Xu thế dòng tiền: VN-Index vượt đỉnh rồi, “lên tàu” thôi
Mặc dù vẫn còn vài điểm nghi ngại trước diễn biến đột phá bất ngờ cuối tuần qua, các chuyên gia đều cho rằng thị trường đang diễn biến tích cực…
Vùng kháng cự 1.000-1005 điểm được các chuyên gia duy trì quan điểm suốt nhiều tuần gần đây cuối cùng cũng bị phá vỡ. Đánh giá về diễn biến hôm thứ Sáu, điều còn “lăn tăn” duy nhất là nỗ lực tăng điểm mạnh đó chủ yếu đến từ nhóm cổ phiếu trụ. Tuy nhiên quan điểm tích cực lại nhìn nhận ngược lại: Trước các vùng kháng cự mạnh, thị trường cần động lực trước hết từ các trụ, sau đó mới lan tỏa rộng khắp.
Đánh giá triển vọng thị trường sau diễn biến tuần qua, các chuyên gia đều đồng thuận khả năng tăng cao hơn của VN-Index tiến tới vùng 1023-1024 điểm, xa hơn là 1050-1080 điểm. Đặc biệt nếu mô hình thật sự đã được phá vỡ, kịch bản dài hạn tốt nhất có thể tới 1,140 – 1,150 điểm.
Đồng thuận với các đánh giá tích cực, các chuyên gia đều thực hiện gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, dù mức độ khác nhau. Tỷ trọng thấp nhất là 50% và cao nhất là 100%.
Sau khi bứt phá thành công qua vùng kháng cự mạnh 1000-1005 điểm, tôi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng đến thử thách vùng kháng cự gần 1024 điểm trong tuần đầu tháng 11.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
VN-Index đã bùng nổ ngày cuối tuần, vượt qua cả ngưỡng 1005. Dĩ nhiên ảnh hưởng đáng kể là từ các trụ được kéo đột biến như VHM. Anh chị đánh giá thế nào về diễn biến vượt 1.000 điểm này?
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích – VietinBank Securities
Tôi cho rằng mặc dù diễn biến VN-Index trong phiên cuối tuần vừa qua là vô cùng tích cực, tuy nhiên phần lớn nỗ lực tăng điểm này là đến từ nhóm cổ phiếu trụ trong khi nhóm cổ phiếu midcap vẫn chưa cho thấy nhiều động lực tăng giá theo.
Tuy vậy, đây dù sao cũng là tín hiệu tốt khi phiên tăng điểm mạnh này của VN-Index với sự cải thiện tích cực của khối lượng giao dịch và độ rộng thị trường đã góp phần tạo đà cho chỉ số bứt phá ra khỏi vùng kháng cự 1,000 – 1,005 khó nhằn bấy lâu nay.
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn – Chứng khoán MBS
Tôi không bất ngờ với diễn biến của thị trường. Trong nhận định tuần trước, tôi cho rằng thị trường đã tích lũy đủ và sẵn sàng vượt ngưỡng kháng cự 1.000 điểm. Dù việc đi lên do nhóm cổ phiếu nào dẫn dắt đi nữa thì đó vẫn là một phần của thị trường.
Ngưỡng 1.000 điểm vừa là kháng cự kỹ thuật, vừa là ngưỡng kháng cự tâm lý nên chắc chắn khi chỉ số phá được ngưỡng này sẽ giúp cho nhà đầu tư tự tin hơn trong quyết định giải ngân.
Thông thường thị trường muốn phá được một ngưỡng kháng cự mạnh, dòng tiền cần tập trung vào các cổ phiếu trụ (large cap), từ đó lan tỏa đến các nhóm cổ phiếu khác và hình thành xu thế tăng bền vững hơn.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Theo tôi diễn biến vượt 1000-1005 điểm của Vn-Index trong tuần qua là một tín hiệu tích cực đối với xu hướng thị trường trong giai đoạn cuối năm. Sự bứt phá này đang giúp thị trường hình thành một xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn.
Dòng tiền nhiều khả năng cũng sẽ có được sự cải thiện tích cực, kèm theo đó là kỳ vọng mua ròng trở lại của khối ngoại trong giai đoạn cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Phiên cuối tuần vừa qua là phiên VN-Index bứt phá mạnh, được sự hỗ trợ từ các mã cổ phiếu:VHM, VIC, VRE, VCB, VNM… những cổ phiếu vốn hóa lớn, và lan tỏa tới nhiều cổ phiếu trên thị trường. Giá trị thanh khoản rất tích cực đạt 4.040,92 tỷ đồng (chưa bao gồm giao dịch thỏa thuận). Tâm lý nhà đầu tư tốt hơn rất nhiều trước nhiều thông tin chưa đạt kỳ vọng trên thế giới.
Tôi cho rằng mặc dù diễn biến VN-Index trong phiên cuối tuần vừa qua là vô cùng tích cực, tuy nhiên phần lớn nỗ lực tăng điểm này là đến từ nhóm cổ phiếu trụ trong khi nhóm cổ phiếu midcap vẫn chưa cho thấy nhiều động lực tăng giá theo.
ÔNG ĐÀO TUẤN TRUNG
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
VN-Index ghi nhận một tuần tăng điểm tích cực nhờ động lực từ nhóm cổ phiếu VHM, VIC, VRE và chính thức bứt phá khỏi mốc kháng cự 1000 điểm. Sự bùng nổ của chỉ số chỉ diễn ra vào phiên thứ sáu với sự dẫn dắt chủ yếu đến từ các cổ phiếu nói trên – đặc biệt là cổ phiếu Vinhomes (VHM) tăng trần sau khi có thông tin VinHomes có thể mua tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ và động lực tăng lan tỏa sang nhiều cổ phiếu “trụ” khác trên thị trường như VCB, VNM, BVH,… Thanh khoản thị trường được cải thiện mạnh mẽ.
VN-Index đã chính thức vượt khỏi mốc 1000 điểm – ngưỡng kháng cự mà chỉ số đã mất hơn 3 tháng và 5 lần thất bại trước đó mới có thể chinh phục thành công. Về mặt kĩ thuật, sự bứt phá được ghi nhận trong tuần này đánh dấu việc chỉ số thoát khỏi xu hướng đi ngang tích lũy trong vùng giá 970-1.000 đã được duy trì trong suốt 3 tháng nay.
Chúng tôi cho rằng phiên tăng điểm ấn tượng đã xác nhận xu hướng tăng điểm trung hạn của chỉ số. Rất cần sự lan tỏa rộng hơn của sắc xanh ra các cổ phiếu khác để điểm số được chinh phục các mốc cao hơn cũng như sự tăng điểm bền vững hơn.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Phiên tăng rất mạnh ngày thứ Sáu đã đưa VN-Index thoát lên trên kênh giảm giá kéo dài. Vậy thị trường có khả năng bùng nổ tiếp đến đâu dưới góc độ kỹ thuật?
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Sau khi bứt phá thành công qua vùng kháng cự mạnh 1000-1005 điểm, tôi cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục hướng đến thử thách vùng kháng cự gần 1024 điểm trong tuần đầu tháng 11. Trong kịch bản tích cực, có thể kỳ vọng Vn-Index chạm đến vùng kháng cự 1.035-1.045 điểm trong thời gian tới.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích – VietinBank Securities
Diễn biến tăng giá và breakout của VN-Index ra khỏi vùng kháng cự mạnh 1,000 – 1,005 điểm cũng đồng thời là tín hiệu breakout ra khỏi mẫu hình ascending triangle kéo dài từ tháng 01/2019 cho tới thời điểm hiện tại.
Nếu thực sự đây đúng là một phiên breakout và (nếu) chỉ số vùng giá breakout được kiểm định thành công đồng thời trở thành vùng hỗ trợ mạnh thì mục tiêu giá của VN-Index trong kịch bản lý tưởng nhất có thể lên tới vùng điểm 1,140 – 1,150.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Hiện VN-Index cho tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn ở mức Tích cực với kháng cự tại 1025 điểm. Dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào các cổ phiếu vốn hóa lớn khi mà chỉ số VN30 cũng break khỏi xu hướng đi ngang trước đó.
