Xu thế trồng cây trên ô tô trong thời kỳ dịch COVID-19
Một hình thức làm vườn độc đáo đã tạo cảm hứng lớn trong dịch COVID-19 vừa qua. Đó là làm trồng cây trên ô tô.
Hình thức trồng cây trên xe ô tô nhận được nhiều chú ý trong dịch COVID-19. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian (Anh) ngày 20/5 cho biết việc trồng cây trên ô tô gây chú ý từ năm 2007 khi một người đàn ông tại Minneapolis (Mỹ) gợi ý đây là cách để xử lý những cơn giận trên đường xá. Theo đó, người quan tâm có thể trồng cây trên bảng đồng hồ của ô tô hoặc bất cứ nơi nào họ thích.
Xương rồng là loại cây được đánh giá phù hợp để trồng trên xe do chúng có thể chịu đựng được thay đổi nhiệt độ đột ngột. Hoa phong lữ và cây phát lộc cũng được đánh giá cao đối với hình thức trồng cây trên ô tô.
Những ô tô đầu tiên được sản xuất trong thập niên 1900 của thế kỷ trước đều có thiết kế với bình hoa trên xe. Mục đích của những bình hoa này là giúp “đánh bật” mùi động cơ xe. Có thể coi chúng là phiên bản sơ khai của bình khử mùi ngày nay.
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), dịch COVID-19 khiến nhiều nơi phải áp đặt lệnh phong tỏa giãn cách xã hội, từ đây, một số người làm việc tại nhà quyết định cuốc đất, gieo hạt trong thời gian rảnh rỗi. Các bậc phụ huynh cùng con cái ra vườn trồng cây để có thêm thời gian ở ngoài trời bởi trường học đóng cửa.
Một ví dụ là công ty hạt giống W. Atlee Burpee & Co (Mỹ) ghi nhận tháng 3/2020, cao điểm của dịch COVID-19, là thời điểm doanh số đạt kỷ lục trong lịch sử 114 năm của doanh nghiệp này. Tại Nga, doanh số bán hạt giống vào tháng 3/2020 cũng tăng từ 20-30% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Tư pháp Mỹ điều tra hành vi lạm quyền của cảnh sát thành phố Louisville
Ngày 26/4, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo mở cuộc điều tra về hành vi lạm quyền "có hệ thống" của cảnh sát thành phố Louisville, bang Kentucky. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh dư luận nước này bất bình trước các vụ khống chế quá tay của cảnh sát da trắng đối với người Mỹ da màu.
Người biểu tình tập trung tại Brooklyn Center ở thành phố Minneapolis, Mỹ ngày 11/4/2021, phản đối việc cảnh sát nước này bắn chết một người đàn ông da màu. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho biết cuộc điều tra trên sẽ làm rõ vấn nạn lạm dụng quyền lực, bắt giữ và lục soát người bất hợp pháp của cảnh sát tại Louisville và tình trạng phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ gốc Phi tại đây. Theo ông Garland, giới chức liên bang cũng sẽ làm rõ hành vi lạm dụng quyền lực của cảnh sát thành phố Louisville trong việc khống chế người biểu tình.
Trước đó vài ngày, Bộ Tư pháp Mỹ cũng mở cuộc điều tra tương tự nhằm vào lực lượng cảnh sát thành phố Minneapolis sau khi xảy ra vụ cảnh sát da trắng Derek Chauvin khống chế mạnh tay người đàn ông da màu tên George Floyd hồi tháng 5/2020 khiến người này tử vong. Bộ trưởng Garland khẳng định sẽ thực hiện tất cả các biện pháp nhằm đảm bảo tính hợp hiến và hợp pháp của nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của cảnh sát.
Hai cuộc điều tra này được cho là có thể buộc lực lượng cảnh sát địa phương thực thi các cải cách. Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền liên bang đã tránh không gây sức ép buộc cơ quan cảnh sát địa phương tiến hành cải tổ. Do vậy, hai cuộc điều tra trên cho thấy chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn cảnh sát phải chịu trách nhiệm trước các vụ phân biệt đối xử của các nhân viên thực thi pháp luật da trắng đối với các công dân da màu.
Cảnh sát thành phố Louisville đối mặt với nhiều sức ép sau khi xảy ra cái chết của Breonna Taylor, một người Mỹ gốc Phi. Hồi tháng 3/2020, cô Taylor, 26 tuổi đã bị bắn chết trong một cuộc đột kích nhầm của cảnh sát vào căn hộ của cô này để truy bắt hai đối tượng tình nghi buôn bán ma túy. Cảnh sát đã không tìm thấy ma túy trong căn hộ của Taylor. Cảnh sát Louisville ban đầu cho rằng những cảnh sát tham gia cuộc đột kích trên không có sai phạm nào. Đến tháng 9, một bồi bồi thẩm đoàn Kentucky đã đưa ra phán quyết chỉ truy tố một cựu sĩ quan cảnh sát, trong khi hai sĩ quan cảnh sát khác có liên quan đến vụ việc không bị đưa ra xét xử. Điều này khiến dư luận địa phương phẫn nộ và kéo theo các cuộc biểu tình phản đối. Nhằm xoa dịu làn sóng phản đối, chính quyền thành phố Louisville đã đồng ý bồi thường 12 triệu USD cho gia đình Taylor, đồng thời thực thi một số cải cách nhất định.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Walter Mondale qua đời Truyền thông Mỹ ngày 21/4 đưa tin cựu Phó Tổng thống Mỹ Walter Mondale đã qua đời ở tuổi 93. Gia đình cựu Phó Tổng thống Mondale thông báo ông đã qua đời hôm 19/4 tại Minneapolis. Cựu Phó tổng thống Mỹ Walter Mondale qua đời ở tuổi 93 vào ngày 19/4. Ảnh: AP Ông Walter Mondale từng giữ chức Bộ trưởng Tư...