Xử trí cơn hen cấp ở trẻ em
Cơn hen cấp là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ phải nhập viện. Làm thế nào để nhận biết cơn hen cấp sắp xảy ra? Phải làm gì để ngăn cơn hen không trở nên tồi tệ hơn? Và khi cần cấp cứu, điều gì là cần thiết?…
Khi con bạn được chẩn đoán xác định là hen phế quản, điều quan trọng là phải ngăn ngừa cơn hen ngay từ giai đoạn đầu và thiết lập mối quan hệ mật thiết đối với bác sĩ của con. Tuy nhiên, trong thực tế, mặc dù quản lý tốt, đôi khi cơn hen cấp vẫn có thể xuất hiện.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen cấp sắp xảy ra
Cơn hen cấp thường do kích thích, tiếp xúc với dị nguyên, do nhiễm trùng hoặc sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Những dấu hiệu cảnh báo sớm bao gồm: khó thở, ho, ngứa họng, đau thượng vị, giảm hoạt động, mệt mỏi, kém ăn. Triệu chứng quan trọng nhất là khó thở tăng lên và kém đáp ứng với thuốc. Đặc biệt trong trường hợp nếu bạn đã cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản mà tình trạng của trẻ vẫn tiếp tục diễn tiến xấu đi.
Phế quản co thắt trong cơn hen cấp.
Phải làm gì khi triệu chứng hen ngày càng tăng?
Cho bé sử dụng thuốc giãn phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thuốc hiệu quả nhất trong điều trị cơn hen cấp là khí dung thuốc giãn phế quản (ventolin, combivent). Các thuốc này nên được sử dụng theo chỉ dẫn, và nếu khí dung được, có thể lặp lại trong vòng 15 phút. Nếu tình trạng con không cải thiện, phải đưa con đến viện ngay lập tức.
Hơn nữa bé cần phải sử dụng thêm các thuốc khác. Đôi khi steroid dạng uống được sử dụng trong một thời gian ngắn để ngăn ngừa hen tiến triển xấu đi và nên được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ nên được cho uống nước vừa phải, thở chậm hơn và cố gắng để nghỉ ngơi. Nếu các yếu tố kích thích đang ở xung quanh trẻ, hãy loại bỏ những yếu tố đó (như khói thuốc, mùi nước hoa, thuốc xịt…).
Với những trẻ bị hen suyễn, đo lưu lượng đỉnh cũng như ghi nhật ký hàng ngày cần được duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để biết cần phải xử trí gì, phụ thuộc vào kết quả theo dõi lưu lượng đỉnh.
Các bước xử trí cơn hen cấp
Video đang HOT
Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo nói trên và vùng lưu lượng đỉnh của trẻ, bạn có thể bắt đầu điều trị sớm.
Sử dụng đúng liều thuốc vào thời điểm bác sĩ đã cho: Nếu trong bản kế hoạch hành động hen có hướng dẫn tăng liều hoặc có thể dùng liều thứ hai trong đợt cấp, hãy làm như đơn đã cho. Cần nhớ: Hãy luôn đi khám bác sĩ nếu con bạn cần tăng liều thuốc hơn liều quy định.
Tránh yếu tố kích thích: Hãy tránh xa các yếu tố kích thích cho con bạn nếu bạn biết đó là cái gì. Việc điều trị sẽ không đạt kết quả như mong muốn nếu bệnh nhân ở trong môi trường có nhiều yếu tố kích thích. Giữ yên tĩnh và cho trẻ thư giãn. Các thành viên trong gia đình cũng phải giữ yên tĩnh.
Nghỉ ngơi: Quan sát theo dõi trẻ, chú ý những dấu hiệu của trẻ như tư thế, ho, khò khè, khó thở. Nếu bạn có lưu lượng đỉnh, hãy đo lưu lượng đỉnh 5-10 phút sau mỗi lần dùng thuốc để xem cải thiện của lưu lượng đỉnh.
Kiểm tra các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu. Các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu khi bị hen bao gồm:
Dấu hiệu ho, khò khè, khó thở trở nên trầm trọng hơn, thậm chí ngay cả sau khi dùng thuốc và thời gian tác dụng của thuốc qua đi. Hầu hết thuốc giãn phế quản dạng hít có hiệu quả trong khoảng 5-10 phút sau mỗi lần dùng thuốc (xem cải thiện của lưu lượng đỉnh).
Lưu lượng đỉnh giảm, hoặc không cải thiện triệu chứng sau khi điều trị thuốc giãn phế quản, hoặc giảm dưới 50%. Hãy hỏi bác sĩ của con về chỉ số lưu lượng đỉnh này.
