Xuân Mai đi vay gần 2.300 tỷ gấp 3 lần vốn chủ sở hữu, quý I/2019 lỗ 10 tỷ đồng
Chuẩn bị tái xuất lại trên sàn chứng khoán sau 5 năm vắng bóng nhưng tình hình kinh doanh và tài chính của Xuân Mai lại khó khăn khi trong quý I/2019 đã lỗ 10 tỷ đồng, chưa kể tổng nợ vay gần 2.300 tỷ đồng gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (Mã: XMC) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019.
Số liệu kinh doanh quý I/2019 của Xuân Mai (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019)
Quý I, Xuân Mai đạt 327 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng tới 30% so với cùng kỳ năm 2018.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019
Doanh thu kỳ này tăng mạnh nhờ mảng xây lắp quý I/2019 gấp 5,2 lần so với quý I/2018 và doanh thu dịch vụ tăng tới 149%. Ngược lại mảng kinh doanh bất động sản lại giảm mạnh trên 50% còn gần 85 tỷ đồng.
Doanh thu tăng trưởng song chi phí tài chính cụ thể là chi phí lãi vay cùng chi phí quản lý doanh nghiệp đã “ăn mòn” hết lợi nhuận gộp của Công ty khiến doanh nghiệp báo lỗ gần 10 tỷ đồng trong kỳ. Tuy nhiên số lỗ của quý I/2019 vẫn giảm so với con số lỗ 23 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Năm 2019, Xuân Mai lên kế hoạch doanh thu 3.957 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng. Hết quý I, Công ty mới chỉ thực hiện được 8% mục tiêu doanh thu và còn còn quá xa vời mục tiêu lợi nhuận năm.
Tại ngày 31/3/2019, tổng tài sản của Xuân Mai đạt 4.459 tỷ đồng. Trong đó khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp lên tới 2.401 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng nguồn vốn. Công ty đã phải trích gần 93 tỷ đồng để dự phòng cho các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi. Công ty có có khoản phải thu dài hạn cùng ngắn hạn lớn nhất ở Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu tổng cộng hơn 722 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019
Hết quý I/2019, hàng tồn kho của Xuân Mai hơn 743 tỷ đồng trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 651 tỷ đồng không được thuyết minh chi tiết. Bên cạnh đó, Công ty có 79 tỷ đồng chi phí xây dựng dở dang dài hạn.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019
Tại ngày 31/3/2019, Xuân Mai đang có khoản đầu tư 258 tỷ đồng vào 5 công ty liên doanh, liên kết cùng gần 157 tỷ đồng vào 3 đơn vị khác. Trong đó, đáng lưu ý có Công ty cổ phần Bê tông Xuân Mai Miền Nam đã phải trích lập dự phòng toàn bộ số tiền đầu tư hơn 40 tỷ đồng. Tương tự, Công ty cổ phần Xuân Mai Đà Nẵng và Công ty cổ phần Du lịch Khách sạn Suối Mơ cũng phải trích lập dự phòng toàn bộ lần lượt 24,5 tỷ và hơn 1,8 tỷ đồng tiền đầu tư.
Hết quý I, tổng nợ đi vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng của Xuân Mai là 1.292 tỷ đồng cùng với khoản nợ vay qua trái phiếu 1.000 tỷ đồng (kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10%/năm). Tổng nợ đi vay đã gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu. Việc đẩy mạnh vay nợ khiến chi chi phí lãi vay trong quý I/2019 của Xuân Mai lên tới 48 tỷ đồng.
Xuân Mai có hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, kinh doanh phát triển nhà. Công ty từng niêm yết trên sàn Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào ngày 20/12/2017. Tuy nhiên tới ngày 12/11/2013 Công ty lại hủy niêm yết để tái cấu trúc.
Sau đó mới đây vào cuối tháng 3/2019, HNX lại chấp thuận cho Xuân Mai được đăng ký giao dịch gần 55 triệu cổ phiếu trên UPCoM.
