Xử trí nanh sữa ở trẻ sơ sinh
Em chuẩn bị sinh em bé và đây là con đầu lòng. Cách đây vài hôm, trên diễn đàn dành cho các bà mẹ nuôi con nhỏ có nói về bé sơ sinh có nanh sữa.
Vậy xin bác sĩ cho em biết về vấn đề này. Xin cảm ơn bác sĩ!
Linhlangson2@yahoo.com
Nanh sữa thường gặp ở trẻ sơ sinh, là những nang nhỏ, kích thước 1-3mm, màu trắng, nằm rời rạc hay tập trung thành đám trên niêm mạc khẩu cái, xương hàm hay ngay trên bờ lợi. Đa số trường hợp nanh sữa không gây đau đớn hay khó chịu nhiều cho trẻ. Hằng ngày, sau khi cho trẻ bú, chỉ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sau các lần bú và theo dõi các nanh này.
Vệ sinh miệng bằng cách dùng gạc mềm và tẩm nước muối sinh lý để làm sạch lợi là tốt nhất. Gạc mềm nên dùng loại băng gạc được mua ở địa chỉ tin cậy, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, trước khi vệ sinh, chà lưỡi cho bé, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ. Bình thường, nanh sẽ tự biến mất sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, cũng có trẻ quấy khóc hoặc bỏ bú do nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau.
Video đang HOT
Khi bị nhiễm khuẩn, nanh vẫn có màu trắng nhưng niêm mạc lợi xung quanh rìa đốm trắng sẽ có màu đỏ, sưng, thậm chí còn bị loét do sang chấn, có thể có sốt nhẹ.
Vì vậy, trong quá trình chăm sóc trẻ, thấy có nanh sữa mà trẻ lười ăn, bỏ bú, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ răng hàm mặt tiến hành thủ thuật nhể nanh.
Bác sĩ Nhi khuyến cáo bố mẹ ngày nào cũng phải làm việc này ở nhà để phòng tránh lây nhiễm virus Covid-19 cho trẻ
Để trẻ ở nhà, hạn chế đến những nơi đông người là điều cần thiết trong dịch Covid-19, nhưng cứ đóng kín cửa suốt ngày thì không phải việc làm được khuyến cáo.
Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây ra, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có công văn để nghị các tỉnh thành cho học sinh, sinh viên được nghỉ học hết tháng 2/2020 để phòng ngừa sự lây lan của virus.
Trong thời gian ở nhà, để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm, việc chăm sóc trẻ đúng cách, đặc biệt đối với trẻ nhỏ là vấn đề được các phụ huynh đặc biệt quan tâm.
ThS.BS Nguyễn Hoàng Yến, Trưởng khoa Nhi Hô hấp, Trung tâm Sản Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cần chú ý đảm bảo môi trường sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Mỗi ngày nên thực hiện mở cửa sổ hoặc cửa phòng 2-3 lần, nhất là lúc trời nắng (mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ) để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông.
Cần tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc chơi ngoài trời quá lâu khi thời tiết chuyển mùa như hiện tại vì điều này sẽ khiến hệ thống bảo vệ đường hô hấp của trẻ suy yếu, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.
ThS.BS Nguyễn Hoàng Yến cho biết đồng thời cần cho trẻ ăn uống đầy đủ với chế độ dinh dưỡng hợp lý (giàu vitamin và khoáng chất) để đảm bảo tăng sức đề kháng, chú ý giữ ấm cơ thể và cho trẻ mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt cần giữ ấm cổ khi trời lạnh. Nếu trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, chảy mũi... kèm theo tiền sử có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm Covid-2019, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ thường xuyên (Ảnh minh họa).
Đối với người chăm sóc trẻ, cần hạn chế đi lại nơi đông người, hạn chế đi vào vùng công bố dịch hoặc đã có người nhiễm Covid-2019. Khi tiếp xúc với người ốm cần đeo khẩu trang, thực hiện rửa sạch tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, mỗi lần kéo dài tối thiểu 20 giây.
Ngoài ra, ThS.BS Nguyễn Hoàng Yến cũng nhấn mạnh, khi virus Covid-19 phát tán ra không khí thường bám vào bề mặt của các đồ vật, đồ chơi trẻ em, thậm chí cả trên điện thoại. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi của trẻ tại nhà hoặc những vị trí như tay nắm cửa bằng chất cồn hoặc dung dịch sát khuẩn để loại bỏ vết bẩn cũng như vi khuẩn, virus nhằm hạn chế sự lây nhiễm của virus Covid-19
Việc để trẻ ở nhà chưa chắc đã tránh được các loại virus nếu như môi trường sống ẩm thấp, nhiều bụi bặm, ít ánh sáng. Nếu quá ẩm thấp sẽ là nơi lý tưởng cho các loại nấm mốc, virus phát triển, nguy hiểm với người già và trẻ nhỏ. Do đó, khi trẻ ở nhà nên đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, khô ráo. Thường xuyên mở cửa cho ánh nắng tràn vào nhà để tiệt trùng tự nhiên...
Virus Covid-19 cũng được cảnh báo nguy hiểm đối với người có sức đề kháng kém, mắc nhiều bệnh mãn tính. Do đó, biện pháp tăng cường dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cũng là biện pháp tốt để chống lại các loại virus trong đó có corona. Theo các bác sĩ, cha mẹ nên chú trọng cho con ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, cân bằng đủ rau xanh, hoa quả, ăn chín, uống sôi.
Theo Trí Thức Trẻ
Trẻ em mắc bệnh tình dục tăng mạnh, bài học cảnh tỉnh các bậc cha mẹ Hiện tượng lạm dụng trẻ em cùng sự thiếu hiểu biết về chăm sóc trẻ là nguyên nhân chính lây bệnh đường tình dục cho những đứa trẻ. Theo BS CK2 Nguyễn Thị Thanh Thơ, phó trưởng khoa Lâm sàng 3, bệnh viện (BV) Da Liễu TP. HCM, BV thường xuyên tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường...