Xử trí như thế nào khi thấy xe có dấu hiệu bốc cháy?
Bạn hãy nắm vững các cách xử trí sau để có thể giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất nếu bỗng dưng xe ô tô bốc cháy khi đang lưu thông trên đường.
Cháy xe là một trong những tình huống không may có thể xảy ra trong quá trình sử dụng xe, đặc biệt là vào thời điểm nhiệt độ tăng cao. Dưới đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn có thêm kĩ năng xử lý trong tình huống này.
Mùi khét thường xuất hiện ở phía dưới nắp capo hoặc trong khoang xe. Đây là dấu hiệu cho thấy một bộ phận nào đó như nhựa hay ống cao su đang bị đốt cháy do nhiệt độ quá cao. Khi đó, lái xe cần chú ý một số điểm sau:
Ngay khi phát hiện ra mùi khét, lập tức dừng xe ở vị trí an toàn, tắt máy và xuống kiểm tra xe.
Ngay khi phát hiện ra mùi khét, lập tức dừng xe ở vị trí an toàn, tắt máy và xuống kiểm tra xe
Đầu tiên, hãy kiểm tra xung quanh bên ngoài xem có gì bất thường và xác định chính xác vị trí mùi khét phát ra. Nếu đúng mùi khét phát ra từ khoang máy, hãy lấy mu bàn tay chạm nhẹ vào phía trên nắp capo xem có quá nóng hay không.
Nếu nhiệt độ quá cao, bạn có thể dùng nước đổ lên phía trên để giảm nhiệt trước khi mở nắp ra kiểm tra kỹ hơn. Nếu không quá nghiêm trọng, hãy để động cơ nguội đi một chút rồi mới di chuyển tiếp.
Khi phát hiện mùi khét mà không dừng kiểm tra kịp thời có thể dẫn đến việc tiếp tục cháy các bộ phận nhựa hoặc cao su, mọi thứ trở nên phức tạp hơn.
Có tiếng nổ “lạch tạch” phía dưới nắp capo
Khi phát hiện tiếng nổ nhỏ “lạch tạch”, có thể đang có hiện tượng chập điện ở phía dưới nắp capo. Những tiếng nổ này có thể đi kèm với mùi khét do cháy dây điện. Đối với trường hợp này, lái xe cũng cần có một số chú ý sau:
Nên dừng xe ngay lập tức, đồng thời tắt khoá điện trước khi kiểm tra xe.
Video đang HOT
Tương tự như khi phát hiện thấy mùi khét ở trên, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của capo trước khi mở nắp kiểm tra kỹ.
Nếu phát hiện dây điện đang bị chập, cháy đen, bạn không nên tiếp tục di chuyển mà nhanh chóng gọi cứu hộ.
Trên thực tế, nguyên nhân gây ra cháy xe hiện nay phần lớn đến từ chập điện khi các tia lửa bắt vào các bộ phận dễ cháy và gây cháy. Do vậy, không thể xem thường những tiếng “lạch tạch” nhỏ này.
Nguyên nhân gây ra cháy xe hiện nay phần lớn đến từ chập điện khi các tia lửa bắt vào các bộ phận dễ cháy và gây cháy
Có khói bốc lên từ nắp capo
Nếu phía dưới nắp capo có khói, chắc chắn một bộ phận nào đó đang âm ỉ cháy. Đây là trường hợp cần phải xử lý rất nhanh và quyết đoán. Bạn có cần chú ý và làm theo những bước sau:
Lập tức dừng xe, tắt khoá điện, khoá bình xăng (nếu có)
Nhanh chóng di chuyển người, tài sản ra ngoài xe;
Tuyệt đối không mở nắp capo vì việc này vô tình sẽ nạp thêm không khí để đám cháy bốc lên;
Nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh. Dùng bình chữa cháy, nước, cát, vải ướt,… phủ lên phía trên nắp capo để giảm nhiệt độ và hạn chế đám cháy bùng phát;
Gọi Cảnh sát giao thông hoặc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy càng sớm càng tốt.
Ngọn lửa bốc lên xe
Trường hợp đã có ngọn lửa bốc lên, cũng chưa hẳn đã là quá muộn để cứu chiếc xe của mình. Bạn cần xử lý ngay các bước sau:
Sơ tán tất cả mọi người ra xa, tránh trường hợp ngọn lửa bén vào bình xăng có thể gây nổ.
Tìm cách đóng các cửa xe lại, điều này khiến khoang xe kín, khiến ngọn lửa khó bén vào trong xe hơn. Nếu mở tất cả cửa, chiếc xe có thể bị cháy rụi chỉ trong 10 phút.
Dùng bình chữa cháy, nước, cát, vải ướt,… phủ lên xe nhằm hạn chế đám cháy bùng phát quá nhanh.
Chú ý xịt bình chữa cháy vào cả 4 lốp xe bởi nếu ngọn lửa bén vào lốp sẽ khiến đám cháy khó kiểm soát hơn rất nhiều.
Nhờ sự trợ giúp từ phía cảnh sát càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, khi trong tình thế nguy kịch như cháy xe, bạn cần cố gắng bình tĩnh, ưu tiên thoát hiểm cho hành khách ngồi trên xe đầu tiên, sau đó mới nghĩ đến cứu xe.
Đồng thời, những vật dụng như bình cứu hỏa mini, bình nước, khăn lau, búa thoát hiểm hoặc vật cứng,… là những vật dụng rất cần thiết và nên trang bị trên xe, có thể sử dụng trong lúc nguy cấp.
