Xử trí như thế nào khi bị khàn tiếng vào mùa lạnh
Khàn tiếng là một biểu hiện rất thường gặp trong mùa lạnh. Trong đó nguyên nhân có thể do virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng.
Tiếng nói là một phương tiện giao tiếp, chính vì thế khi bị mất tiếng, không có ai là không lo lắng đặc biệt là những người sử dụng giọng nói để lao động như giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên, người thuyết trình, những người bán hàng…
Khàn tiếng trong mùa lạnh thường xuất hiện đột ngột ngay sau khi thấy rùng mình, khô đau họng mất tiếng. Hoặc xuất hiện sau một số dấu hiệu báo trước 2-3 ngày như ngạt mũi, ho, chảy mũi xuống họng rồi tiếng đặc dần và mất hẳn.
Hoặc sau khi uống bia lạnh, rượu lạnh, bạn thấy khô, đau họng, thậm chí khó thở và mất luôn cả tiếng.
Thăm khám lâm sàng sẽ có các biểu hiện
- Mũi: niêm mạc nề, sung huyết, có thể có dịch ở khe mũi-vòm mũi họng
- Họng: niêm mạc họng đỏ, thanh sau họng có dịch chảy từ mũi xuống
- Hạ họng-thanh quản: niêm mạc nề đỏ, sụn nắp và sụn phễu đôi lúc nề mọng
- Dây thanh sung huyết, nề, đọng dịch bề mặt, khép không kín khi phát âm tạo ra khe hở hình thoi.
Nguyên nhân:
- 60-80% nguyên nhân gây khàn tiếng hoặc mất tiếng vào mùa lạnh thường do virus
Video đang HOT
- 20- 30% còn lại là do vi khuẩn
- Khoảng 10% còn lại do dị ứng, do lạnh, hoặc do nấm mốc
Trường hợp sau uống rượu hoặc bia lạnh mà xuất hiện khó thở và khàn tiếng, mất tiếng thường do dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng=thanh quản.
Xử lý
Toàn thân:
- Do virus, dị ứng và lạnh:
Corticoid rất có giá trị trong điều trị bệnh. Tùy tình trạng của người bệnh mà có thể dùng dạng tiêm hoặc uống. Ngoài ra có thể sử dụng hạ sốt, giảm đau, chống dị ứng
- Do vi khuẩn: sử dụng kháng sinh, thường là nhóm Betalactam
- Do nấm: sử dụng kháng sinh chống nấm
Tại chỗ
- Thanh quản: nhỏ thuốc thanh quản, khí dung, sung điện và siêu âm trị liệu thanh quản
- Tại mũi (nếu có): thuốc chống sung huyết, sát khuẩn, co mạch tại chỗ
Việc quyết định liệu trình điều trị và các thuốc điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đảm nhận và theo dõi sát, đặc biệt với những trường hợp khó thở thanh quản không đáp ứng với thuốc, phải cân nhắc vào viện mở khí quản cấp cứu và điều trị nội khoa.
Mùa lạnh về, bệnh truyền nhiễm gia tăng
Thời điểm mùa đông xuân được dự báo là điều kiện thuận lợi cho Covid-19 bùng phát và nhiều bệnh truyền nhiễm khác cũng có nguy cơ gia tăng
Theo PGS-TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, có một tỉ lệ cao người nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%-50%), gây khó khăn trong việc giám sát.
Không lơ là, chủ quan
Thời gian qua, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, nhưng việc không tuân thủ các quy định phòng dịch của một cá nhân đang cách ly khiến cho TP HCM lại có 3 ca mắc tại cộng đồng. Điều này cho thấy nếu chỉ lơi lỏng phòng dịch là dịch có thể có nguy cơ quay trở lại.
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia dự báo dịch Covid-19 có thể kéo dài hết năm 2021 nên Việt Nam cũng như các quốc gia, vùng lãnh thổ luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với dịch.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cảnh báo, tình hình dịch bệnh trên thế giới đang phức tạp, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh MERS-CoV và một số bệnh lưu hành như bệnh sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM), sởi, bạch hầu vẫn gia tăng tại nhiều quốc gia, các chủng cúm gia cầm độc lực cao vẫn có nguy cơ bùng phát và xâm nhập vào Việt Nam.
