Xuân Bắc: Kịch bản Táo quân có năm lên tới 120 trang
Nghệ sĩ Xuân Bắc tiết lộ có những năm kịch bản Táo quân lên tới khoảng 120 trang và dù được cập nhật, thay đổi liên tục nhưng cuối cùng kịch bản vẫn là… 120 trang.
Các nghệ sĩ chụp ảnh kỷ niệm Táo quân 2015
Trong một buổi ghi hình chương trình đặc biệt phát sóng dịp Tết Nguyên đán của VTV, hai diễn viên thủ vai Nam Tào và Bắc Đẩu là NSƯT Xuân Bắc và NSƯT Công Lý đã tiết lộ kịch bản khủng của Táo quân. Theo tiết lộ của cả 2, kịch bản Táo quân 2016 có con số rất lớn là 120 trang. Tuy nhiên vấn đề khó khăn ở đây chính là kịch bản đó sẽ liên tục được thay đổi, phụ thuộc vào sự sáng tạo, tùy biến của các diễn viên khi tập.
“Kịch bản Táo quân có ít nhất khoảng 120 trang” – NSƯT Xuân Bắc nói với giọng vừa nghiêm túc vừa dí dỏm – “Dù được cập nhật, thay đổi liên tục nhưng cuối cùng kịch bản vẫn là… 120 trang”.
“Khi chúng tôi tập, có ít nhất 3 thư ký bên cạnh và họ sẽ chỉ làm một nhiệm vụ là sửa chỗ nào, thêm cái gì vào” – Xuân Bắc nói tiếp – “Có những lúc chúng tôi bịa thành một mạch và ai phụ trách vai nào phải bổ sung thêm những nội dung mới đó vào kịch bản vì một người sẽ không thể làm được công việc đó”.
Nghệ sĩ Xuân Bắc, Minh Hằng, Vân Dung, Quốc Khánh trong chương trình Táo quân 2015
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải cũng chia sẻ, kịch bản có thể bị thay đổi tới 60% so với bản gốc. 4 người chủ chốt tham gia dựng khung chương trình, trong đó đạo diễn Đỗ Thanh Hải và Đinh Tiến Dũng (Giáo sư Cù Trọng Xoay) vẫn đóng vai trò chủ lực.
Còn Tiến Dũng- Giáo sư Xoay cho biết, năm nay anh vẫn tham gia viết kịch bản cho chương trình Táo quân năm Đinh Dậu 2017. Vì bận rộn với việc viết kịch bản nên thời gian này, mỗi ngày, anh chỉ được ngủ khoảng 3 – 4 tiếng.
Đinh Tiến Dũng cũng chia sẻ về những băn khoăn trong thời gian đầu tham gia viết kịch bản cho Táo quân. Anh bảo, khi mới viết kịch bản Táo quân, anh thường tự hỏi rốt cục viết kịch bản hài để làm gì? Có phải dùng lời lẽ sắc sảo, thâm sâu để làm người khác đau không? Có những người làm việc chưa đúng, mình lợi dụng chuyện đó để tấn công họ, đem họ làm trò cười, làm như thế liệu có hay?
Nghệ sĩ Quốc Khánh, Công Lý, Quang Thắng trong Táo quân 2016
Tuy nhiên sau đó anh nhận ra rằng, nếu mình viết tiết mục hài, cũng là để mọi người cười yêu thương nhau hơn. Tiếng cười xóa tan những nghi kỵ, ghen ghét và làm con người xích lại gần nhau. Cười để rồi quay sang nhìn người bên cạnh thấy vui hơn chứ không phải một người cười nhưng bao nhiêu người bên cạnh thấy khó chịu hay đau khổ.
Khi được hỏi, là người viết kịch bản, nhưng vì sao nhiều vấn đề thời sự nóng đã xảy ra trong năm bị bỏ rơi. Giáo sư Xoay giải thích: “Táo quân là một chương trình nghệ thuật chứ không phải là một báo cáo, tổng hợp các sự kiện diễn ra trong một năm”.
