Xử vụ chạy thận: Công bố lời khai của ông Trương Quý Dương
Sáng nay (22.5), HĐXX công bố một phần lời khai của nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương về vụ án 9 người tử vong khi chạy thận.
Sáng nay, ngày thứ 6 phiên tòa xét xử vụ án chạy thận nhân tạo làm 9 người tử vong, xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi. Trong đó, thẩm phán đã công bố một số lời khai của ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc bệnh viện) về nhiều nội dung liên quan đến vụ án.
Khi phiên tòa diễn ra, ông Dương không đến dự khiến gia đình các nạn nhân rất bức xúc. Ông này có đơn vắng mặt do đang ở nước ngoài.
Thẩm phán công bố một số lời khai của ông Trương Quý Dương. Ảnh: Hoàng Lam
Không biết rõ đối tác nhưng vẫn ký hợp đồng
Theo HĐXX, ông Trương Quý Dương có bản tường trình về nội dung liên quan đến gói thầu cung cấp vật tư, sửa chữa hệ thống máy lọc thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Cụ thể, sau khi ký hợp đồng với Công ty Thiên Sơn, phía bệnh viện đã triển khai thực hiện theo các nội dung trong hợp đồng, như: Phòng vật tư lên kế hoạch sửa chữa, thay thế các gói thầu trong hệ thống máy lọc nước dùng để chạy thận; cử cán bộ chuyên môn phụ trách để phối hợp nhà thầu chọn thời gian thi công và giám sát suốt quá trình thực hiện…
Theo thẩm phán, ông Dương cũng khai tại CQĐT về lý do ký hợp đồng với đối tác là Công ty Thiên Sơn. Theo đó, nguyên giám đốc bệnh viện khai, theo quy định chung, đối với những hạng mục sửa chữa nhỏ, Phòng vật tư sẽ chịu trách nhiệm và chủ động tìm đối tác.
Sau đó, Phòng vật tư trình phương án để lãnh đạo bệnh viện phê duyệt. Tiếp theo, phòng này có nhiệm vụ tổ chức đấu thầu để tìm đơn vị thực hiện gói sửa chữa theo quy định chung của Nhà nước.
Về việc Công ty Thiên Sơn bán lại hợp đồng số 315 đã ký với bệnh viện cho Công ty Trâm Anh, ông Dương khai bản thân không biết Bùi Mạnh Quốc là Giám đốc công ty Trâm Anh. Nguyên Giám đốc bệnh viện cũng khai ông ta không được báo cáo về việc Công ty Thiên Sơn đã bán hợp đồng cho Trâm Anh.
Cũng theo nội dung chủ tọa công bố tại tòa, ông Dương khai việc phân công nhiệm vụ tại các khoa do trưởng khoa phụ trách, sau đó báo cáo lại lãnh đạo bệnh viện. Giám đốc đơn vị chỉ nắm bắt chung.
Ông Dương còn khai đã nghe cấp dưới báo cáo việc phân công bác sĩ Hoàng Công Lương phụ trách chuyên môn tại Đơn nguyên thận nhân tạo.
Video đang HOT
Cảnh sát dẫn giải bị cáo Bùi Mạnh Quốc đến tòa. Ảnh: Hoàng Lam
Xuất hiện lời khai có lợi cho bác sĩ Lương?
Trả lời HĐXX trong phần xét hỏi chiều 21.5, trưởng Khoa hồi sức tích cực Đinh Tiến Công bất ngờ thay đổi lời khai về nội dung phân công nhiệm vụ trong sổ họp giao ban của bệnh viện.
Trước đó, khai tại CQĐT, ông Công nói bản thân là thư ký ghi chép nội dung các cuộc họp giao ban. Tại lần họp cuối năm 2015, bác sĩ Hoàng Công Lương được giao phụ trách Đơn nguyên thận nhân tạo.
Những ngày xét hỏi vừa qua, ông Công xin vắng mặt. Ngay khi xuất hiện tại tòa chiều 21.5, người này đã thừa nhận nội dung phân công dành cho bác sĩ Lương đã được ghi thêm vào sổ họp giao ban sau khi sự cố chạy thận xảy ra khiến 9 người tử vong.
Khai với HĐXX, ông Công khẳng định tại cuộc họp cuối năm 2015, trưởng Khoa chỉ phân công bằng miệng cho bác sĩ Lương.