Về mặt lý thuyết, việc break-out mạnh qua mốc 1000 điểm sẽ cho phép ta kỳ vọng về một nhịp tăng trưởng trung hạn mới của VN-Index với ngưỡng kháng cự trước mắt là mốc 1025 điểm và 1050 đỉnh cũ chỉ số tại thời điểm tháng 5/2018. Nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mở lại dần vị thế mua tại nhóm cổ phiếu chủ chốt của sàn HSX.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Theo tôi VN-Index tăng mạnh cùng với thanh khoản tốt là điểm tựa kỹ thuật trong thời gian tới. Chỉ số thoát khỏi cuối kênh giá hồi từ tháng 1, về mặt kỹ thuật nếu dòng tiền tiếp tục được duy trì chỉ số sẽ hướng tới mốc kháng cự gần nhất 1023 điểm và xa hơn là 1080 điểm.
Video đang HOT
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn – Chứng khoán MBS
Tôi cho rằng thị trường đang bắt đầu một sóng tăng kéo dài từ 1 đến 2 tháng, ngưỡng mục tiêu ngắn hạn của VN-Index là vùng 1.030 đến 1.050 điểm. Sau đó tùy diễn biến của các thông tin kinh tế vĩ mô Việt Nam và thế giới sẽ quyết định thị trường có vượt qua ngưỡng này hay không.
Đây có thể là sóng tăng cuối cùng của năm 2019.
Theo tôi VN-Index tăng mạnh cùng với thanh khoản tốt là điểm tựa kỹ thuật trong thời gian tới. Chỉ số thoát khỏi cuối kênh giá hồi từ tháng 1, về mặt kỹ thuật nếu dòng tiền tiếp tục được duy trì chỉ số sẽ hướng tới mốc kháng cự gần nhất 1023 điểm và xa hơn là 1080 điểm.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Những tháng còn lại của năm 2019 được cho là thiếu thông tin hỗ trợ, theo anh chị thị trường có duy trì động lực tăng ngược với chu kỳ hàng năm, khi hai tháng cuối năm thường thị trường suy yếu?
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Hai tháng cuối dù thiếu thông tin hỗ trợ, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công bố cuối năm rất đáng chú ý. Trải qua gần 1 năm đối diện với sự suy giảm nền kinh tế thế giới, GDP Việt Nam tăng trưởng tốt đến quý 3.
Kết thúc năm 2019 nếu các doanh nghiệp Việt Nam có kết quả kinh doanh tích cực, cùng với GDP tăng trưởng và thông tin việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc tích cực để gỡ bỏ dần các vấn đề trong cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, thị trường sẽ duy trì được động lực hồi phục và tăng trưởng.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Theo quan điểm cá nhân tôi cho rằng, mặc dù trị trường có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh “throwback” để kiểm định lại các mốc điểm quan trọng vừa bị chinh phục trong tuần qua, nhưng tôi vẫn kỳ vọng vào một diễn biến tăng điểm cho thị trường trong những tháng còn lại của năm.
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn – Chứng khoán MBS
Hàng năm thị trường thường bùng nổ vào tháng 2 cho đến tháng 5 khi có rất nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh năm trước và kế hoạch kinh doanh năm cùng kỳ. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng rất nhiều thông tin biến động từ thị trường tài chính thế giới, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nên từ tháng 2 đến nay, rất nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh khả quan nhưng hầu như không được phản ánh vào giá hoặc phản ánh rất ít.
Hơn 10 tháng đầu năm là một chu kỳ tích lũy, vì vậy nhiều khả năng 2 tháng còn lại của năm, thị trường sẽ đi lên mặc dù đoạn này thiếu thông tin hỗ trợ. Danh mục nên tập trung vào các cổ phiếu tốt, có kết quả kinh doanh tăng trưởng hoặc ít nhất là kinh doanh ổn định nhưng có chỉ số PE thấp, tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao.
Hơn 10 tháng đầu năm là một chu kỳ tích lũy, vì vậy nhiều khả năng 2 tháng còn lại của năm, thị trường sẽ đi lên mặc dù đoạn này thiếu thông tin hỗ trợ.
ÔNG LÊ HOÀNG TÂN
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích – VietinBank Securities
Theo tôi đây là một kịch bản rất khó để dự đoán do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tâm lý nhà đầu tư, diễn biến thông tin vĩ mô và vi mô, dòng tiền khối ngoại và các quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng như kỳ vọng vào kết quả kinh doanh Quý 4 của các doanh nghiệp.
Tất cả các yếu tố này đều có thể gây ra tác động trực tiếp lên dòng tiền tham gia vào thị trường, yếu tố then chốt để quyết định xem kịch bản giảm điểm vào các tháng cuối năm có lặp lại hay thị trường sẽ chứng kiến một câu chuyện khác biệt.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Theo chúng tôi VN-Index đã tích lũy rất lâu để bứt phá ngưỡng tâm lý quan trọng 1000 điểm. Đã có đến 5 lần chạm 1000 điểm nhưng chỉ số vượt không thành công. Với phiên tăng điểm ấn tượng cuối tuần, xu hướng tăng trung hạn đã được xác nhận. Nhưng trước mắt thị trường cần vượt ngưỡng kháng cự gần 1025 để chinh phục ngưỡng 1050 điểm.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Các tuần gần đây anh chị vẫn chỉ duy trì tỷ trọng cổ phiếu trung bình hoặc thấp và chờ đợi VN-Index vượt 1005. Chỉ số đã bứt phá qua ngưỡng này, vậy anh chị đã mua thêm chưa, tỷ trọng mới như thế nào?
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn – Chứng khoán MBS
Tôi có tăng tỷ trọng trong tuần trước lên 80 – 100% cổ phiếu bằng tiền mặt và mặc dù thị trường đã bước vào sóng tăng nhưng tôi vẫn không mặn mà dùng margin trong giai đoạn này, ít nhất đó là cách để tôi duy trì thành quả đã đạt được từ đầu năm đến giờ.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Như tôi có trao đổi trước nhà đầu tư mua thăm dò dần những cổ phiếu của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt. Khi có dấu hiệu tích cực từ thị trường nhà đầu tư đã mua thêm những cổ phiếu được đánh giá là tốt ở thời điểm hiện tại. Tỷ trọng hợp lý 60% cổ phiếu, 40% tiền mặt.
Tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng trong việc giải ngân và có thể chú ý hơn đến các cổ phiếu trụ chưa tăng nhiều và vẫn đang nằm ở các vùng hỗ trợ để đón đầu dòng tiền lan tỏa đến các nhóm cổ phiếu này khi thị trường tiến lên những vùng giá mới. Cơ hội mua tích lũy cổ phiếu có thể xuất hiện vào đầu tuần giao dịch sau khi chỉ số kiểm định lại vũng hỗ trợ quanh 1.000-1.010 điểm
ÔNG TRẦN HỮU PHÚC
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phân tích – VietinBank Securities
Tôi đã tiến hành giải ngân thêm khoảng 20% giá trị danh mục. Tỷ trọng danh mục hiện tại khoảng 65%.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi đã thực hiện nâng tỷ trọng danh mục của mình lên 50% cổ phiếu trong tuần qua. Nếu thị trường xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong tuần tới, tôi sẽ tiếp tục thực hiện mua nâng tỷ trọng cho danh mục của mình.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Còn quá sớm để có thể nhận định thị trường đi vào xu hướng tăng dài hạn mới nhưng chúng tôi cho rằng tâm lý chung của nhà đầu tư đã trở nên lạc quan hơn.
Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng trong việc giải ngân và có thể chú ý hơn đến các cổ phiếu trụ chưa tăng nhiều và vẫn đang nằm ở các vùng hỗ trợ để đón đầu dòng tiền lan tỏa đến các nhóm cổ phiếu này khi thị trường tiến lên những vùng giá mới.
Cơ hội mua tích lũy cổ phiếu có thể xuất hiện vào đầu tuần giao dịch sau khi chỉ số kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 1.000-1.010 điểm, với trọng tâm là các doanh nghiệp được kỳ vọng có kết quả kinh doanh khả quan trong quý cuối cùng của năm 2019.
Theo Nguyễn Hoàng
VnEconomy
Xu thế dòng tiền: Mất 960 điểm, VN-Index sẽ về 945?
Diễn biến tiêu cực của thị trường tuần qua và việc VN-Index đóng cửa cuối tuần dưới mức 960 điểm đã khiến đa số chuyên gia cho rằng tình hình sẽ còn xấu hơn...
Chỉ có duy nhất một chuyên gia để ngỏ kịch bản tích cực rằng VN-Index có thể trụ lại được tại ngưỡng 960 điểm và phục hồi lên 980 điểm. Các kịch bản xấu hơn đã chiếm ưu thế. Quan điểm chung là các chuyên gia cho rằng thị trường sẽ quay lại đáy cũ hồi đầu tháng 5 tương đương VN-Index 945 điểm.