Các cơ sở y tế kiểm soát thân nhiệt người tới khám bệnh để phòng chống Covid-19
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, đã có tình trạng người nhiễm SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng, trong khi đó bệnh dễ dàng lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với nguồn bệnh với thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày, thậm chí lên tới 14 ngày.
"Mặc dù dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt nhưng nguy cơ xuất hiện ca bệnh mới vẫn hiện hữu. Do vậy có thể nói những tháng mùa đông xuân cuối năm 2020, đầu năm 2021, là không thể chủ quan khi tình hình dịch bệnh có nguy cơ cao tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt bệnh Covid-19 vẫn chưa có vắc-xin dự phòng" - chuyên gia Bộ Y tế cảnh báo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, cần tăng cường giám sát tại cộng đồng, cửa khẩu, phát hiện sớm, kiên quyết ngăn chặn các nguồn lây, xử lý, khoanh vùng, không để dịch bùng phát lan rộng.
Tiêm chủng phòng bệnh
Dự báo, trong mùa đông - xuân cuối năm 2020, đầu năm 2021, điều kiện thời tiết lạnh ẩm là rất thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và các dịch bệnh khác như SXH, TCM, sởi... Các chuyên gia cho biết hiện vẫn khó kiểm soát dịch SXH vì chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tại Việt Nam, số ca mắc ở giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước, cứ 5-10 năm có một đỉnh dịch.
PGS-TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết tình hình SXH năm nay tăng đột biến so với năm ngoái, đặc biệt từ tháng 8 và tăng cao điểm vào tháng 10, tháng 11 do thời tiết thay đổi chuyển mùa và mưa nhiều thuận lợi cho muỗi sinh sôi.
Từ tháng 10 đến nay, số ca nặng phải nhập viện tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai trung bình 10-20 ca/ngày, số ca khám điều trị ngoại trú từ 30-50 ca/ngày. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì có biểu hiện nặng như xuất huyết nội tạng, sốc, có các bệnh nền phối hợp hoặc cơ địa đặc biệt như người già, phụ nữ có thai.
Ông Phạm Hùng, Trưởng Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết mùa đông xuân, những bệnh thường gặp chủ yếu là bệnh lây qua đường hô hấp như: cúm mùa, sởi, ho gà, bạch hầu, rubella, thủy đậu... Nhiều bệnh đã có vắc-xin dự phòng nên người dân cần chủ động đưa con trẻ đi tiêm vắc-xin, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Theo ông Hùng, thời tiết lạnh, ẩm thuận lợi cho các vi khuẩn bệnh truyền nhiễm phát triển, mùa đông lạnh khiến cơ quan hô hấp dễ bị tổn thương hơn, càng thúc đẩy vi khuẩn, virus xâm nhập. Cách đơn giản dễ thực hiện nhưng hiệu quả phòng bệnh cao là thực hiện việc đeo khẩu trang và vệ sinh cá nhân. Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa rất tốt các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo khi nguy cơ dịch Covid-19 vẫn luôn thường trực, người dân luôn nhớ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo thông điệp 5K (khẩu trang; khử khuẩn; khoảng cách; không tụ tập và khai báo y tế) và cài đặt ứng dụng Bluezone.
Chuyên gia y tế lưu ý, các bệnh như: cúm, sởi, ho gà, Covid-19, SXH, TCM ... đều có chung biểu hiện ban đầu là sốt, nhiều trường hợp có ho. Nếu có biểu hiện sốt đột ngột, đau đầu, đau mỏi người, mệt nhiều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm, thăm khám, chẩn đoán bệnh và xử trí kịp thời.
Một dấu hiệu khi cười hé lộ nguy cơ bị ung thư phổi Nếu bạn cảm thấy đau tức ngực khi cười, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương nghiêm trọng. Các triệu chứng ung thư phổi có xu hướng chỉ xuất hiện khi tình trạng tiến triển, đồng nghĩa bệnh thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số người mới bị ung thư phổi vẫn có...