Xu thế dòng tiền: Yếu tố hỗ trợ nào đủ sức kích thích thị trường?
Thị trường một lần nữa lại thất bại trước ngưỡng 1.000 điểm bắt đầu khiến các chuyên gia tỏ ra thận trọng cao hơn trong bối cảnh đi ngang không rõ ràng…
Biến động giằng co trong tuần trước tiếp tục cho thấy nhu cầu bán gia tăng mỗ khi thị trường tăng. Hầu như chỉ có số ít cổ phiếu đại diện một vài nhóm ngành là có tăng trưởng tích cực trong tuần, còn lại đa số blue-chips biến động đi ngang và giảm, dẫn tới việc thiếu động lực ở các chỉ số.
Các chuyên gia vẫn chưa bi quan đến mức nghiêng về khả năng thị trường sẽ giảm sâu hơn theo mô hình kỹ thuật Vai – Đầu – Vai ở thời điểm hiện tại. VN-Index chỉ rơi vào mô hình này khi để thủng ngưỡng hỗ trợ 964 điểm. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không kỳ vọng thị trường sẽ tích cực hơn để phá vỡ trạng thái biến động hẹp hiện tại.
Tuy nhiên khi điểm ra động lực nào có thể giúp thị trường thoát khỏi tình trạng khó chịu này, các chuyên gia lại không thống nhất. Quan điểm có vẻ chiếm ưu thế là chờ đợi thị trường phản ứng tốt hơn với kết quả kinh doanh quý 1 và các thông tin từ đại hội cổ đông.
Quan điểm ngược lại lại không đánh giá cao thông tin hỗ trợ dạng này vì vừa rồi cũng có một số kết quả kinh doanh tốt nhưng không tạo được chuyển biến. Việc thị trường chứng khoán Việt Nam có thể hưởng lợi từ dòng vốn ngoại trong tháng 5 khi các thị trường khác được nâng hạng cũng không tìm được sự thống nhất.
Tựu trung lại các chuyên gia vẫn tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp trong danh mục và tiếp tục chọn giải pháp giảm tỷ trọng khi giá tăng. Thận trọng nhất là quan điểm thoát khỏi thị trường hiện tại và chờ đợi cơ hội ở cuối tháng 5.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Thị trường diễn biến thực sự vất vả trong tuần qua và một lần nữa chứng kiến sự thất bại của VN-Index tại mốc 1.000 điểm. Tình thế lúc này có lẽ đã khác khá nhiều thời điểm đầu tháng 3 với kết quả kinh doanh quý 1/2019 sắp xuất hiện, nhưng lực bán vẫn mạnh như thể coi ngưỡng 1.000 điểm là mốc để xả. Cách đây vài tuần chúng ta đã bàn về mốc 1.000 điểm – ngưỡng đã kiềm chế thị trường trong gần 3 tuần giao dịch – nhưng lần này anh chị có đánh giá nào khác về tình trạng thị trường trong bối cảnh mới?
Thống kê những năm trước trở lại đây cho thấy các chỉ số chứng khoán của Việt Nam thường ghi nhận diễn biến kém tích cực trong tháng 4 và giao dịch cũng không thực sự sôi động, do đó tâm lý dè dặt của nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn này cũng là điều dễ hiểu.
ÔNG TRẦN HỮU PHÚC
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường – Chứng khoán Vietinbank
Dựa trên diễn biến giao dịch có phần tiêu cực của tuần vừa qua, tôi cho rằng chủ yếu vẫn là do tâm lý nhà đầu tư đặc biệt là nhỏ lẻ hiện đang rất bi quan, dẫn đến tình trạng một bộ phận chọn cách đứng ngoài không tham gia thị trường trong khi nhiều người khác lại đang hành động một cách hơi thái quá.
Điều này cũng khá dễ hiểu do thị trường hiện đang trong trạng thái giao dịch rất “khó chịu” trong bối cảnh cả bên mua và bên bán đều có dấu hiệu chần chừ, mặc dù bên bán có vẻ vẫn đang chiếm ưu thế nhỉnh hơn.
