Xuân Lan: ‘Đừng mang bằng cấp để lòe thiên hạ’
Vị giám khảo cá tính của Vietnam’s Next Top Model cho biết dù không xuất hiện nhiều trên sàn diễn quốc tế, cô vẫn đủ năng lực và tư cách để dẫn dắt học trò phát triển sự nghiệp ở nước ngoài.
Tôi không tốn thời gian phản bác những chỉ trích
- Là một người mẫu đàn chị, một vedette của làng thời trang Việt Nam, nhưng nhiều người nhận xét chị vẫn chưa hoàn thành vai trò của một giám khảo. Chị nghĩ sao về vai trò của mình hiện giờ?
- Quan trọng nhất, những người nhận xét đó là ai? Sau khi tôi làm giám khảo của hai mùa VNTM, tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp, có khen, có chê. Và tôi biết rằng khả năng làm việc của tôi đến đâu, biết mình là ai và cần làm điều gì tốt nhất cho tất cả thí sinh. Cho dù, những lời nhận xét này có như thế nào thì tôi vẫn đang làm giám khảo 2 mùa liên tiếp.
Nhà sản xuất phải nhìn thấy rằng chúng tôi làm việc thực sự có hiệu quả hay không thì mới quyết định mời cộng tác. Thế nên, khi nhận được những lời góp ý chân thành, tôi rất cám ơn và sẽ cố gắng hoàn thiện mình hơn. Còn đối với những ý kiến chỉ trích và tỏ ra không thích thì tôi không có thời gian để phải thuyết phục hay thay đổi ý định. Tôi cần rất nhiều thời gian để tập trung cho công việc.
- Nhiều ý kiến cho rằng chương trình năm nay trôi đi quá nhanh, không đọng lại bằng mùa giải trước, chị Lala thấy thế nào?
- Mỗi năm có một tiêu chí khác nhau. Nếu như ở mùa giải 2011, bạn thấy những gương mặt hoàn toàn ấn tượng và cá tính thì năm nay tiêu chí đã thay đổi. Quyến rũ, nổi bật, cá tính là 3 tiêu chí mới để chọn lựa thí sinh cho mùa 2012. Thế nên, thí sinh sẽ xinh xắn hơn, nhẹ nhàng hơn, quyến rũ hơn. Có nhiều ý kiến không ấn tượng bằng mùa trước và cũng có nhiều ý kiến khen chương trình năm nay hấp dẫn, thí sinh trông xinh xắn hơn. Đó là những ý kiến chung chung của khán giả yêu mến và theo dõi chương trình.
Riêng đối với BTC và BGK thì làm cách nào để phải thay đổi mới lạ, hấp dẫn cho mỗi năm là điều vô cùng khó. Khán giả truyền hình ngày càng khó tính hơn, thế nên, sự tính toán của BTC cũng phải khéo léo hơn mới phục vụ được yêu cầu của khán giả.
- Em thấy từ đầu mùa, chị cực kì “khó ưa”, đến cuối chương trình thì chị lại cực kì dễ ưa. Vậy đâu mới là bản chất con người thực sự của chị?
- Đâu cũng là bản chất thật của tôi hết. Vì với quan niệm đơn giản rằng: dạy con từ thủa con thơ, dạy “trò” từ thủa bơ vơ mới về. Tôi muốn ngay từ đầu các em phải xác định rõ mục tiêu khi đến với cuộc thi này là gì. Và khi xác định cuộc thi xong thì các em phải học bài học đầu tiên là ý thức chuyên nghiệp và phải thực sự tập trung trong những bài học của mình.
Có một vài em thí sinh đến với cuộc thi, chỉ với mục đích giao lưu và học hỏi, các em được gặp gỡ được ăn ngon mặc đẹp, được quay hình là các em đã đủ vui rồi. Khi hỏi các em có muốn tham gia tiếp hay không thì trả lời muốn ra sao cũng được. Nghề người mẫu vốn là một nghề vốn đã bị nhiều định kiến của xã hội. Thêm vào đó, những người mẫu không chuyên nghiệp trước đó đã gây mất lòng tin với khán giả về cách làm việc của mình. Thế nên, trong những ngày đầu tiên các em đến với chương trình, các em phải được đặt vào một kỷ luật sắc để các em hiểu được rằng “nghề này không hề đơn giản, để có được thành công thì các em phải đổ mồ hôi, nước mắt rất nhiều”.
Cái khó nhất của tôi là làm sao để mỗi thí sinh đến với cuộc thi bỏ được thói quen dựa giẫm gia đình từ nhỏ. Để thích nghi với lịch học khắc nghiệt hoàn toàn mới thì các em phải bỏ hết những tính yếu đuối, nhút nhát của mình. Các em phải thực sự là chính mình và phải tự lực hoàn thiện những bài học cơ bản của nghề nghiệp.
Đừng mang bằng cấp để “lòe” thiên hạ
- Bản thân chị chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hoạt động nghề ở nước ngoài, nhất là những sàn diễn lớn, nhưng chị lại là người đào tạo về chuyên môn cho các thí sinh VNTM về kỹ năng trình diễn ở cả trong và ngoài nước. Việc này giống như một cử nhân lại dạy ở chương trình thạc sĩ vậy. Chị cảm thấy sao về suy nghĩ này của em?
Video đang HOT
- Khi các em được đào tạo nhuần nhuyễn tất cả những kỹ năng cần thiết của một người mẫu chuyên nghiệp thì ở đâu các em cũng có thể biểu diễn được tốt. Công ty Tài hoa Việt của tôi tổ chức nhiều chương trình lớn, nên tôi nghĩ mình đủ hiểu những yêu cầu của những sàn diễn lớn cần gì. Quán quân Hoàng Thùy năm 2011, sau khi học với tôi đã đạt được giải “Best catwak” trong cuộc thi Top Model Of The World 2012.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể tự học hỏi qua những chương trình đào tạo từ xa. Quan trọng tôi muốn nhấn mạnh rằng không phải lúc nào cũng đưa bằng cấp ra lòe thiên hạ, mà chỉ cần bạn có đủ khả năng để làm việc được hay không.
- Quan điểm của chị Xuân Lan khi chương trình cho phép Nguyễn Ngân trở lại với top 7 thế nào? Giả sử Nguyễn Ngân tiếp tục lọt vào top 3 thì cũng với vai trò khán giả, chị có thể chia sẻ suy nghĩ của mình và dự đoán tình hình dư luận?
- Tôi nghĩ rằng sau trường hợp của Nguyễn Ngân thì các em có đủ điều kiện đăng ký dự thi VNTM sẽ yên tâm hơn rất nhiều. Thực ra, Nguyễn Ngân không vào top 3 nên tôi không thể nói chuyện giả sử ở đây được. Tôi nghĩ, nếu đã yêu mến chương trình thì các bạn nên yêu mến tất cả những thí sinh đồng hành từ đầu đến giờ. Vì tất cả những thí sinh đều là những cô gái rất trẻ, hồn nhiên, sống rất thật lòng và còn quá ngây ngô để học những điều mới lạ từ nghề người mẫu.
Cuối cùng, chỉ có một người trở thành quán quân nhưng chúng ta có cả một thế hệ người mẫu mới, chuyên nghiệp hơn và đã khẳng định tên tuổi của mình trên sàn diễn thời trang quốc tế.
- Việc Thiên Trang, Mai Giang, Mỹ Vân lọt vào top 3 là do 3 thí sinh này có nhưng bức ảnh xuất sắc chụp tại New York. Tại sao VNTM lại không cộng điểm từng phần để có độ chính xác nhất?