Khó thở ngày càng tăng. Dấu hiệu này bao gồm: Ngực và cổ co kéo hoặc rút lõm khi thở; Đầu trẻ phải chúi về phía trước để thở; Trẻ phải cố gắng hít thở; Trẻ có dấu hiệu nói khó hoặc đi khó; Trẻ phải ngừng chơi hoặc ngừng việc đang làm mà không thể bắt đầu trở lại; Môi hoặc móng tay của trẻ trở nên tím tái – nếu xảy ra dấu hiệu này, đưa con tới viện cấp cứu ngay lập tức.
Nhận biết các dấu hiệu cơn hen phế quản cấp ở trẻ để xử trí sớm.
Đưa con nhập viện khi cần thiết
Đôi khi những triệu chứng của bệnh hen phế quản không kiểm soát được tại nhà, trẻ phải nhập viện khám thậm chí là cấp cứu. Cha mẹ, người chăm sóc cần chú ý những điều sau:
Luôn giữ các thông tin quan trọng cho sự tìm kiếm hỗ trợ cấp cứu.
Hãy gọi ngay cho người thân, bạn bè, hàng xóm để giúp đỡ nếu cần.
Gọi ngay lập tức đến bác sĩ, phòng khám hoặc bệnh viện để nhờ sự trợ giúp nếu cần.
Cần nhớ và nói với bác sĩ loại thuốc trẻ đang dùng và thời điểm dùng thuốc gần nhất.
Không được làm những điều sau đây: Không cho trẻ uống quá nhiều nước, chỉ được uống lượng nước vừa phải. Không để trẻ hít thở không khí ẩm ấm từ vòi tắm. Không được thở lại vào túi giấy vòng qua mũi. Không được tự ý cho con dùng thuốc cảm cúm mà không hỏi bác sĩ.
Tri Tôn với công tác phòng, chống dịch bệnh tay - chân - miệng
Bệnh tay - chân - miệng (TCM) là dịch bệnh thường gặp ở trẻ em, do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.
Bệnh TCM trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng. Bệnh có thể xảy ra mọi độ tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi; ở mọi thời điểm trong năm, có thể tăng cao vào các tháng 3-5 và tháng 9-12.
Trẻ mắc TCM ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn... Tuy nhiên, các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong 1-2 ngày đầu nhiễm bệnh TCM trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.
Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.
Bệnh TCM trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi thấy trẻ bị TCM cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt, nhất là khi có các dấu hiệu nặng như:
Quấy khóc liên tục kéo dài: trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc ngủ từ 15-20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Sốt cao liên tục không hạ: trẻ sốt trên 38,5oC liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh.
Hay giật mình: đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh.
Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Để phòng bệnh, cần làm
Vệ sinh tay chân, ăn uống hợp vệ sinh; thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy, nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.
Ăn chín, uống sôi; các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ; đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi và thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như: dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn, ghế... bằng các chất tẩy rửa thông thường. Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị TCM.
10-14 ngày đầu khi nhiễm bệnh TCM, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.
Bệnh TCM ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng.
Xác định được tầm quan trọng đó, ngay đầu năm, Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn xây dựng và triển khai Kế hoạch số 08/ KH-GDSK ngày 08-01-2020 về truyền thông phòng, chống dịch tại cộng đồng và Kế hoạch số 16/KHLN-TTYT-PGD&ĐT ngày 13-01-2020 truyền thông phòng, chống dịch bệnh tại trường học.
Nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa y tế, nhà trường, gia đình trong việc giáo dục, hướng dẫn học sinh thực hiện các kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, các hành vi tự chăm sóc khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Trung tâm Y tế huyện Tri Tôn (An Giang) thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh... cung cấp nhiều tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, áp-phích, băng-rôn, thông điệp...); tập huấn phòng, chống bệnh TCM cho lực lượng y tế học đường; thực hiện giám sát các hoạt động y tế học đường ít nhất 1 tháng/lần.
Đặc biệt, các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, xã biên giới trung tâm còn chủ động phối hợp nhà trường, ban, ngành, đoàn thể triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh... Từ đó, bệnh TCM được kiểm soát không bùng phát thành dịch.
Về lâu dài, Trung tâm Y tế huyện sẽ tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe ăn uống hợp vệ sinh, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, cải thiện vệ sinh môi trường tại nhà và xung quanh nhằm nâng cao sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh thường gặp trên địa bàn.
Nhiều trẻ nguy cơ biến chứng khi mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ em mắc virus RSV tăng gấp đôi trong một tháng trở lại đây, với khoảng 30-40 trẻ/ngày, có ngày hơn 40 em. Mấy ngày qua, tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), các giường đều kín bệnh nhi. Nhiều trẻ được hỗ trợ thở oxy do viêm phổi, viêm...