Xuân về với chàng trai mù và cô gái liệt
Giữa trưa nắng chang chang, chàng trai mù Lư Trí Thức 27 tuổi, đẩy xe lăn đưa vợ bại liệt Nguyễn Thị Thanh Nga 32 tuổi, đi ăn xin trên đường phố ở khu vực 1, phường Hiệp Thành (TX Ngã Bảy, tỉnh Sóc Trăng).
Hai mảnh ghép một
Nguyễn Thị Thanh Nga sốt cao lúc một tuổi, chân và tay trái bị liệt. Cha đẻ mất sớm, mẹ suốt ngày bài bạc rồi gặp cha dượng là một người nát rượu, ngày nào cũng say xỉn.
Tuổi thơ của Thanh Nga đói rách, tủi nhục. 17 tuổi, Nga trốn nhà theo bạn bè lên thành phố. Ít bữa, bị đám bạn bỏ rơi, không biết nương vào đâu Nga phải ngủ bờ ngủ bụi, đi xin ăn bữa đói bữa no.
Thế rồi đến một ngày số phận gắn kết cô với người thanh niên tên Nhạn. Cô theo Nhạn về nhà nhưng gia đình anh không chịu, hai người mướn nhà trọ ở.
Ít lâu sau, Nga có bầu. Buồn là đúng thời gian đó, Nhạn nghe theo gia đình không đoái hoài đến cô nữa. Biết số phận những ngày tới sẽ gian nan, trong khi thai nhi ngày một lớn, Nga đi bán vé số dành dụm tiền.
Gần tới ngày sinh, cô lần mò về quê, nhờ trời thương kẻ tật nguyền, mẹ tròn con vuông và bé gái được đặt tên Nguyễn Thị Xuân Mai.
Sau một tháng, Thanh Nga gửi con cho bà ngoại, trở lên thành phố, tìm đến nhà Nhạn thì gia đình anh ta ra điều kiện: Muốn thương Nhạn, mỗi ngày phải kiếm cho gia đình anh ta 10.000 đồng gọi là góp gạo.
Khao khát làm dâu, có chồng và được thừa nhận, Thanh Nga chấp nhận điều kiện. Và để có tiền, cô phải đi bán dâm.
Vợ chồng anh Lư Trí Thức, chị Nguyễn Thị Thanh Nga trên đường phố ở phường Hiệp Thành
Đồng tiền tủi nhục kiếm được thường bị cướp sạch, hoặc là Nhạn, kẻ mà cô gọi là chồng hoặc đám xì ke, ma túy những khi Nhạn vắng mặt.
Video đang HOT
Họ thường hung dữ bóp cổ cô lấy tiền mà cô không dám hé răng. Cho đến ngày cô được công an thu gom vào một trung tâm cải tạo.
Ở trại cải tạo 2 năm 6 tháng là những tháng ngày cô thui thủi thèm khát đủ thứ. Nỗi xót xa thương cho thân phận tật nguyền cồn cào nỗi nhớ con, nhớ mẹ.
Tuổi trẻ của Lưu Trí Thức cũng đầy tủi cực. Con trai đầu trong một gia đình 6 anh em vô cùng nghèo khó.
Năm Thức lên 5 tuổi, bị bệnh mù hai mắt. Cuộc sống ngày càng nghèo khổ. Cha mang bệnh nặng không tiền thang thuốc nên đã chết. Miếng đất ở đậu bị lấy lại, hai mẹ con Thức lang bạt đi xin ăn.
Vào một buổi tối đầu tháng 11/2011, Thức cầm hơn 100 tờ vé số mò mẫm đi bán trên cầu Bình Thủy (Bình Thuỷ, Cần Thơ) có chiếc xe máy ghé lại hỏi mua vé số.
Như thường lệ, Thức trao xấp vé số cho người ta lựa để mua, thế rồi kẻ cầm xấp vé số đã phóng xe chạy mất.
Bị cướp trắng tay, không biết đâu mà lần, vừa lo sợ vừa thương mẹ ở nhà đang đói chờ cơm, Thức ngồi xuống vệ cầu Bình Thủy khóc nức nở.
Trên đường, dòng người xe tấp nập lao qua không ai để ý đến chàng trai mù bên lề, cho đến lúc một cô gái bị liệt chân cà nhắc lết đến và dừng lại, đó là Nguyễn Thị Thanh Nga.
Tình yêu và mùa Xuân
Thanh Nga kể: “Thấy chàng trai ngồi khóc, biết là dân bụi gặp nạn, nên em ngồi xuống thăm hỏi. Sau một hồi khuyên lơn, an ủi, sẵn có tiền đi xin trong ngày, em dẫn Thức đi ăn uống”.
Tối đó hai người tâm sự đến khuya, rồi nhận ra nhau là cũng đã từng ở trại cải tạo, bị thu gom lúc Thức đi xin ăn ngủ bờ ngủ bụi, còn Thanh Nga đang bán dâm.
Sau thời gian tìm hiểu, chuyện mất vé số trở thành duyên nợ của hai người, Thức và Thanh Nga đồng ý sống chung làm nghề đi ăn xin.
Hạnh phúc đơn sơ đầu tiên của Thanh Nga là được mẹ chồng chấp nhận làm con dâu. Họ thuê một túp nhà lá để che nắng mưa, cơm nước có mẹ chồng ở nhà lo liệu. Ngôi nhà trở nên ấm cúng, rộn tiếng nói cười.
Niềm tin vào cuộc đời, tình người tưởng như không còn ở Thanh Nga, nay đã được người chồng khiếm thị thắp lên, bừng sáng.
Mong ước lớn nhất của hai người là có nhà, có hộ khẩu, giấy tờ hợp pháp, có sổ hộ nghèo và giấy kết hôn. Thanh Nga cũng ước mong đem con gái năm nay 12 tuổi về nuôi.
Theo 24h
Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân.
Lách luật?
Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Ủy ban Pháp luật chủ trì sáng nay, 24.12, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội (QH) Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục chất vấn lãnh đạo NHNN xoay quanh việc ban hành quy định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC.
Theo bà Khánh, tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua, bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC và đề nghị Thống đốc cho biết quyết định 1623 đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa.
Tuy nhiên, văn bản trả lời, Thống đốc chỉ nói về Nghị định (NĐ) 24 của Chính phủ mà không đề cập đến câu hỏi về quyết định 1623.
Vì vậy, bà Khánh đề nghị lãnh đạo NHNN có mặt tại phiên giải trình làm rõ vì sao NĐ 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng quyết định 1623 của Thống đốc lại quy định cụ thể và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và doanh nghiệp (DN) khác bị thiệt hại. Vì sao trước khi ban hành quyết định này không lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan, DN và ý kiến người dân?.
Đại diện NHNN cho rằng, quyết định 1623 không gây thiệt hại cho người dân
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Ngoài ra, theo bà Khánh, quyết định 1623 có nội hàm là văn bản quy định pháp luật nhưng không hiểu vì sao văn bản này lại không được NHNN ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
"Vậy có phải sơ suất hay là kiểu lách luật trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Đối với những thiệt hại của người dân và DN do những thực hiện của quyết định 1623 gây ra, trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và trách nhiệm Thống đốc nói riêng như thế nào?", bà Khánh chất vấn.
Có mặt tại phiên giải trình, Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình giải thích: Liên quan đến ổn định thị trường vàng, Chính phủ đã ban hành NĐ 24, trong đó có nội dung rất quan trọng liên quan đến trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng (Điều 16) là phải thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng; có trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ.
Không gây thiệt hại cho dân!
Cũng theo ông Bình, sau khi NĐ 24 có hiệu lực, việc sản xuất vàng miếng đã không được đại trà như trước đây nữa mà thuộc độc quyền của NHNN.
Để thực hiện trách nhiệm của NHNN về vấn đề quyết định tổ chức sản xuất vàng miếng và phương thức thực hiện, ngày 23.8.2012 Thống đốc ban hành quyết định 1623, trong đó nói rõ phạm vi điều chỉnh của quyết định này là quy định việc tổ chức và sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.
"Đây là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN Việt Nam, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tôi nghĩ rằng với các quy định về trách nhiệm của NHNN trong NĐ 24, chúng tôi cho rằng quyết định này được ban hành rất hợp hiến và hợp pháp", ông Bình nói.
Đại diện lãnh đạo NHNN cũng khẳng định đã làm đúng trình tự thủ tục ban hành quy định, đã xin ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan, làm việc với UBND TP.HCM (chủ sở hữu của Công ty SJC...).
Trả lời chất vấn của bà Khánh liên quan đến việc độc quyền vàng miếng SJC có gây thiệt hại cho dân không, ông Bình cho rằng, NĐ 24 và các quy định của NHNN cũng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC, nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác muốn chuyển sang thương hiệu SJC.
Về việc này, NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại trở thành thương hiệu SJC; người dân phải nộp phí gia công mỗi lượng vàng 50.000 đồng.
"Tôi cho rằng việc ban hành quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân", Phó thống đốc NHNN quả quyết.
Theo TNO
"Đại gia" lại mất điểm Khi đám mây đen bao quanh một số "đại gia" còn chưa tan sau những vụ thâu tóm doanh nghiệp hay liên quan đến các lợi ích nhóm, vụ bị mất cắp sừng tê bạc tỉ của ông Trầm Bê lại khiến cho các "đại gia" càng thêm "mất điểm" trong sự đánh giá của xã hội. Văn hóa hay tầm của các...