Không chỉ vậy, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng cùng đồng tình rằng với cơ chế giao dịch như hiện nay thì việc tham gia vào thị trường cơ sở ngắn hạn là vô cùng rủi ro và bất lợi so với chứng khoán phái sinh. Điều này gián tiếp khiến thanh khoản thị trường giảm mạnh.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tôi cho rằng, thị trường trong những phiên tới sẽ có biến động giằng co trong vùng 981-991 điểm. VN-Index cần vượt lên vùng kháng cự này nếu muốn có sự chuyển biến tốt hơn về mặt xu hướng ngắn hạn. Tôi vẫn đặt kỳ vọng vào khả năng thị trường sẽ quay lại thử thách vùng kháng cự tâm lý 1.000 điểm trong những phiên tiếp theo.
Hiện tượng phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu sẽ tiếp tục diễn ra và có thể sẽ tạo ra khó khăn đối với hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư trên thị trường. Dòng tiền vẫn sẽ hướng sự quan tâm đến các nhóm ngành như công nghệ thông tin, dệt may, thủy sản, nhựa và một số cổ phiếu trong nhóm ngành bất động sản… để tìm kiếm lợi nhuận.
Nhóm cổ phiếu dầu khí sẽ phải đối mặt với áp lực chốt lời. Trong khi, các cổ phiếu blue-chips và nhóm ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục dao động theo hướng giằng co, đi ngang là chủ đạo.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Thị trường vẫn đang trong giai đoạn giằng co và không có xu hướng rõ ràng trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ. Mặt khác, thống kê những năm trước trở lại đây cho thấy các chỉ số chứng khoán của Việt Nam thường ghi nhận diễn biến kém tích cực trong tháng 4 và giao dịch cũng không thực sự sôi động, do đó tâm lý dè dặt của nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn này cũng là điều dễ hiểu.
Video đang HOT
Tuần qua thị trường có mỗi dòng cổ phiếu dầu khí, dệt may khá khỏe động lực giúp thị trường không giảm sâu với thanh khoản duy trì khoảng 2.800 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên sức lan tỏa của các dòng cổ phiếu dẫn dắt yếu, các nhóm cổ phiếu khác như ngân hàng, chứng khoán, xây dựng, sắt thép, tiêu dùng… đều giảm.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng, thị trường sẽ vẫn biến động theo chiều hướng giằng co, đi ngang với các nhịp tăng giảm đan xen trong vùng 964-1.000 điểm trong ngắn hạn.
Tôi cho rằng mô hình Vai-Đầu-Vai chỉ được hoành thành khi Vn-Index phá vỡ hoàn toàn ngưỡng hỗ trợ quan trọng 964 điểm. Mặc dù vậy, tôi hiện không đánh giá cao kịch bản thị trường sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ này ngay ở thời điểm hiện tại.
ÔNG TRẦN XUÂN BÁCH
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Có ý kiến lo ngại về mặt kỹ thuật, VN-Index không vượt qua được ngưỡng 1.000 điểm thì có nguy cơ điều chỉnh và hình thành mô hình Vai-Đầu-Vai giảm giá. Anh chị bình luận gì về quan điểm này, liệu khả năng thị trường giảm sâu hơn có xảy ra?
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Dưới góc độ kỹ thuật, tôi cho rằng mô hình Vai-Đầu-Vai chỉ được hoành thành khi Vn-Index phá vỡ hoàn toàn ngưỡng hỗ trợ quan trọng 964 điểm.
Mặc dù vậy, tôi hiện không đánh giá cao kịch bản thị trường sẽ phá vỡ vùng hỗ trợ này ngay ở thời điểm hiện tại. Chỉ số có thể sẽ tiếp tục biến động đi ngang và có thể sẽ sớm quay lại thử thách ngưỡng cản tâm lý quanh 1000 điểm trong tuần tới.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường -Chứng khoán Vietinbank
Kịch bản này hoàn toàn có thể xẩy ra nếu thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì trạng thái yếu như của tuần vừa qua hay thị trường chứng khoán phải đón nhận thêm các thông tin mang tính bất lợi.
Về mặt kỹ thuật thì các chỉ báo xu hướng đều đang đồng thuận cho tín hiệu đi xuống tiêu cực nên rủi ro tiếp tục điều chỉnh là vẫn hiện hữu. Trong kịch bản xấu nhất, chỉ số VN-Index có thể sẽ tìm đến ngưỡng hỗ trợ mạnh trung hạn tại vùng 965 của đường SMA 50.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Thị trường gặp khá nhiều khó khăn trong tuần giao dịch từ 8-12/4. Các cổ phiếu vốn hóa lớn có sự phân hóa mạnh và khiến thị trường chung rơi vào trạng thái giằng co tích lũy với thanh khoản thấp. Dòng tiền ngắn hạn vẫn hồi phục yếu cho thấy áp lực bán vẫn có khả năng sẽ gia tăng trong các nhịp hồi phục ngắn hạn và dòng tiền vẫn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
Tôi cho rằng trong bối cảnh hiện tại thị trường sẽ khó có khả năng giảm sâu mà sẽ giao động trong vùng hiên tại chờ những thông tin tích cực từ báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 và đại hội cổ đông.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
VN-Index trải qua một tuần giảm điểm nhẹ với không nhiều điểm nhấn trong tuần. Thị trường mở cửa phiên thứ hai đầu tuần (8/4) khá tích cực với thông tin Việt Nam được nâng hạng tín nhiệm. Những phiên sau đó VN-Index phải đối diện với áp lực điều chỉnh khá lớn khi thị trường chứng khoán thế giới diễn biến tăng giảm trái chiều trước quan ngại ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy yếu.
Tuy nhiên nhìn chung trong cả tuần thì VN-Index chủ yếu dao động đi ngang trong biên độ hẹp và các cổ phiếu “trụ” như VIC, VCB, GAS, VNM… thay phiên nhau nâng đỡ thị trường khiến cho chỉ số chung không giảm quá sâu. Thanh khoản duy trì ngang ngửa với tuần trước với khoảng 665 triệu cổ phiếu được giao dịch trong tuần vừa qua. Đóng cửa phiên giao dịch, VN-Index giảm 6,36 điểm (-0,64%) về mức 982,90 điểm, còn HNX Index giảm 0,17 điểm (-0,16%) về mức 107,70 điểm.
Vn-Index diễn biến trong biên độ rất hẹp trong 3 tuần trở lại, dao động trong khoảng 965-997 với dòng tiền vào thị trường thấp. Chúng tôi đánh gián thị trường nhiều khả năng giảm về ngưỡng hỗ trợ 950 (tương đương MA200 phiên) trước khi có thể bật tăng trở lại. Mô hình Vai – Đầu – Vai có thể xảy ra.
Thực sự tôi không kỳ vọng nhiều vào các yếu tố kích thích nào khác để có thể thay đổi được tình thế hiện tại do thị trường hiện đang trong trạng thái miễn nhiễm với thông tin tích cực trong khi lại rất nhạy cảm với các thông tin tiêu cực.
ÔNG NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Thanh khoản cũng là điều chúng ta đã bàn trong tuần trước nhưng tuần qua có lẽ là tuần thanh khoản giảm rất sốc. Không chỉ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng giảm mua nhiều. Giảm thanh khoản thì thị trường khó tăng, thị trường khó tăng thì nhà đầu tư giảm giao dịch. Tình trạng con gà – quả trứng này liệu sẽ còn kéo dài đến lúc nào? Theo anh chị liệu có thể trông đợi vào yếu tố kích thích nào để thay đổi trạng thái đó?
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Dòng tiền ngắn hạn vẫn hồi phục yếu cho thấy áp lực bán vẫn có khả năng sẽ gia tăng trong các nhịp hồi phục ngắn hạn và dòng tiền vẫn phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu.
Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy cơ hội giải ngân mới vẫn thấp. Đây có thể nói là lý do của việc thanh khoản sụt giảm nghiệm trọng. Khi mà thị trường chưa thể xác định được một xu thế rõ ràng thì đa phần nhà đầu tư cá nhân sẽ rơi vào trạng thái đóng băng và chờ đợi khi thị trường có xu thế rõ ràng để ra quyết định.