Giáo sư Cù Trọng Xoay – Đinh Tiến Dũng
Video đang HOT
“Hơn nữa, có những sự kiện đưa lên sân khấu sẽ vui, nhưng cũng có những cái chưa vui. Chẳng hạn như những sự kiện có nhiều người thiệt mạng, các bạn cho rằng, đó là vấn đề bức xúc nhưng đưa lên sân khấu để lấy tiếng cười thì rất vô duyên, chưa kể bạn bè, người thân của những người đã qua đời thấy đau lòng”- Tiến Dũng nói.
Theo Danviet
Cuộc sống bí ẩn của Thương "Phía trước là bầu trời" sau 15 năm
Sau vai diễn Thương "cô giáo", diễn viên Thu Nga lui về ở ẩn và chăm sóc gia đình nhỏ
Phát sóng vào năm 2001, bộ phim Phía trước là bầu trời của đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã tạo nên cơn sốt trên màn ảnh nhỏ lúc bấy giờ.
Phim khai thác cuộc sống của những bạn trẻ xa quê lên Hà Nội trọ học, lập nghiệp. Mỗi người một hoàn cảnh, họ cùng chung khát vọng có được công việc tốt và đổi đời khi cố gắng bám trụ ở thành phố.
Vai Thương trong "Phía trước là bầu trời" do diễn viên Thu Nga thể hiện.
Diễn viên Thu Nga vào vai Thương - cô sinh viên ngành tiếng Trung - lận đận tìm việc khi vừa ra trường, làm nhiều nghề để kiếm sống như dạy thêm, phục vụ nhà hàng... 15 năm sau vai diễn để đời, Thu Nga giờ đã là một bà mẹ 2 con, vẫn miệt mài với nghiệp diễn viên múa tại Nhà hát Tuổi trẻ.
Bị "chết vai" Thương
- Nhiều người tò mò về cuộc sống chị hiện tại như thế nào? 15 năm sau vai Thương trong Phía trước là bầu trời, vẻ ngoài của chị vẫn gần như không đổi khác là bao?
Hiện nay, tôi đang là diễn viên múa của Nhà hát Tuổi trẻ - nơi anh Chí Trung làm phó giám đốc. Ở nhà hát, tôi hàng ngày vẫn tập luyện và tham gia biểu diễn cùng các đồng nghiệp. Ở đây, tôi được sống đúng với đam mê của mình từ nhỏ vì tôi xuất thân là một diễn viên múa, được đào tạo bài bản qua trường lớp. Bên cạnh múa, tôi cũng đóng một vài vở kịch, đặc biệt là nhạc kịch.
Về cuộc sống, tôi lập gia đình vào năm 2008, hiện đã là mẹ của hai cháu nhỏ.
- Vốn là một trong những diễn viên được biết đến nhiều nhất sau Phía trước là bầu trời, vì sao chị quyết định ở ẩn và không tiếp tục đóng phim?
Tôi cũng nhận được nhiều lời mời nhưng thú thật, đó không phải là những vai diễn sâu sắc, để lại nhiều nhiều dấu ấn. Trong khi đó, với những kịch bản bình thường, tôi cũng đắn đo nhiều. Bởi vì sao? Có đóng những vai đó thì tôi cũng không để lại dấu ấn gì cho khán giả cả. Nghề chính của tôi cũng không phải diễn viên truyền hình nên cũng chẳng ham hố để xuất hiện lại.
Tôi cho rằng, trước đây mình từng đóng phim và được khán giả nhớ đến. Một người nghệ sĩ nói chung chỉ cần để lại một dấu ấn lớn như vậy. Bây giờ ra đường, tôi vẫn được mọi người nhận ra: "À, cô này từng đóng vai Thương trong Phía trước là bầu trời". Thế là đủ vui rồi.
Một điều làm tôi băn khoăn là bây giờ nếu mình lựa chọn những vai bình thường, sẽ rất khó để vượt qua "cái bóng" của vai Thương trước đây. Thế nên, tôi quyết định để lại cho khán giả hình ảnh một "cô Thương" dịu dàng, thế là ổn.
Đó cũng có thể gọi là "chết vai" đấy. Đối với những diễn viên chuyên nghiệp, họ có thể thay đổi và tham gia vào nhiều dự án khác nhau để vượt qua được những nhân vật "để đời" đó. Còn với tôi, chỉ là một diễn viên tay ngang thì chết vai là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được. Tôi hài lòng với chuyện đó.
Diễn viên Thu Nga vẫn xinh đẹp và cuốn hút sau 15 năm.
- Nhưng rõ ràng là ngay cả đối với những diễn viên chuyên nghiệp, không phải ai cũng có cơ hội để đảm nhận một vai diễn mà khiến khán giả nhớ mãi như thế? Sự "an phận" của chị với nghệ thuật múa - một nghề có tuổi nghề ngắn và thu nhập bấp bênh, đối với nhiều khán giả, là sự tiếc nuối lớn đấy!
Thật ra, tôi được đào tạo bài bản và chuyên sâu về múa. Một diễn viên múa có thể đóng phim và ca hát được nếu có chất giọng. Tuy nhiên, không một ca sĩ nào có thể tự múa được vì bắt buộc phải qua trường lớp.
Rõ ràng, nghề múa là một nghề vất vả, khó khăn và tuổi nghề cũng rất ngắn. Tuy nhiên, ngắn hay dài cũng tùy thuộc vào từng cá nhân nữa. Khán giả hay quan niệm, diễn viên múa phải trẻ đẹp, đó là điều đương nhiên.
Với riêng tôi hay nhiều nghệ sĩ múa trong Nhà hát Tuổi Trẻ đều cố gắng để kéo dài tuổi nghề, có thể kém về nhan sắc một chút nhưng lại có chuyên môn, nghiệp vụ cao. Đó cũng là một sự "bù đi kéo lại" hợp lí.
Không may mắn để trở thành ngôi sao
- Trong Phía trước là bầu trời, khán giả ấn tượng với nhân vật Thương bằng sự hiền dịu, thật thà, đôi khi là cam chịu đến mức tự làm tổn thương mình. Ngoài đời, chị là người phụ nữ thế nào?
Trong đời sống, tôi mạnh mẽ chứ không hiền lành và ngây thơ như nhân vật Thương. Đương nhiên, tôi không phải là người ghê gớm nhưng cũng hiểu đời hơn Thương vì tôi tự lập từ rất sớm. 15 tuổi tôi đã từ Tuyên Quang lên Hà Nội để học múa nên cũng va chạm và học được nhiều bài học hơn cô ấy.
Trong trường hợp của nhân vật Thương, nếu tôi đi làm gia sư như thế, chắc chắn phải có sự thỏa thuận trước với gia đình học sinh. Và tôi cũng tin rằng, sự ăn nói hợp tình, hợp lí của mình sẽ làm họ không thể bắt nạt và làm mình thiệt thòi. Tất nhiên, họ cũng sẽ không phải chịu thiệt. Cuộc sống thì nên biết trước biết sau như vậy.
Chị giờ đã là bà mẹ hai con, lập gia đình được 8 năm.
- Có thông tin nói chị tập trung nhiều cho gia đình, con cái nên không có thời gian trở lại với phim ảnh? Có đúng thế không?
Cũng là một phần đấy. Tôi lập gia đình được 8 năm và hiện đã có hai con rồi. Trước khi lập gia đình, tôi rất thích những gì thuộc về bề nổi, đóng phim, đi đây đi đó,... Nhưng khi lập gia đình rồi thì không thể như trước được.
Tôi có thể để con ở nhà cho người giúp việc để đi quay phim, nhưng liệu có đáng không? Nhất là khi những bộ phim đó cũng không phải là những vai diễn quá ấn tượng, quá nổi tiếng? Chẳng hạn như đóng Tuổi thanh xuân thì có thể tôi sẽ hi sinh.
