Xứ trí khi có người bị sốc nhiệt ngày nghỉ lễ
Việc đầu tiên cần làm là làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách đắp khăn ướt hoặc phun nước lên da, sau đó mới di chuyển người bệnh.
Theo TedEd, sốc nhiệt khi nhiệt độ cơ thể hơn 40 độ C kèm với triệu chứng tăng nhịp tim, huyết áp thấp và thở gấp, hung hăng hoặc mất ý thức.
Dấu hiệu đặc trưng của sốc nhiệt thường là ngất xỉu. Ngoài ra, kèm theo các triệu chứng khác có thể gồm đau nhói đầu, chóng mặt và choáng váng, yếu cơ hoặc chuột rút, buồn nôn và nôn, thậm chí co giật, hôn mê.
Để hạ nhiệt, nên áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ cho bệnh nhân say nắng. Ảnh: Examiner.
Nếu bạn nghi ngờ ai đó bị say nắng, hãy gọi số điện thoại cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Trong khi đợi y tế đến, việc cần thiết nhất đó là giúp bệnh nhân hạ nhiệt độ cơ thể về mức bình thường khoảng 38 độ, bằng cách chườm khăn ướt, đặc biệt là phần sau cổ, bẹn, lưng và dưới cánh tay. Làm mát cho bệnh nhân bằng cách quạt và phun nước lên da. Nới lỏng hoặc loại bỏ quần áo của bệnh nhân, cho uống một lượng nước mát vừa đủ. Thậm chí, có thể nhúng bệnh nhân vào vòi hoa sen hoặc bồn tắm có nước mát, hoặc bồn tắm nước đá.
Lưu ý, nếu bệnh nhân mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động, cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CRP).
Cách phòng sốc nhiệt
Video đang HOT
Khi nhiệt độ ngoài trời cao, bạn tốt nhất là ở trong môi trường mát mẻ. Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể dự phòng sốc nhiệt theo các bước sau:
- Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, đội một chiếc mũ rộng vành kết hợp với sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
- Tránh để cơ thể mất nước bằng cách uống nhiều nước để tránh mất nước, tăng cường uống nước trái cây hoặc nước rau…
- Khi phải đi lại hoặc làm việc giữa trời nắng nóng, bạn cần uống nhiều nước và tăng số lần nghỉ giữa giờ làm việc để cơ thể phục hồi.
- Tránh sử dụng chất lỏng có caffein hoặc cồn, bởi cả hai chất này có thể khiến bạn mất nhiều dịch hơn và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn liên quan tới nhiệt.
Thu Hiền
Theo vnexpress.net
Sau sinh ăn mướp đắng được không?
Mướp đắng được rất nhiều người ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, sau sinh bà bầu có ăn được mướp đắng không?
Sau sinh ăn mướp đắng được không?
Sau sinh các bà mẹ phải kiêng một số loại thực phẩm để tránh hậu sản. Tuy được coi là một thực phẩm giải nhiệt mùa hè nhưng phụ nữ cho con bú hoàn toàn không nên ăn mướp đắng.
Mướp đắng là loại đắng nhất trong các loại rau quả. Người ta thường khuyên ăn mướp đắng vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin B1, B2, B3, C, Canxi, Kẽm, Mangan, Photpho, Sắt, Beta - carotene và Magie,...
Việc ăn mướp đắng rất có lợi cho sức khỏe, phòng chống và chữa trị nhiều bệnh tật. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn mướp đắng được.Dưới đây là một số đối tượng nên kiêng ăn mướp đắng:
Người bị bệnh huyết áp thấp: vì chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng gây hạ đường huyết, làm tuột huyết áp, nguy hiểm cho người bệnh.
Người bị bệnh gan, thận: sau khi ăn mướp đắng enzyme gan tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dạng tế bào gan.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: do mướp đắng chứa quá ít chất xơ và ít chất béo có lợi, không phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Sau sinh bạn cần tránh ăn mướp đắng để đảm bảo đủ dinh dưỡng nuôi bé
Nguyên nhân là do mướp đắng quá ít chất béo, ăn nhiều sẽ không có lợi cho chế độ ăn cần nhiều dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn mướp đắng có thể làm giảm đường huyết. Lại thêm, các hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine - một độc tố có khả năng gây ra nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với người nhạy cảm và có thể được truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ, gây nguy hại cho hệ miễn dịch còn non yếu của bé.
Những người không nên ăn mướp đắng
Người bị bệnh huyết áp thấp không nên ăn mướp đắng vì Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, khiến bệnh tiến triển xấu.
Người bị bệnh gan, thận cũng không nên ăn mướp đắng vì sau khi ăn mướp đắng, enzym gan tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của gan. Loại quả này cũng chứa một số chất khiến tế bào gan bị thay đổi hình dạng. Bệnh nhân ăn quá nhiều mướp đắng khiến bệnh tình nặng nề hơn, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.
Người thiếu men G6PD, men hỗ trợ tế bào hồng cầu chuyển hoá, cũng cần hạn chế loại quả này. Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên giảm ăn mướp đắng, do khó tiêu, mướp đắng khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.
Theo www.phunutoday.vn
Ăn uống ở người huyết áp thấp như thế nào? Một chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Dưới đây là những thực phẩm dành cho người bị huyết áp thấp. Sữa và hạnh nhân tốt cho người bị huyết áp thấp. ẢNH: SHUTTERSTOCK Món mặn. Nếu người cao huyết áp cần giảm ăn muối thì ngược lại món mặn là tốt với...