Tôi cho rằng các thông tin từ kì đại hội cổ đông và báo cáo lợi nhuận quý 1 sẽ là cú hích tốt nhất trong thời điểm hiện tại để thị trường thay đổi trạng thái.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Câu chuyện nâng hạng của MSCI vào tháng 5 với việc tỷ trọng dự kiến của các cổ phiếu Việt Nam có thể sẽ tăng mạnh ở thị trường cận biên khi 2 thị trường Kuwait và Arghentina được chuyển lên thị trường mới nổi. Đây sẽ là yếu tố tạo kỳ vọng hỗ trợ cho diễn biến thị trường trong thời gian tới.
Ngắn hạn hơn, các tuần cuối tháng 4 cũng là thời điểm các quỹ đầu tư theo rổ chỉ số VN30 sẽ phải bắt đầu tiến hành các hoạt động mua bán thay đổi danh mục cho kỳ tái cơ cấu quý I. Hoạt động này có thể sẽ phần nào giúp thị trường giao dịch sôi động hơn.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường -Chứng khoán Vietinbank
Với kịch bản thận trọng, tôi cho rằng tình trạng này có thể sẽ tiếp tục kéo dài cho tới hết tháng 5 trước khi thị trường có thể chứng kiến một nhịp tăng điểm ổn định mới.
Nguyên nhân là do nửa cuối tháng 4 và trong tháng 5 sẽ là giai đoạn thiếu vắng thông tin hỗ trợ thị trường trong bối cảnh tình hình vĩ mô thế giới còn nhiều bất ổn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đừng quên hiệu ứng “Sell in May and go away”; mặc dù hiệu ứng này đang bắt đầu xảy ra hơi sớm hơn dự kiến tại thị trường Việt Nam.
Thực sự tôi không kỳ vọng nhiều vào các yếu tố kích thích nào khác để có thể thay đổi được tình thế hiện tại do thị trường hiện đang trong trạng thái miễn nhiễm với thông tin tích cực trong khi lại rất nhạy cảm với các thông tin tiêu cực. Điển hình như ngay tin báo cáo kết quả kinh doanh tháng/quý khả quan cũng không khiến tình trạng của thị trường có thay đổi đáng kể khi việc này chỉ xảy ra một cách rời rạc tại một số nhóm cổ phiếu midcaps, vốn không có nhiều ảnh hưởng tổng thể tới chỉ số chung VN-Index.
Tỷ trọng cổ phiếu ngắn hạn tiếp tục giảm nhẹ cho thấy cơ hội giải ngân mới vẫn thấp. Đây có thể nói là lý do của việc thanh khoản sụt giảm nghiệm trọng. Khi mà thị trường chưa thể xác định được một xu thế rõ ràng thì đa phần nhà đầu tư cá nhân sẽ rơi vào trạng thái đóng băng và chờ đợi khi thị trường có xu thế rõ ràng để ra quyết định.
ÔNG NGUYỄN VIỆT QUANG
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Bản thân anh chị cũng vẫn đang giữ tỷ lệ cổ phiếu thấp và quan sát, tức là góp phần làm thanh khoản giảm. Anh chị đang chờ đợi sự cải thiện của thị trường, hay chờ đợi mặt bằng giá thấp hơn?
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Thị trường khá yếu thể hiện các cổ phiếu vốn hóa lớn nằm trong VN30 đa phần đều nằm trong xu hướng giảm ngắn hạn. Ngay cả những cổ phiếu trụ chưa thể kéo thị trường lên thì việc mua vào cổ phiếu sẽ rủi ro khá lớn.
Lời khuyên lúc này là chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu và tăng tỷ trọng tiền mặt trong danh mục, đồng thời tiếp tục theo dõi những thông tin tiếp theo về kinh tế vĩ mô trong nước cũng như diễn biến từ đại hội cổ đông sẽ diễn ra trong tuần sau để lên kế hoạch tích lũy dần cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư trung – dài hạn.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi tiếp tục duy trì tỷ trọng danh mục cổ phiếu ở mức trung bình thấp 30% cổ phiếu. Thị trường hình thành mặt bằng giá hợp lý kèm theo những tín hiệu xu hướng rõ nét hơn sẽ khiến tôi xem xét việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong ngắn hạn.