Bác sĩ Hoàng Công Lương tại phiên tòa sáng 22.5. Ảnh: Hoàng Lam
Nghe chủ tọa truy vấn nguyên do ghi thêm nội dung vào sổ, ông Đinh Tiến Công giãi bày mục đích chỉ để hoàn tất các thủ tục hành chính sau sự cố 9 bệnh nhân tử vong, không có động cơ nào khác.
“Việc ghi thêm do trưởng và phó khoa chỉ đạo”, ông Công quả quyết. Tuy nhiên, ngay sau đó, khi chủ tọa yêu cầu đối chất, ông Hoàng Đình Khiếu (trưởng khoa Hồi sức tích cực) đã phủ nhận lời khai này của cấp dưới.
Ông Khiếu vẫn khẳng định bản thân đã phân công nhiệm vụ cho bác sĩ Lương nhưng không thể hiện bằng văn bản.
Đại biểu Quốc hội nói gì về vụ việc?
Sáng 22.5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng ngành y tế rất đau lòng và hoang mang. Theo bà, cơ quan tố tụng phải xác định đúng người đúng tội chứ không thể đổ hết cho một bác sĩ trực tiếp làm và lo cứu chữa cho bệnh nhân, trong khi bác sĩ làm sao biết được chất lượng nước để chạy thận như thế nào.
“Qua đây tôi thấy chúng ta đang thiếu một hành lang pháp lý để bảo vệ các bác sĩ, việc này các nước khác làm rất nhiều rồi”, bà Phong Lan nói và cho biết vụ án đang xét xử đã xuất hiện nhiều bất thường.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) trả lời báo chí sáng 22.5. Ảnh: Thắng Quang
Bà phân tích nếu có tiêu cực để hưởng lợi từ nguồn nước, thiết bị chạy thận, “hay xảy ra việc bắt tay, chuyện này, chuyện kia” thì phải từ cấp lãnh đạo khoa, bệnh viện, giám đốc công ty trang thiết bị chứ không phải một bác sĩ.
“Mỗi sơ suất mà sau đó không được bảo vệ của ngành, không có sự bảo vệ của lực lượng pháp luật chuyên nghiệp thì không được. Tôi nghĩ bác sĩ Hoàng Công Lương đang rất bơ vơ”, bà Lan nhấn mạnh
Cũng theo nữ đại biểu này, trong nghề y, bác sĩ nào cũng muốn cứu chữa để bệnh nhân hết bệnh, thoát chết nhưng đôi khi lực bất tòng tâm, có những việc ngoài ý muốn xảy ra. Người bác sĩ khi vào chữa bệnh cho bệnh nhân phải được đảm bảo là họ chỉ cần quan tâm đến việc chữa bệnh.
Nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng đồng quan điểm với người nhà bệnh nhân xin HĐXX không xét xử với bác sĩ Lương, bởi tự họ cũng đã thấy, vụ việc đã vượt ngoài tầm của bác sĩ.
“Phiên tòa xét xử mà nguyên Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình Trương Quý Dương dù được triệu tập nhưng không đến và đi nước ngoài, ủy quyền người đại diện đến theo tôi là không hợp lý”, bà Lan nói thêm.
Theo cáo trạng, ngày 28.5.2017, Bùi Mạnh Quốc được thuê sửa chữa hệ thống lọc nước RO dùng để chạy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng để tồn tại axit trong hệ thống. Bị cáo Trần Văn Sơn không kiểm tra việc Quốc sửa chữa, không lấy mẫu xét nghiệm mẫu nước nhưng vẫn thông báo cho điều dưỡng về việc hệ thống có thể sử dụng bình thường.Ngày 29.5.2017, bị cáo Hoàng Công Lương – bác sĩ được giao phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo – đã không kiểm tra, không báo cáo kết quả sửa chữa cho cấp trên, đồng thời ra y lệnh chạy thận cho 18 bệnh nhân. 8 người trong số này đã tử vong do hóa chất trong nước cao gấp 260 lần mức cho phép.
Theo Hoàng Lam (Zing)
Gia đình nạn nhân xin HĐXX tuyên vô tội cho BS Hoàng Công Lương
Tại phiên tòa, các gia đình nạn nhân (9 gia đình nạn nhân) đều đồng loạt nêu ý kiến mong muốn giảm án cho bác sĩ Hoàng Công Lương. Họ đều cho rằng, bác sĩ Lương vô tội, không đáng phải đứng trước vành móng ngựa.
Ngày 21.5, Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình tiếp tục ngày làm việc thứ 5 trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và "Vô ý làm chết người" tại BV Đa khoa Hòa Bình ngày 29.5.2017.
Khi HĐXX để cho gia đình các nạn nhân trình bày ý kiến, tất cả 9 gia đình nạn nhân đều đồng loạt xin giảm án cho bác sĩ Lương. Các ý kiến đều động viên và thông cảm với những gì mà bác sĩ Hoàng Công Lương đang phải gánh chịu.
Các gia đình nạn nhân đều đề đạt ý kiến, mong HĐXX tuyên bác sĩ Lương vô tội.
Chị Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người đại diện cho nạn nhân Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1953, TP. Hòa Bình) yêu cầu bồi thường mai táng phí số tiền là 122,5 triệu đồng và đề nghị bồi thường về dân sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra chị Tuyết cũng xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bác sĩ Lương. "Tôi mong HĐXX xem xét cho bác sĩ Hoàng Công lương vô can. Trong suốt thời gian người nhà tôi điều trị tại BV, bác sĩ Lương luôn làm hết trách nhiệm của mình. Sau sự việc xảy ra bác sĩ Lương cũng luôn cứu chữa bệnh nhân. Chúng tôi tin rằng bác sĩ Lương không có tội. Còn đối với bị cáo Công và Sơn gia đình cũng có hoàn cảnh khó khăn nên mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo", chị Tuyết nói.
Bác sĩ Hoàng Công Lương (người thứ 5 từ trái sang) được các gia đình nạn nhân ủng hộ.
Tại tòa, các gia đình bị hại cho biết họ có nguyện vọng lập một ngôi mộ chung cho cả 8 bệnh nhân tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên với giá 148 triệu đồng/người; trả công cho luật sư bảo vệ quyền lợi các gia đình nạn nhân 35 triệu đồng/1 gia đình; tiền tổn thất tình thần; mai táng phí. Họ đề nghị BV Đa khoa Hòa Bình phải trả tất cả các khoản này. Không riêng gì người nhà nạn nhân Minh, nhiều gia đình các nạn nhân tử vong khác cũng đồng loạt xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Bà Trần Thị Thịnh (TP, Hòa Bình) người nhà bị cáo Trần Văn Sơn cho biết, bác sĩ Lương rất tốt và có trách nhiệm. Trong vụ việc này, bác sĩ Lương không có lỗi. "Trong vụ việc này Sơn cũng có lỗi. Tuy nhiên, Sơn còn trẻ và làm theo lệnh của cấp trên. Tuy nhiên, giờ lãnh đạo BV lại đổ hết trách nhiệm lên đầu Sơn là không đúng. Vì vậy, tôi mong muốn Hội đồng xét xử làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Đồng thời, giảm hình phạt cho các bị can, trong đó có bác sĩ Lương và Sơn", bà Thịnh nói.
Chị Trần Thị Kim Thoa (Sơn La) cho biết, trước thông tin mà báo chí phản ánh, chị thấy rằng bác sĩ Lương không có tội. Vì thế, trước khi phiên tòa diễn ra, chị đã vận động lấy chữ ký ủng hộ bác sĩ Lương. Chỉ trong 1 tuần, chị đã vận động được hơn 15.000 chữ ký. Từ hôm phiên tòa mở lại, chị đã một mình xuống Hòa Bình để theo dõi.
"Tôi mong muốn Hội đồng xét xử làm việc công tâm, minh bạch. Tôi tin rằng bác sĩ Lương vô tội", chị Thoa nói.
Như Dân Việt đã đưa tin, ngày 15.5, Tòa án Nhân dân TP. Hòa Bình đã mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự vụ án làm 9 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong tại BVĐK tỉnh Hòa Bình ngày 29.5.2017. Theo đó, 3 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm bác sĩ Hoàng Công Lương (32 tuổi, khoa Hồi sức tích cực) và Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi) Giám đốc Công ty TNHH Xử lý nước Trâm Anh về tội vô ý làm chết người.
Theo Danviet
Vụ chạy thận nhân tạo ở Hòa Bình: "Chính xác là 9 người tử vong" Luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa xét xử vụ án sự cố y khoa nghiêm trọng xảy tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình ngày 18.5 đã đưa ra con số là 9 người tử vong, chứ không phải 8 người như công bố trước đó. Sáng 18.5, phiên tòa xét xử vụ án "Thiếu trách nhiệm gây...