Nguyên nhân được đưa ra là thị trường đang trong bối cảnh kém tích cực. Yếu tố hỗ trợ trong nước chưa xuất hiện trong khi thị trường chứng khoán quốc tế đang chịu áp lực nặng nề từ sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc cũng như căng thẳng thương mại lan ra nhiều nước khác. Diễn biến khó đoán của chiến tranh thương mại cũng khiến giá dầu giảm rất mạnh, ảnh hưởng đến cổ phiếu ngành dầu khí.
Các chuyên gia cho rằng lúc này nhà đầu tư nên chú ý quan sát dòng tiền trong nước và động tĩnh từ các thị trường quốc tế. Nếu thị trường có phản ứng tích cực tại ngưỡng 945 điểm thì có thể mua vào.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Thị trường có thêm một tuần giảm điểm nữa và tuần này diễn biến đã đi theo hướng phân tích của anh chị rõ hơn. VN-Index đã giảm dần và thủng ngưỡng 960 điểm. Sau nhiều phiên rơi chậm, phiên cuối tuần thị trường gần như rơi vào trạng thái đổ vỡ tâm lý. Đánh giá của anh chị thế nào về sự thay đổi này?
Tôi cho rằng 960 là ngưỡng cản mạnh của thị trường trong ngắn hạn. Kịch bản tích cực trong tuần sau có thể thị trường sẽ có nhịp phục hồi trở lại vùng giá 980 điểm sau khi chạm ngưỡng kháng cự 960 tương ứng với đường MA100. Thị trường có thể tiếp tục đi ngang quanh vùng giá 980 này trong vài phiên tới.
ÔNG NGUYỄN VIỆT QUANG
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường - Chứng khoán Vietinbank
Cảm nhận cá nhân của tôi về tâm lý thị trường trong tuần giao dịch vừa qua là mệt mỏi, chán nản và có phần muốn buông xuôi. Điều này cũng là dễ hiểu khi mà sự kết hợp giữa thiếu vắng thông tin hỗ trợ tích cực và hiệu ứng "sell in May & go away" đã góp phần tạo nên khoảng thời gian giao dịch tồi tệ nhất trong năm.
Thanh khoản thị trường thấp khi dòng tiền đứng ngoài không chịu tham gia hoặc chỉ tham gia một cách dè dặt mang tính thăm dò là không đủ để có thể nâng đỡ thị trường trước áp lực bán tuy không quá lớn và dồn dập nhưng lại tạo cảm giác rất áp bức.
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS
Theo tôi phiên thứ 6 thị trường bị bán mạnh do bối cảnh chung của thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong nước thanh khoản giảm dần và ở mức thấp nên nhà đầu tư ngắn hạn bán ra để chờ tín hiệu dòng tiền.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Phiên giao cuối tuần diễn ra không thực sự tích cực khi áp lực bán càng lúc càng mạnh, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVT... Bên cạnh đó, các Bluechips như VHM, VRE, VIC, HVN, BVH, FPT, POW, PNJ, MWG...cũng như các cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VCB, VPB, HDB, TCB...đồng loạt giảm sâu khiến thị trường không có trụ đỡ. Sắc xanh le lói tại một vài Bluechips như HPG, MSN, SAB, VJC không đủ giúp thị trường tránh khỏi phiên giảm sâu.
Dòng tiền vào thị trường khá yếu khiến các chỉ số tiếp tục chìm sâu trong sắc đỏ. Bên cạnh đó, diễn biến không thực sự khả quan của giá dầu thế giới khiến áp lực bán tăng mạnh tại các cổ phiếu dầu khí càng làm thị trường thêm phần ảm đạm. Tương tự, các nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, dệt may...cũng phần lớn chìm trong sắc đỏ.