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường – Chứng khoán Vietinbank
Tôi tạm thời đã thoát ra khỏi thị trường và đứng ngoài quan sát diễn biến thị trường. Tôi nghĩ thời điểm hợp lý để bắt đầu tham gia vào lại thị trường sẽ là gần cuối tháng 5.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tỷ trọng danh mục đầu tư ngắn hạn của tôi đang ở mức 41,5% cổ phiếu và 58,5% tiền mặt. Tôi đã thức hiện xong việc cơ cấu danh mục của mình và đang chờ đợi các xu hướng tiếp theo của thị trường để ra quyết định tiếp theo.
Nguyễn Hoàng
Theo VnEconomy
Masan dự kiến chia cổ tức 0%, phát hành cổ phiếu tăng vốn
Ngày 24/4 tới đây, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Một bản dự thảo Nghị quyết HĐQT đã được công ty gửi đến các cổ đông với những nội dung quan trọng
Theo Tờ trình kế hoạch kinh doanh năm 2019 của Masan, doanh thu năm 2019 từ 45.000 - 50.000 tỷ đồng, tăng 18-31% so với năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty từ 5.000 - 5.000 tỷ đồng, tăng 44-58% so với năm ngoái.
Trong trung hạn, tăng trưởng lợi nhuận dự kiến sẽ tăng gấp 2 lần so với tăng trưởng doanh thu, với biên lợi nhuận gộp đạt 2 chữ số khi Masan tiếp tục quản lý hiệu quả chi phí SG&A (chiếm khoảng 15-16% so với doanh thu thuần) và tiết kiệm lãi vay hơn 1.000 tỷ đồng từ các chiến lược giảm nợ trong năm 2018.
Đáng chú ý, Hội đồng quản trị (HĐQT) Masan trình Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thông qua phân chia lợi nhuận năm 2018 với mức chia cổ tức năm 2018 là 0%.
Đại hội lần này sẽ bầu HĐQT và Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2019-2024 với số lượng 6 thành viên HĐQT và 3 thành viên BKS.
Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Masan Group.
Đại hội dự kiến cũng sẽ thông qua phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Số tiền thu được từ việc phát hành sẽ được sử dụng để tăng vốn điều lệ, phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh và bổ sung vốn lưu động của Công ty.
Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020. Số lượng cổ phần dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành của Công ty. Giá phát hành bằng mệnh giá mỗi cổ phần, tức bằng 10.000 đồng/cổ phần.
Được biết, ĐHCĐ cũng sẽ là dịp để HĐQT giãi bày với các cổ đông về sự cố gần đây liên quan đến tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản.
Một số sản phẩm của Chin-su được phân phối tại các siêu thị.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group cho biết, trong 5 năm tới, Masan sẽ tiếp tục nghiên cứu và đầu tư xây dựng nền tảng "Tiêu dùng - Công nghệ". Khi thị hiếu người Việt ngày càng tinh vi hơn, đặt ra yêu cầu các sản phẩm phải an toàn và tốt cho sức khỏe, do đó, sự phát triển của internet và các thiết bị thông minh đang giúp kết nối người tiêu dùng và nhà tiếp thị sản phẩm.
Chủ tịch Masan cũng chia sẻ, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiêu dùng Việt Nam, Masan sẽ xây dựng phương thức bán hàng đa kênh để kích cầu tiêu dùng bằng việc cung cấp danh mục các sản phẩm lớn hơn và mang lại dịch vụ tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng Việt.
Nguyễn Tuân
Theo infonet.vn
Techcombank kế hoạch tăng lợi nhuận 10%, không xem xét mua cổ phiếu quỹ Năm 2019, Techcombank của ông Hồ Hùng Anh đặt kế hoạch lợi nhuận 11.750 tỷ đồng năm 2019, đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng này cũng chưa xem xét việc mua lại cổ phiếu quỹ. Sáng này 13.4 tại Hà Nội, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã ck: TCB) đã tổ chức đại hội...