- Chúng tôi đánh giá thí sinh theo cả quá trình từ đầu cho đến kết thúc. Tất cả những khuyết điểm của thí sinh đã được nhận xét và đánh giá từ những tập đầu tiên. Trong một quá trình dài thì các em phải cạnh tranh nhau để thể hiện nỗ lực học hỏi hết mình. Các em cũng phải biết khắc phục khuyết điểm thật nhanh. Nếu ai không làm tốt thì cơ hội sẽ thuộc về người khác.
Một người mẫu chuyên nghiệp thì tất cả những yêu cầu của công việc đều phải bảo đảm. Từ catwalk, chụp ảnh, quay phim hoặc tham gia bất cứ một talkshow nào, hoặc xuất hiện trước công chúng, thậm chí đòi hỏi kỹ năng diễn xuất cũng phải bảo đảm có sự tiến bộ, nếu chỉ giỏi ở một mặt nào đó thì không đủ yếu tố để trở thành quán quân vì quán quân phải là người làm tốt nhất những yêu cầu trên.
- Nhã Trúc bị loại vì chiều cao khiêm tốn so với bạn thi. Tại sao ngay từ đầu chương trình không đưa ra quy định thí sinh phải có chiều cao trên 1,75m mới được dự thi? Chị có sợ kết quả Nhã Trúc bị loại sẽ làm những cô gái có kiến thức, đam mê nghề và đang chập chững vào nghề nhưng thấp dưới 1,75m sẽ cảm thấy thất vọng và không tin vào sự nỗ lực bản thân nữa?
- Đây là một cuộc thi người mẫu, từ top 7 chúng tôi phải loại 4 người để chọn top 3 là một quyết định rất khó khăn. Về ngoại hình bảo đảm tố chất của một người mẫu thì top 3 có ngoại hình chuẩn hơn Nhã Trúc. Nhã Trúc là một cô gái rất đáng yêu, rất thông minh nhưng catwalk của em vẫn không phải nằm trong top xuất sắc.
Bạn nói như vậy thì thiệt thòi cho các thí sinh còn lại, nếu ai cũng mặc định “chân dài thì não ngắn” thì ngoài Nhã Trúc là thí sinh đặc biệt của cuộc thi, các thí sinh còn lại có bị khắt khe trong phần đánh giá hay không? Chính vì sự thông minh của Nhã Trúc, vì sự chiến thắng của em ấy trong phần thi challenges và photoshoot đã giúp cho em ấy đi đến tận tập cuối cùng trước đêm chung kết. Tôi tin chắc rằng Nhã Trúc là một cô gái sẽ thành công vang dội sau khi đêm chung kết của cuộc thi VNTM 2012 khép lại.
- Tại sao cuộc thi tìm kiếm người mẫu Việt Nam, chỉ dành cho người mẫu nữ? Chương trình có định mở rộng tìm kiếm người mẫu nam hay không?
- Hiện tại phiên bản gốc American’s Next Top Model vừa hoàn thành xong phiên bản dành cho nam. Chúng tôi không hứa trước nhưng cũng có thể đây là những suy nghĩ mới hơn để thay đổi cho một phiên bản của VNTM.
Công chúng không nên khắt khe với các cô gái trẻ
- Chị nhận xét sao về những ý kiến cho rằng Thiên Trang luôn đố kị và ghen ghét với các bạn?
- Thiên Trang là một cô gái 18 tuổi, sống rất bản năng và thẳng tính, yêu ghét rõ ràng. Tôi nghĩ sống thật với chính mình là một điều rất tốt. Chúng tôi dạy thí sinh rằng, ngoài việc làm nghề chuyên nghiệp thì phải học cả phong cách sống. Thiên Trang đang cố gắng khắc phục những khuyết điểm của mình. Quan trọng là người ta không sống giả dối với nhau. Ngay cả bản thân khán giả, khi tiếp xúc với một người giả dối thì khán giả có thích hay không? Vậy thì tại sao mọi người lại “ném đá” một cô gái sống thật với bản năng của mình như vậy. Điều muốn nhấn mạnh ở đây, một cô gái lần đầu tiên bước ra khỏi nhà để tham gia cuộc thi ở lứa tuổi 18 thì em ấy cần rất nhiều thời gian để học cách hoàn thiện con người và học luôn cách “lấy lòng” công chúng.
- Người mẫu Trang Trần từng tuyên bố dù Xuân Lan có thế lực thế nào cũng chả ảnh hưởng đến sự nghiệp của cô ấy. Chị nghĩ sao về chuyện đấu đá trong nghề, khi một mẫu đàn em như Trang Trần vẫn có thể thoải mái “chặt chém” về chị như vậy?
- Tôi không có thời gian để “chặt chém” ai và tôi cũng không thích làm cái cớ để người ta vịn vào để đánh bóng tên tuổi. Thế nên, ai muốn tuyên bố gì thì tuyên bố, tôi chỉ muốn tận dụng sự tối đa thời gian của mình để làm việc tốt. Khi tôi làm việc tốt thì khán giả sẽ nhìn nhận và thương yêu tôi nhiều hơn, lúc đó, tôi sẽ sống được với nghề lâu hơn.
- Chị nghĩ gì nếu top 3 Next Top Model mùa giải 2012 sẽ vượt mặt chị, lấn áp, thậm chí có thể soán ngôi vị của chị trong năm tới, và trở thành vị trí host mà chị đang đảm nhiệm? Chị có cảm thấy khó chịu hay có thể chèn ép đàn em để mình không bị vượt mặt?
- Người xưa có câu: “tre già thì măng mọc” và cũng có câu “sóng sau dập đầu sóng trước”, đó là quy luật. Tôi là thế hệ người mẫu trước, tôi đã hết tuổi nghề để biểu diễn thế nên tôi đang tiếp tục công việc của mình là tìm kiếm những ngôi sao cho làng người mẫu Việt Nam. Điều đó cũng là soán ngôi vị vedette của tôi trên sàn diễn một thời rồi. Tôi rất mong học trò của mình có những bước thành công, khẳng định tên tuổi và có nhiều kinh nghiệm cũng như tôi mong các em nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề để một ngày nào đó các em sẽ ngồi ở vị trí của tôi bây giờ.
Hiện tại các thí sinh của VNTM 2012 đã làm được những điều mà tôi mơ ước cả đời cũng không làm được. Đó là khẳng định được tên tuổi của mình trên sàn diễn thời trang danh tiếng của thế giới. New York Fashion Week, là một giấc mơ rất lớn với tất cả những người mẫu trên toàn thế giới. Tôi rất tự hào về sự thành công của các học trò của mình. Mỗi khi ai đó có những thành quả mới thì tôi còn hạnh phúc hơn các em rất nhiều vì sự nỗ lực của tôi với công việc đã gặt hái được thành công.
- Nếu người học trò mà chị đào tạo sau khi nổi tiếng rồi trở mặt với chị thì chị sẽ làm gì? Chị có dùng mọi cách để hủy danh tiếng của người đó không?
- Nếu không may tôi có ai đó đã từng là học trò của mình mà quên những câu dạy cơ bản như: “tôn sư trọng đạo”, “một chữ cũng là thầy mà nửa chữ cũng là thầy”, “không thầy đố mày làm nên”, thì coi như đây là một trường hợp không may mắn. Tôi nghĩ người ta sống với nhau phải vì cái tình, phải có trước có sau thì mới có nhiều duyên may. Còn khi bạn sống theo một mục đích nào đó, bất chấp hết tình nghĩa, đạo lý thì liệu bạn sống như vậy được đến bao lâu khi bạn không có nhiều người yêu mến ủng hộ cho bạn.
Không bàn chuyện riêng khi đang làm giám khảo
- Tôi từng khá ngưỡng mộ cuộc hôn nhân của chị và đạo diễn Thành Nam. Nhưng thời gian gần đây, tôi không thấy chị nhắc nhiều tới anh ấy trên mặt báo. Ông xã có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của chị? Kết hôn cũng đã lâu, chị định khi nào mới sinh con?