Dòng tiền có xu hướng đứng ngoài thị trường, áp lực cung gia tăng dần do vậy đã dần đến sự hoảng loạn vào phiên chiều. Đáng chú ý, trong những phút cuối cùng phiên ATC đã xuất hiện lực cầu đỡ giá khá mạnh khi thị trường chạm đến vùng cản 960. Dù vậy, các chỉ số chứng khoán vẫn giảm sâu xuống mức thấp nhất phiên.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
VN-Index giảm điểm tuần thứ hai liên tiếp sau khi phải đối diện với áp lực bán chốt lời ngắn hạn khá mạnh trong tuần. Thị trường tăng điểm nhẹ trong phiên đầu tuần sau khi Mỹ và Nhật Bản cho thấy khả năng cao sẽ có thỏa thuận song phương. Nhưng đà tăng đã không thể duy trì trong những phiên liền sau và chỉ số ghi nhận bốn phiên giảm điểm liên tiếp trong phần còn lại của tuần sau những diễn biến leo thang của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung với nguy cơ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho dòng tiền chủ động thoát khỏi thị trường, đặc biệt là trong phiên cuối tuần khi chỉ số ghi nhận mức giảm khá mạnh (-9.46 điểm).
Bên cạnh đó, việc quỹ ishare MSCI cơ cấu lại danh mục vào tuần cuối tháng 5 đi cùng với áp lực bán ròng chung của khối ngoại cũng khiến cho thị trường chao đảo. Đóng cửa tuần giao dịch, VN Index giảm 10,15 điểm (-1,05%) về mức 959,88 điểm với thanh khoản giảm nhẹ so với tuần trước khi có khoảng 556 triệu cổ phiếu được khớp lệnh trong tuần, còn HNX Index giảm 1,04 điểm (-0,99%) về mức 104,35 điểm.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Thị trường đang cho thấy sự yếu đi trong ngắn hạn. Hiện tại, VN-Index đang ở sát các ngưỡng hỗ trợ quan trọng và có tính quyết định đối với xu hướng tiếp theo của chỉ số. Nếu tiếp tục xuyên thủng vùng 955-960 điểm thì thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục kéo dài xu thế giảm điểm về các vùng hỗ trợ sâu hơn trong tháng 6.
Với quan điểm thận trọng, tôi chưa nhìn thấy có thông tin hỗ trợ nào đủ mạnh để có thể giúp thị trường trụ vững tại vùng điểm 960 này. Xu hướng vận động giá giảm này sẽ còn tiếp diễn và tôi nghĩ nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần chào đón chuyến tàu VN-Index tại ga 945 điểm hoặc thậm chí là 935 điểm.
ÔNG NGUYỄN HOÀNG VIỆT
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Bối cảnh chung hiện tại khá xấu: Chiến tranh thương mại tiếp tục căng thẳng và không có vẻ gì là sẽ hòa hoãn, chứng khoán quốc tế quay đầu sụt giảm mạnh. Trong ngắn hạn, anh chị có nhìn thấy thông tin hỗ trợ nào khả dĩ giúp thị trường trụ nổi 960 trong tuần tới không, hay thị trường sẽ kiểm tra lại đáy 945 điểm?
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS
Tôi thấy trong ngắn hạn không có quá nhiều thông tin tích cực hỗ trợ thị trường, cùng với thanh khoản thấp và những bất ổn bên ngoài thì khả năng thị trường sẽ kiểm tra lại đáy 945 điểm là cao hơn.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Về mặt kĩ thuật tôi cho rằng 960 là ngưỡng cản mạnh của thị trường trong ngắn hạn. Kịch bản tích cực trong tuần sau có thể thị trường sẽ có nhịp phục hồi trở lại vùng giá 980 điểm sau khi chạm ngưỡng kháng cự 960 tương ứng với đường MA100.
Thị trường có thể tiếp tục đi ngang quanh vùng giá 980 này trong vài phiên tới. Đồng thời, lực cầu có thể dần gia tăng trong những phiên tới khi thị trường cũng đang rơi vào trạng thái quá bán ngắn hạn. Điểm tích cực tôi nhận thấy là dòng tiền ngắn hạn có sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Lực cung chốt lời tiếp tục áp đảo lực cầu đã khiến cho chỉ số lao dốc trong tuần vừa qua và việc chỉ số đóng cửa quanh ngưỡng hỗ trợ 960 điểm cũng như đường MA20 ngày đang gây áp lực tâm lý kém lạc quan cho tuần giao dịch tiếp theo.
Bên cạnh đó, việc các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng giảm có thể kéo dài đi kèm với động thái bán ròng của khối ngoại liên tiếp trong một số phiên trở lại đây cũng tạo áp lực lớn lên chỉ số trong tuần tới.