Chồng tôi cũng rất bận rộn nên việc chăm sóc con cái, tôi cũng phải ưu tiên nhiều hơn.
- Nghe có vẻ như có một sự đánh đổi ở đây thì phải?
Tôi không nghĩ rằng đó là một sự đánh đổi. Thời buổi bây giờ, là một người khôn ngoan sẽ sắp xếp được thời gian để làm mọi thứ. Tương lai tôi không biết thế nào nhưng hiện tại, tôi muốn ưu tiên cho gia đình nhiều hơn vì con tôi còn nhỏ, tôi mới sinh cháu thứ 2 được hơn một năm thôi.
Có thể, một vài năm nữa, khi con đã cứng cáp, tôi sẽ trở lại với nghệ thuật và cống hiến nhiều hơn cho khán giả.
- Thu nhập hiện tại của chị như thế nào?
Bạn biết đấy, thu nhập từ nghề múa không cao. Nhìn chung, làm nghệ sĩ ngoài Bắc có nhiều thiệt thòi. Trừ một vài ngôi sao có thu nhập ổn, còn đâu đều thấp. Nghệ thuật có những đặc thù riêng. Nếu ở các ngành khác, chỉ cần bạn làm việc "làng nhàng" là vẫn có một chỗ đứng nhưng làm nghệ thuât thì chỉ có số 1 hoặc số 2 thôi.
Trong nghệ thuật, cố gắng là một chuyện nhưng quan trọng là phải có tố chất và năng khiếu bẩm sinh, mới có thể trở thành ngôi sao. Cả nước mình cũng chỉ có vài ngôi sao thôi mà. Có lẽ, tôi không may mắn để được đứng vào top những ngôi sao như thế. Biết sao bây giờ (cười lớn).
- Bây giờ ra đường, chị còn được nhiều khán giả nhận ra không?
Nhiều chứ, mọi người nhìn thấy tôi vẫn ồ lên: "chị Thương kìa", "cô Thương kìa". Điều đấy làm tôi vui lắm. Đó có thể coi là điều quý giá nhất của người nghệ sĩ, chứ không hẳn là tiền bạc đâu. Hạnh phúc nhất của nghệ sĩ là ra đường khán giả nhận ra mình.
- Chị còn giữ liên lạc với các diễn viên từng đóng Phía trước là bầu trời không?
Có, thỉnh thoảng chúng tôi đi diễn vẫn gặp nhau. Bây giờ, internet phát triển nên mọi người liên lạc cũng dễ lắm. Gần đây nhất, tôi có gặp chị Kiều Anh trong một chương trình lớn, chị ấy hiện giờ cũng là một diễn viên múa.
Thu Nga và con gái đầu lòng đang học lớp 2.
- Ngoài nghệ thuật,hiện tại chị có kinh doanh hay làm thêm gì để trang trải cuộc sống không?
Tôi không kinh doanh hay làm thêm gì vì mới sinh con được hơn 1 năm, muốn tập trung thời gian nhiều để chăm sóc con cái. Ngoài ra, công việc tại Nhà hát cũng bận nên tôi chưa có ý tưởng gì cả.
Tôi hài lòng, không biết với mọi người thì hạnh phúc như thế nào nhưng riêng tôi, tôi đang thấy mình hạnh phúc, bình yên.
Xin cảm ơn chị!
Theo Danviet
"Giáo sư Xoay" sống thế nào trong 4 năm "mất tích"? Sau nhiều năm "ở ẩn", "giáo sư Cù Trọng Xoay" có nhiều thay đổi về cuộc sống riêng và công việc. "Giáo sư Cù Trọng Xoay" Đinh Tiến Dũng từng là cái tên khiến cộng đồng mạng điên đảo với những câu trả lời cực dí dỏm và hài hước trong chương trình Hỏi xoáy, đáp xoay cùng danh hài Xuân Bắc. Giữa...