Xu thế trái chiều trong ngành đồng hồ Thụy Sĩ thời đại dịch
Giới chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến 100 thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ bị “xóa tên” trên thị trường.
Dự kiến xuất khẩu đồng hồ của Thụy Sĩ sẽ giảm 30% trong năm 2020, song các thương hiệu đồng hồ xa xỉ đang vượt qua “cơn bão” tốt hơn so với các hãng nhỏ lẻ.
Một mẫu đồng hồ Thụy Sĩ được trưng bày tại triển lãm các nhà sản xuất đồng hồ quốc tế ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 15/2/2018. AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ đã bị cuốn vào “cơn bão” COVID-19, khi các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất hầu như sụp đổ. Bất ổn tại các thị trường trọng điểm đang khiến các thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất và đi lại bị phong tỏa do đại dịch khiến tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng. Trong bối cảnh ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề, liệu sức mua của khách du lịch có phục hồi hay không vẫn còn là câu hỏi còn để ngỏ.
Tuy nhiên, các thương hiệu đồng hồ xa xỉ như Audemars Piguet, Rolex, Patek Philippe và Richard Mille lại kiểm soát tốt hoạt động sản xuất và tạo ra sự khan hiếm trên thị trường. René Weber, nhà phân tích tại Bank Vontobel, cho biết ngay cả trong giai đoạn COVID-19, giá các thương hiệu đồng hồ xa xỉ hầu như không giảm. Trên các nền tảng mua bán, những loại đồng hồ đắt tiền như Chronext, đồng hồ Rolex Daytona cũng có giá hơn 20.000 CHF (21.000 USD) trong vài tuần qua thay vì 12.500 CHF (13.128 USD).
Nhà phân tích Weber ước tính trong số khoảng 600 thương hiệu đồng hồ, có từ 50 – 100 thương hiệu sẽ gặp khó khăn để tồn tại qua cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là các thương hiệu nhỏ hơn, độc lập không thuộc các tập đoàn xa xỉ Swatch Group, Richemont hoặc LVMH. Ông Weber dự báo doanh số bán đồng hồ tại Thụy Sĩ có thể giảm tới 40-50%.
Pháp lên kế hoạch mở cửa biên giới với các nước ngoài khu vực Schengen
Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 12/6, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho biết quốc gia châu Âu này sẽ bắt đầu từng bước mở lại biên giới với các quốc gia trong khu vực Schengen từ ngày 15/6, và với các nước bên ngoài khu vực Schengen kể từ ngày 1/7 tới.
Đóng cửa biên giới Pháp-Đức tại khu vực nằm giữa Carling (thuộc Pháp) và Lauterbach (Đức) ngày 18/4/2020 nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Giữa tháng 3 vừa qua, Chính phủ Pháp đã quyết định đóng cửa biên giới để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) ngày 11/6 đã khuyến khích các nước thành viên của khối mở trở lại biên giới với một số quốc gia ở khu vực Balkan từ ngày 1/7 tới.
Bộ trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian và Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner nhấn mạnh Pháp sẽ thực hiện lộ trình mở lại biên giới một cách hài hòa với các nước thành viên còn lại trong EU. Tuyên bố chung nêu rõ: "Việc mở cửa này sẽ diễn ra theo từng bước và sẽ có điều chỉnh tùy theo tình hình kiểm soát dịch bệnh ở mỗi quốc gia, và theo các thỏa thuận sẽ được thống nhất ở cấp châu Âu vào thời điểm đó".
Châu Âu chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, theo đó gần 50% số ca tử vong trên thế giới ghi nhận tại châu lục này. Tuy nhiên, đà lây lan chậm dần ở nhiều quốc gia vốn bị dịch bệnh hoành hành mạnh nhất, như Tây Ban Nha, Italy và Pháp cho phép chính phủ các quốc gia này dỡ bỏ các hạn chế xã hội.
Khu vực Schengen (người dân có thể tự do qua lại các nước mà không cần thị thực) bao gồm hầu hết các quốc gia EU, cùng Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Lichtenstein.
Mỹ chưa có động thái rút khỏi WHO Trump tuyên bố cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hai tuần trước, nhưng nước này vẫn chưa có động thái rút lui nào. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/5 tuyên bố tại Nhà Trắng, rằng ông sẽ cắt quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì cách tổ chức này xử lý Covid-19, cáo...