- Khi bắt đầu làm việc với VNTM, tôi đã cam kết rằng hình ảnh của mình phải là hình ảnh của người phụ nữ của công việc. Chuyện gia đình tôi cũng muốn giữ riêng cho mình nên từ giờ trở về sau tôi sẽ không trả lời câu hỏi nào liên quan đến tình cảm riêng tư nữa.
- Chị quyết định giữ kín chuyện riêng tư của chị, nhưng chị nghĩ sao khi vẫn lên trang cá nhân chia sẻ chuyện yêu đương, nhớ nhung một ai đó và thậm chí là còn gây sốc khi hôn môi Đàm Vĩnh Hưng. Chị có thể giải thích về chuyện này?
- Trang cá nhân là nơi tôi chia sẻ cho cá nhân tôi, những người bạn của tôi có thể hiểu dược tôi đang vui hay buồn. Đôi khi những sự nhớ nhung của tôi không dành cho một nhân vật nào đó mà nó chỉ là gây cảm xúc vui vẻ, thoải mái cho một ngày mới.
Chuyện hôn anh Đàm Vĩnh Hưng là chuyện bình thường, anh em chúng tôi thương nhau thì thể hiện tình thương. Chúng tôi có quyền chọn lựa cách thể hiện tình thương của mình. Chúng tôi không muốn xin ý kiến của ai để thể hiện tình thương hết. Còn việc gây sock, tôi nghĩ nó không phù hợp với quan điểm sống của tôi. Ai không hiểu vẫn cố ý hiểu như vậy thì là hiểu sai, thế thôi!
- Sau một số chuyện ồn ào gần đây như khóa môi Mr Đàm hay tham gia vở kịch cạnh khóe Ngọc Trinh, phải chăng đó là những bước đi đầu tiên trong việc thay đổi hình ảnh của chị. Và đó là do chủ định cá nhân hay do ảnh hưởng của “sự thị phi ” từ mặt trái showbiz Việt?
- Việc tham gia vở kịch, tôi nghĩ rằng ngoài việc là người mẫu thì tôi còn là diễn viên kịch chuyên nghiệp. Khi tôi nhận một vai diễn nào đó thì tôi phải diễn cho tròn vai và phải tôn trọng ý đồ của đạo diễn. Khi diễn xuất với vở kịch nào đó, tôi là nhân vật, không phải là Xuân Lan của đời thường. Thế nên, đừng gán ghép đó là những bước đi đầu tiên trong việc thay đổi hình ảnh gì của tôi hết. Tôi tạo dựng hình ảnh cho mình hơn chục năm nay rồi, tôi chỉ làm cho mình ngày càng hoàn hảo và đẹp hơn thôi.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo Infonet
Đào tạo nghề lại cấp bằng cử nhân
Nhiều cơ sở giáo dục chỉ đào tạo nghề hoặc trình độ cao đẳng nhưng lại thông báo cấp bằng cử nhân cho người học sau khi tốt nghiệp.
ĐH Bách khoa Hà Nội có một số chương trình đào tạo gọi là cử nhân quản trị tài chính kế toán quốc tế, cử nhân quản trị tài chính kế toán quốc tế CIMA và cử nhân mỹ thuật đa phương tiện quốc tế... Theo thông tin quảng bá, các chương trình này tuyển thẳng thí sinh thi ĐH và xét tuyển dựa trên học bạ của thí sinh tốt nghiệp THPT. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận văn bằng được công nhận trên toàn cầu. Đồng thời chương trình còn tạo cơ hội cho sinh viên có được các bằng cấp theo hệ thống văn bằng quốc gia.
Ảnh minh họa
Đây là những chương trình đào tạo nghề nghiệp do ĐH Bách khoa Hà Nội hợp tác với một số đơn vị dạy nghề của nước ngoài như: Microsoft (Mỹ), CIMA (Anh), Arena (Ấn Độ). Vì vậy khi tốt nghiệp, người học chỉ được cấp các chứng chỉ nghề nghiệp chứ không phải là văn bằng cử nhân như tên gọi của chương trình đào tạo.