Trên thế giới, chứng khoán châu Á trái chiều vì sản xuất Trung Quốc gây thất vọng. Tâm lý trên thị trường chứng khoán càng nặng nề sau khi Mỹ công bố áp thuế với hàng hóa Mexico và PMI sản xuất của Trung Quốc xuống dưới ngưỡng tăng trưởng. Lo ngại tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại khiến giá dầu tiếp tục giảm 3,2% tuần qua.
Hơn nữa, chúng tôi cũng không kỳ vọng sẽ xuất hiện thông tin hỗ trợ mới nào trên thị trường trong tuần sau. Do đó, nhiều khả năng thị trường sẽ rơi về ngưỡng 945 điểm tương đương đáy hình thành hồi đầu tháng 5/2019.
Theo tôi hiện tại nên chú ý quan sát dòng tiền và diễn biến của các thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong ngắn hạn có thể sẽ khó khăn nhưng hiện tại nhiều cổ phiếu đang được giao dịch tại mức P/E thấp; phù hợp cho đầu tư.
ÔNG LÊ HOÀNG TÂN
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường -Chứng khoán Vietinbank
Tâm lý nhà đầu tư hiện nay đang tỏ ra khá bi quan và mệt mỏi trong bối cảnh thị trường đang đặc biệt nhạy cảm với các thông tin vĩ mô tiêu cực như câu chuyện căng thẳng thương mại không có hồi kết giữa Mỹ - Trung.
Với quan điểm thận trọng, tôi chưa nhìn thấy có thông tin hỗ trợ nào đủ mạnh để có thể giúp thị trường trụ vững tại vùng điểm 960 này. Xu hướng vận động giá giảm này sẽ còn tiếp diễn và tôi nghĩ nhà đầu tư nên chuẩn bị tinh thần chào đón chuyến tàu VN-Index tại ga 945 điểm hoặc thậm chí là 935 điểm.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Yếu tố kỳ vọng lúc này nếu có thì sẽ là việc khối ngoại duy trì hoạt động mua ròng trong bối cảnh nhiều nhóm cổ phiếu đã giảm sâu về các vùng hỗ trợ được kỳ vọng sẽ kích hoạt lực cầu giá thấp tham gia vào thị trường, qua đó có thể giúp thị trường cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại tại vùng hỗ trợ 955-960 điểm.
Mặc dù vậy, với những yếu tố rủi ro mà thị trường đang gặp phải ở thời điểm hiện tại thì cá nhân tôi cho rằng cần phải tính đến khả năng chỉ số sẽ giảm phá đáy 945 điểm, thậm chí tiêu cực có thể giảm về 910-920 điểm trong thời gian tới.
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Đang có những kỳ vọng thị trường Việt Nam cuối tháng 6 có thể được nâng hạng. Anh chị đánh giá khả năng này có lớn hay không, liệu thị trường có diễn biến tích cực đón đầu?
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường - Chứng khoán Vietinbank
Việc thị trường Việt Nam có được nâng hạng hay không đến nay vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi với nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau. Cá nhân tôi cho rằng có lẽ vẫn còn hơi quá sớm cho việc nâng hạng thị trường chứng khoán ngay trong tháng 6 trong bối cảnh thị trường Việt Nam vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, minh bạch và đâu đó vẫn còn tình trạng thao túng giá cổ phiếu.
Mặc dù vậy, tôi cũng đồng tình rằng nếu thị trường Việt Nam thực sự được nâng hạng thì đây sẽ là một tin tức vô cùng hữu ích, đủ sức giúp thị trường lấy lại những gì đã mất kể từ khi chỉ số VN-Index đạt mức đỉnh kể từ tháng 4 năm ngoái. Trong trường hợp đó, không nghi ngờ gì khi các cổ phiếu blue-chips, vốn hóa lớn, bất động sản và nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa chỉ số VN-Index tăng mạnh trở lại.
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS
Tôi không có thông tin gì việc Việt Nam sẽ được nâng hạng thị trường ngay trong tháng 6. Việc thị trường Argentina được nâng hạng lên Emerging Markets; kì vọng Việt Nam sẽ được tăng tỷ trọng trong iShare MSCI Frontier 100 ETF đã không thực hiện được khi tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục từ mức 16,99% (trong phiên 24/5) xuống còn 15,75%.
