động trời này.
Đang loay hoay xử lý vụ bà Ái Sa (giả), Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk tiếp tục chấn động khi nảy sinh trường hợp bà B.T.T (hiện là Phó phòng Hành chính) cũng chưa học hết cấp 3.
Khi sự việc bà Ái Sa (giả) cố tình che dấu sự thật hàng chục năm trời vẫn bị tố cáo ra ánh sáng, bà T. đã đã phải báo cáo với Lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk về trường hợp của mình.
Cả 2 nhân vật nữ này đã "đồng hành" với nhiều đời lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy Đắk Lắk, thậm chí còn leo cao đến các vị trí lãnh đạo trong Văn phòng Tỉnh ủy khiến nhiều người mơ ước.
Cách chức nữ Chủ tịch xã và Hiệu trưởng mầm non dùng bằng giả
UBND xã Đắk Sin - nơi bà Hoàng Thị Quyên công tác.
Tại Đắk Nông, vào ngày 17/10, UBND huyện Đắk R'Lấp đã ra quyết định cách chức Chủ tịch xã Đắk Sin đối với bà Hoàng Thị Quyên vì sử dụng bằng cấp giả.
Trước đó, người dân đã làm đơn tố cáo bà Quyên sử dụng bằng cấp giả để đi học và công tác.
Kết quả xác minh cho thấy, bà Quyên đã dùng bằng tốt nghiệp THPT giả. Bà Quyên cũng đã bị Huyện ủy Đắk R'lấp tiến hành cách hết các chức vụ trong Đảng.
Tại Gia Lai, ngày 18/10, tiến sĩ Nguyễn Thái Bình - Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Gia Lai đã ký quyết định đề nghị thu hồi bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính, hệ tại chức của bà Hoàng Thị Huê. Lý do bà Huê bị thu hồi bằng Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính vì đã sử dụng bằng THPT giả để học hành.
Trước đó, sau khi có thông tin bà Huê sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, Ủy ban kiểm tra Huyện ủy K'bang đã tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với bà Huê.
Kết quả cho thấy bà Huê đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để lập hồ sơ học và được cấp bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Hiện, bà Huê đã bị cách chức Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Lơ Ku.
Sông Cài
Theo infonet
Còn bao nhiêu hot girl được "nâng đỡ", bổ nhiệm không trong sáng? Lần lượt các tỉnh Thanh Hóa, Đắk Nông, Đắk Lắk ... phát hiện những trường hợp cán bộ nữ dù học tại chức nhưng được ưu ái. Đặc cách viên chức thậm chí chỉ mới là nhân viên hợp đồng nhưng cũng được giao trọng trách trưởng, phó phòng. Câu hỏi được đặt ra, còn bao nhiêu trường hợp như thế chưa lộ?...