Không những thế, những chương trình này chỉ do các đơn vị kinh doanh thuộc Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển công nghệ Bách Khoa Hà Nội (BK-Holdings) - một hệ thống doanh nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội đứng ra tổ chức đào tạo. Sau đó liên kết với CĐ nghề Bách khoa cũng thuộc hệ thống doanh nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội để cấp bằng cao đẳng nghề cho người học. Tuy nhiên, các đơn vị này đã gọi bằng cao đẳng nghề là bằng cử nhân.
Ở một số trường nghề thuộc sự quản lý của Bộ LĐ-TB-XH cũng gọi chương trìnhđào tạo nghề là đào tạo cử nhân hoặc đào tạo cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT. CĐ Nghề mỏ Hồng Cẩm - Vinacomin đã gọi bằng cấp của chương trình cao đẳng nghề là cử nhân. CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ LADEC (TP.HCM) còn gọi chương trình cao đẳng nghề là bậc cao đẳng chính quy! Thông báo chiêu sinh của trường này ghi rõ: "Học sinh chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hóa được tuyển thẳng vào học hệ cao đẳng chính quy".
Ông Dương Đức Lân, Phó tổng cục trưởng - Tổng cục Dạy nghề - Bộ LĐ-TB-XH khẳng định: "Các trường đào tạo nghề chỉ được cấp bằng tốt nghiệp các bậc học nghề như trung cấp nghề, cao đẳng nghề chứ không phải là bằng cử nhân. Việc gọi tên bằng cao đẳng nghề là bằng cử nhân là sai hoàn toàn. Các trường cũng không được phép gọi bậc cao đẳng nghề là cao đẳng vì đây là 2 hệ thống giáo dục khác nhau. Việc gọi tên lập lờ như vậy để các trường dễ chiêu sinh".
Đánh lừa người học
Không chỉ có các trường cao đẳng nghề lập lờ về bằng cấp mà một số trường ĐH, CĐ thuộc hệ thống của Bộ GD-ĐT cũng gọi bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng là bằng cử nhân.
CĐ Kinh tế - Kỹ thuật TƯ thông báo chiêu sinh một số ngành học trình độ cao đẳng nhưng lại cho rằng sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân. Các trường khác như CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng), ĐH Nội vụ Hà Nội, CĐ Công nghệ Viettronics cũng gọi như vậy. Tại lễ tốt nghiệp cho sinh viên hệ đào tạo cao đẳng năm 2012, các trường này đã gọi hệ đào tạo này là cử nhân cao đẳng hoặc gọi sinh viên mới tốt nghiệp là các tân cử nhân...
Theo quy định hiện hành về mẫu văn bằng của Bộ GD-ĐT, chỉ có tốt nghiệp ĐH một số ngành mới được gọi là cử nhân. Đối với bậc cao đẳng, bằng tốt nghiệp của sinh viên là cao đẳng, hoàn toàn không có bằng nào được gọi tên là cử nhân cao đẳng hay cử nhân cao đẳng nghề.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, khẳng định: "Việc gọi tên bằng cấp như vậy là vi phạm pháp luật. Luật Giáo dục từ năm 2008 đến nay, không có quy định cách gọi nào như vậy. Việc cố tình gọi bằng cao đẳng nghề thành bằng cử nhân là hành vi lừa dối người học cần phải được chấn chỉnh".
Theo Thanh Niên
Thái Lan muốn AIT trở lại hội đồng cũ Vấn đề của Viện Công nghệ châu Á (AIT) không còn là chuyện giữa học viên với ban điều hành viện mà đã trở thành chuyện giữa các nước thành viên trong Hội đồng quản trị (gồm 9 nước thành viên đã ký kết) với nước chủ nhà Thái Lan. Đây cũng là vấn đề mà quốc hội nước này quan tâm. Tuần...