Xu thế công nghệ xanh tại Hội chợ quốc tế Trung Quốc
Hội chợ Thương mại dịch vụ Quốc tế thường niên (CIFTIS) vừa chính thức khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Là sự kiện xúc tiến thương mại lớn đầu tiên sau hai năm đại dịch, hội chợ này cũng đã đưa đến cơ hội quảng bá cho nhiều giải pháp công nghệ xanh – xu thế đang lên tại nền kinh tế số 2 thế giới.
Trina Solar là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất pin điện mặt trời tại Trung Quốc và cũng là một trong những tên tuổi hiện diện nổi bật tại Hội chợ CIFTIS năm nay. Hội chợ 2022 được xem là cơ hội để hãng này kết nối trở lại với các đối tác, tìm kiếm thị trường sau hai năm đại dịch.
Ông Gao JIFAN – Chủ tịch Công ty Trina Solar cho biết: “Hội chợ là nền tảng tốt để chúng tôi giao lưu với các bạn hàng và mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh”.
Video đang HOT
Các công nghệ xanh đang được xem là một ưu tiên lớn của Chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy mục tiêu bảo vệ môi trường, đưa mức phát thải giảm dần kể từ năm 2030. Bởi vậy, những doanh nghiệp trong các lĩnh vực này cũng được tạo nhiều điều kiện và ưu đãi trong việc tìm kiếm đối tác quốc tế, quảng bá giải pháp của mình tại CIFTIS. Linkingsmart – một startup cung cấp hệ thống quản lý dữ liệu phát thải cho doanh nghiệp là một ví dụ.
Ông Qi Yifeng – Tổng Giám đốc công ty Linkingsmart Bắc Kinh nói: “Chúng tôi coi hội chợ là nơi để hợp tác, thiết lập chuỗi cung ứng các giải pháp xanh cho doanh nghiệp, bởi xu thế nền kinh tế không khí thải carbon đang ngày càng trở nên mạnh mẽ”.
Hội chợ CIFTIS sẽ kéo dài tới 5/9 và không chỉ các đơn vị trong nước, hàng trăm công ty quốc tế cũng đã đăng ký tham dự trực tiếp tại sự kiện, tìm kiếm những cơ hội hợp tác thương mại mới thời kỳ hậu đại dịch.
Apple rơi vào thế 'tiến thoái lưỡng nan' ở Trung Quốc
Apple bị chính quyền Trung Quốc buộc phải tăng cường lưu trữ dữ liệu người dùng nhiều hơn ở Trung Quốc.Trước Apple, các công ty Mỹ như Tesla và LinkedIn cũng phải đối mặt với áp lực tương tự.
Theo báo cáo từ The Information , Apple dường như đang ở tình thế "tiến thoái lưỡng nan". Nếu nghe theo lệnh của chính quyền Trung Quốc, "nhà táo" sẽ đối mặt với sự chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ. Mặt khác, nếu không tuân thủ, Apple sẽ bị Trung Quốc trừng phạt bằng cách gây khó dễ cho hoạt động của công ty tại thị trường đông dân nhất thế giới.
Apple đối mặt với sức ép mới từ Trung Quốc
Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1.11, yêu cầu các công ty nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại Trung Quốc, cấm chuyển ra ngoài biên giới. Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) có nhiệm vụ thực thi luật này.
"Việc thực thi sẽ diễn ra sâu rộng và khắc nghiệt hơn, vì có CAC dẫn đầu", Nicolas Bahmanyar - cố vấn cấp cao về quyền riêng tư dữ liệu tại công ty luật Leaf Legal (Trung Quốc) cho biết.
Theo 9to5mac , Apple từng chịu áp lực tương tự vào năm 2018, khi công ty chấp nhận đưa dữ liệu iCloud của khách hàng đến các máy chủ đặt tại Trung Quốc.
Nhưng luật bảo vệ dữ liệu mới sẽ buộc Apple phải lưu trữ các loại thông tin nhạy cảm ở Trung Quốc, như số liệu thống kê sử dụng iPhone, nhật ký kết nối và liên lạc của thiết bị. Dữ liệu này có thể được dùng để theo dõi vị trí từng người dùng iPhone và nắm được cách họ sử dụng thiết bị.
Huawei, SMIC từng được Mỹ 'bật đèn xanh' Các công ty Mỹ từng nhận được giấy phép trị giá hơn 100 tỷ USD, cho phép họ cung cấp hàng hóa cho Huawei và SMIC từ cuối năm ngoái. Theo Reuters , 113 giấy phép xuất khẩu trị giá 61 tỷ USD đã được chấp thuận cho các doanh nghiệp Mỹ cung cấp sản phẩm chip cho Huawei. Trong khi đó, 188...