Hoàng Kiều
Theo doanhnghiepvn.vn
Doanh nghiệp nào "hào phóng" chi hàng nghìn tỷ đồng trả cổ tức năm 2018?
Cổ đông Nhà nước có thể thu về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức nhờ sở hữu cổ phần tại nhiều doanh nghiệp trên sàn.
Ảnh minh họa.
Mùa Đại hội cổ đông năm 2019 sắp khép lại, bức tranh cổ tức các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng được định hình với nhiều cái tên "hào phóng" chi trên 1.000 tỷ đồng cổ tức năm 2018 cho cổ đông.
Quán quân lợi nhuận năm 2018, CTCP Vinhomes (mã VHM) mới đây đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2019 trong đó có nội dung phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 với việc chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 10% bằng tiền, tương ứng 3.349 tỷ đồng. Thời gian dự kiến trong quý III/2019.
Xếp sau Vinhomes và Vietcombank về lợi nhuận tuy nhiên Tổng Công ty Khí Việt Nam-CTCP (PVGas - mã GAS) mới chính là cái tên chịu chi nhất trên sàn với tổng số tiền cổ tức năm 2018 lên đến 7.656 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 40%. PVGas đã thanh toán 20% cổ tức đợt 1 vào tháng 10 năm ngoái, 20% cổ tức còn lại dự kiến được chi trả trong quý II/2019 theo danh sách cổ đông đã chốt ngày 18/03/2019.
Một cái tên hiếm hoi đang giao dịch trên UpCOM lọt vào nhóm này là Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM - mã VEA) với số tiền dự chi cổ tức năm 2018 cho cổ đông lên đến 5.181 tỷ đồng (tương ứng tỷ lệ 38,84%). Năm vừa qua, VEAM thu về 7.047 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.
Trong khi đó, Tổng CTCP Bia- Nước giải khát Hà Nội (Habeco - mã BHN) là doanh nghiệp duy nhất có lợi nhuận dưới 2.000 tỷ đồng trong dánh sách trên. Tại Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, cổ đông của Habeco đã thông qua phương án chi gần 1.752 tỷ đồng trả cổ tức năm 2018, tương ứng tỷ lệ 75,57%.
Do nguồn lợi nhuận sau thuế còn lại chỉ hơn 201 tỷ đồng, doanh nghiệp sẽ phải huy động thêm 1.533 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển và 17,6 tỷ đồng cổ tức của CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.
Cổ đông Nhà nước "bội thu" từ cổ tức
Ngoài Vinhomes, Vincom Retail và Vietjet Air, trong cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp chi cổ tức năm 2018 hơn 1.000 tỷ đồng đều ít nhiều có yếu tố "nhà nước".
Cụ thể, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ trực tiếp thu về 10.599 tỷ đồng cổ tức từ 88,47% cổ phần của VEAM; 83,85% vốn tại Petrolimex; 96,19% vốn tại Vietnam Airlines; 81,79% cổ phần của Habeco và 36% cổ phần tại Sabeco.
Ngoài ra, với việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sở hữu tới 95,76% cổ phần tại PVGas và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ 30% cổ phần của Vinamilk và 7,8% cổ phần của MBBank, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có thể gián tiếp nhận được 8.823 tỷ đồng cổ tức.
Trong khi đó, 74,8% cổ phần tại Vietcombank sẽ mang về cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) hơn 2.219 tỷ đồng cổ tức.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Thương chiến Trung - Mỹ "leo thang", tiền đổ vào chứng khoán Việt Ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, với diễn biến của chiến tranh thương mại đang ngày một căng thẳng, "cái vui đang ít hơn rất nhiều thách thức" đối với kinh tế Việt Nam. Dù vậy, chứng khoán Việt vẫn đang chứng kiến dòng tiền đổ mạnh và các chỉ số vẫn "xanh". Phiên giao dịch sáng nay (21/5), các chỉ số trên...