Ngoài ra với việc chỉ số USD Index đang ở mức cao làm lo ngại nước ngoài sẽ quay trở lại bán ròng trong thời gian sắp tới.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tôi cho rằng nếu được FTSE Russell nâng hạng, vị thế của thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung sẽ được gia tăng; đồng thời sẽ tác động tích cực lên khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như cải thiện thanh khoản của thị trường, chất lượng của doanh nghiệp niêm yết, nhất là trong bối cảnh trong tuần vừa qua quỹ iShare MSCI Frontier 100 ETF đã tiến hành cơ cấu danh mục định kỳ và điều này đã ảnh hưởng ít nhiều tới diễn biến thị trường.
Theo dữ liệu được công bố, iShare MSCI Frontier 100 ETF đã giảm tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục từ mức 16,99% (trong phiên 24/5) xuống còn 15,75% (phiên 28/5). Trong khi đó, thị trường Kuwait vẫn được giữ tỷ trọng ở mức 25,56%.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi đánh giá không cao và cho rằng sẽ rất khó có khả năng thị trường Việt Nam được nâng hạng ngay trong đợt công bố cuối tháng 6 này.
Tôi không kỳ vọng sẽ xuất hiện thông tin hỗ trợ mới nào trên thị trường trong tuần sau. Do đó, nhiều khả năng thị trường sẽ rơi về ngưỡng 945 điểm tương đương đáy hình thành hồi đầu tháng 5/2019.
ÔNG TRẦN HỮU PHÚC
Nguyễn Hoàng, VnEconomy
Tuần qua gần như không thể giao dịch ngắn hạn được, rất hiếm cổ phiếu có lãi trong vòng T 3, thậm chí nguy cơ mắc kẹt còn lớn hơn. Tuy nhiên phiên giảm mạnh cuối tuần đã đẩy nhiều cổ phiếu giảm khá sâu trong tháng 5. Anh chị đã quay lại mua ở mức 960 điểm hay vẫn chờ tới 945 điểm?
Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS
Theo tôi hiện tại nên chú ý quan sát dòng tiền và diễn biến của các thị trường chứng khoán toàn cầu. Trong ngắn hạn có thể sẽ khó khăn nhưng hiện tại nhiều cổ phiếu đang được giao dịch tại mức P/E thấp; phù hợp cho đầu tư.
Tại 945 điểm nếu lực mua tốt và giá không còn rớt quá mạnh thì có thể xem xét giải ngân từng phần tại các mã báo cáo tốt như MBB, PNJ, MWG...
Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường -Chứng khoán Vietinbank
Tôi đã tham gia giải ngân thêm khoảng 10% danh mục với mục đích thăm dò do nghi ngờ thị trường sẽ còn tiếp tục điều chỉnh. Khi tôi đã xác nhận được tín hiệu tạo đáy của thị trường/cổ phiếu, tôi sẽ giải ngân thêm.
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam
Tôi tập trung cơ cấu lại danh mục và chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội đầu tư ngắn hạn. Tỷ trọng danh mục đầu tư ngắn hạn của tôi ở mức 40% cổ phiếu và 60% tiền.
Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS
Trong diễn biến đàm phán thương mại Mỹ Trung khá phức tạp và khó dự đoán, xu hướng thị trường đã quay về xu hướng giảm điểm. Do đó, nhà đầu tư cần bám sát diễn biến thị trường, đặc biệt là quá trình kiểm tra ngưỡng hỗ trợ 960 điểm của VN-Index, để kịp thời chủ động giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục nếu chỉ số phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này với thanh khoản tăng mạnh trong tuần sau.
Ông Trần Xuân Bách, Bộ phận Chiến lược thị trường, Chứng khoán Bảo Việt
Tôi hiện vẫn đứng ngoài thị trường và chỉ duy trì mức tỷ trọng thấp 20% cổ phiếu trong danh mục.
Nguyễn Hoàng
Theo VnEconomy
Cổ phiếu "lạ" tăng giá sốc, gần nghìn doanh nghiệp "lên sàn cho vui"? 974 mã cổ phiếu không hề có giao dịch nào xảy ra, đồng nghĩa cả nghìn doanh nghiệp "lên sàn" nhưng cổ phần lại "tê liệt" hoàn toàn. BTV - một mã cổ phiếu thanh khoản kém, nhưng lại tăng sốc hơn 72% trước khi bị điều chỉnh sáng nay. Không còn giữ được sức mua như các phiên giao dịch trước, sáng...