Các lưu ý khác
Đối với ôtô bị cháy khi đang di chuyển trên đường, người lái cần tắt ngay khóa điện. Vì hành động này sẽ ngưng việc bơm xăng của động cơ. Nếu bạn mở nắp capo, hãy chắc rằng phải thận trọng và có trong tay bình chữa cháy.
Còn với xe ô tô bị cháy ở trong các bãi như bãi giữ xe, ga ra, bạn cần liên hệ tới đơn vị phòng cháy chữa cháy và khởi động hệ thống báo cháy nếu có của khu vực đó. Tiếp đến, hãy cách ly các phương tiện gần đó với xe đang cháy và tiến hành dập cháy.
Những lý do bất ngờ khiến xe ôtô có thể bốc cháy trên đường
Nguyên nhân các trường hợp xe ôtô bốc cháy chủ yếu thường được biết tới là do chập điện (có thể do chuột cắn đứt dây), sử dụng nhiên liệu bẩn, xe hết nước làm mát... Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều lỹ do khác mà tài xế cần lưu ý.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến chiếc xe ôtô bị cháy rụi. Ảnh minh hoạ: Hưng Thơ
Không thường xuyên bảo dưỡng
Không thường xuyên bảo dưỡng hoặc liên tục trì hoãn việc đưa chiếc xe của bạn đến một cửa hàng sửa chữa để kiểm tra định kỳ có thể khiến hệ thống dây điện bị lỗi, vòng đệm bị rò rỉ và các bộ phận khác bị hỏng làm cho ôtô bị giảm tuổi thọ hoặc dễ gặp phải các trường hợp gây cháy. Hệ thống dây điện khi bị hỏng có thể phát ra tia lửa, và có thể tạo đám cháy nếu tiếp xúc với vật dễ cháy.
Bên cạnh đó, ở động cơ đốt trong trên ôtô có một miếng đệm đầu cung cấp vòng đệm giữa khối động cơ và đầu xi-lanh để làm kín khí cháy bên trong xi-lanh và tránh rò rỉ nước làm mát hoặc dầu động cơ vào xi-lanh. Vì vậy, nếu không được thường xuyên kiểm tra, rò rỉ ở chi tiết này có thể khiến động cơ hoạt động kém và quá nhiệt, gây ra hỏa hoạn.
Lỗi thiết kế
Một lỗ hổng thiết kế trên một chiếc ôtô sẽ không thể khiến nó bốc cháy nhưng có thể tạo ra một điều kiện dẫn đến hỏa hoạn. Hầu hết nhà sản xuất xe hơi đều phát hiện ra những vấn đề này khi họ thử nghiệm sản phẩm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp các thương hiệu nổi tiếng phải triệu hồi ôtô để sửa chữa bởi nguy cơ cháy nổ.
Động cơ quá nhiệt
Động cơ bị quá nhiệt sẽ không thể khiến chiếc xe bốc cháy ngay lập tức, song điều này sẽ làm cho thể tích các chất lỏng như chất làm mát và dầu tăng nhanh và dần dần tràn hoặc rò rỉ ra khỏi khu vực chứa đựng.
Khi những dung dịch này tiếp xúc với các bộ phận cũng đang có nhiệt độ cao khác trên xe hơi, chúng có thể dễ dàng bắt cháy và lan nhanh. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng động cơ quá nhiệt là do bộ tản nhiệt hoạt động không bình thường hoặc miếng đệm hoặc vòng đệm bị rò rỉ.
Khi xảy ra va chạm ôtô
Tại thời điểm xảy ra va chạm, nhiên liệu có thể bị rò rỉ, khiến tăng nguy cơ cháy nổ. Theo đó, rò rỉ nhiên liệu là nguyên nhân phổ biến nhất trong các vụ hỏa hoạn ôtô. Các chất lỏng khác nhau trong xe hơi đều có tính chất ăn mòn và dễ cháy.
Trong số các chất lỏng, xăng là thứ nguy hiểm nhất, vì nó có thể dễ dàng bắt lửa từ tia lửa. Vì vậy, xăng tiếp xúc với các bề mặt kim loại nóng khác trên xe hơi có thể gây cháy và lan với tốc độ cao.
Do đó, người điều khiển xe cần phòng tránh bằng cách bảo dưỡng xe đúng theo định kỳ. Đặc biệt, nếu ngửi thấy mùi xăng xung quanh hoặc trong ôtô, cần tắt động ngay lập tức khi đang di chuyển, tìm ra chỗ rò rỉ kịp thời và khắc phục nó.
Thủng pin xe điện
Pin được sử dụng trong xe ôtô điện cũng hoạt động tương tự bất kỳ loại pin nào khác, chúng thường bốc cháy khi bị thủng. Vì vậy, nếu một chiếc ôtô điện đang chạy với tốc độ tối đa và va phải một vật thể nhỏ làm thủng pin, chiếc xe sẽ có thể gặp hỏa hoạn.
Xe đầu kéo container bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành Xe đầu kéo container chạy hướng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây khi vừa qua trạm thu phí Long Phước (TP Thủ Đức) thì bất ngờ bốc cháy. Khoảng 17h15 ngày 6/5, một xe đầu kéo container bất ngờ gặp sự cố khiến phần cabin của ô tô bốc cháy trên đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu...