Xử phạt mạnh người không đội mũ bảo hiểm
Ngày 9/2, ông Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội Tham mưu Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường xử lý các vi phạm giao thông sau dịp Tết, đặc biệt là các trường hợp coi thường không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia phóng nhanh trên đường.
Theo đó, 12 Đội CSGT của TP Hà Nội cùng Công an 29 quận, huyện sẽ cùng phối hợp tập trung xử lý những trường hợp vi phạm như trường hợp ô tô quay đầu xe không đúng quy định, dừng đỗ trái phép gây ùn tắc giao thông.
Đặc biệt, trong đợt cao điểm sau Tết các xe khách chạy không đúng tuyến, xe chở hàng cồng kềnh, người điều khiển phương tiện uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu và không đội mũ bảo hiểm… sẽ bị xử lý nghiêm.
Ông Ánh cho biết thêm, trong những ngày nghỉ Tết vừa qua lực lượng CSGT TP Hà Nội đã xử lý gần 1.700 trường hợp vi phạm luật Giao thông đường bộ. Số lỗi vi phạm vì không đội mũ bảo hiểm là hơn 600 trường hợp.
“Chúng tôi sẽ tăng cường các điểm chốt trực và bố trí cán bộ tuần tra trên địa bàn để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm vi phạm không đội mũ bảo hiểm. Sẽ không có việc châm chước cho những vi phạm coi thường pháp luật này” – ông Ánh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Như chúng tôi đã phản ánh, trong những ngày đầu năm mới, hiện tượng người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm và đèo quá số lượng người cho phép diễn ra tràn lan trên địa bàn Hà Nội. Đến ngày 9/2, theo quan sát của PV, hiện tượng vi phạm này vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều tuyến phố của Hà Nội. Theo Bưu Điện Việt Nam
Vắng như... công sở sau Tết
Tranh thủ giờ làm ở cơ quan đi chúc Tết, đi lễ chùa, đi du lịch... là thói quen của dân công sở ngày đi làm đầu năm mới.
Vắng vẻ như... công sở
Vội vàng chen xe trong đám tắc đường, chị Mai Hương lo sợ đã muộn giờ làm việc đầu năm. Cơ quan chính thức vào làm việc lúc 8h sáng, mà hiện tại chiếc xe máy của chị vẫn đứng im tại đường Thanh Niên. Chị than thở: "Đầu năm, người ta đi lễ chùa từ sớm nên ngày nào, giờ nào ở đây cũng tắc đường. Không kịp giờ làm sợ sếp lại nhắc nhở".
Trái với suy nghĩ của chị, đến cơ quan chị bất ngờ khi biết mình là người đến sớm nhất, chưa có ai tới, cũng không có chìa khóa vào phòng, chị đành ngậm ngùi đứng ngoài chờ. "Biết thế ở nhà... ngủ nướng thêm một chút. Ngày đầu năm nên chắc chưa ai có tinh thần... đi làm sớm", chị Hương vui vẻ nói.
Nhiều công sở hôm nay vẫn cửa đóng then cài
Đến cơ quan được hơn 30 phút, sau khi ăn liên hoan và nhận lì xì, các đồng nghiệp nữ trong cơ quan chị Hạnh rủ nhau cùng đi lễ chùa, các đồng nghiệp nam còn lại cũng mời nhau ăn uống, gặp mặt đầu xuân. "Đến chỉ dọn dẹp lại phòng làm việc, chúc mừng mọi người. Rồi việc ai người nấy làm, cả phòng làm việc tản đi hết. Mặc dù là ngày đầu đi làm, nhưng tinh thần của ai cũng đang muốn đi chơi, đang lên kế hoạch dự tính cho chuyến du xuân đầu năm mới", chị Hạnh thẳng thắn cho biết.
Việc chúc Tết đầu năm đã chiếm hết thời gian làm việc của nhiều cơ quan. Thay vì phải ngồi vào làm việc ngay trong ngày khai xuân, nhiều cán bộ, nhân viên Công ty D.A trên phố Triệu Việt Vương đã rủ nhau đi chúc Tết. Chị Ngọc Anh rất hào hứng: "Mặc dù không có quy định được nghỉ nhưng đầu năm mỗi người đi một nơi, người thì đi chúc Tết, người thì đi gặp bạn bè ăn tân niên. Không khí Tết phải kéo thêm vài ba ngày nữa...".
Nhiều công sở hôm nay vẫn cửa đóng then cài. Chị Lan vẫn ung dung nghỉ Tết thêm vài ngày nữa vì đơn giản: "Năm nào cũng thế, sau Tết phải gần một tuần cơ quan mới vào guồng làm việc quen thuộc. Tôi tranh thủ mấy ngày nghỉ nốt, ở nhà trông con, chờ đến ngày cháu đến trường mẫu giáo thì đi làm một thể. Đầu năm mới có bắt ngồi làm việc cũng chẳng ai làm nổi. Sếp cũng tâm lý lì xì thêm một ngày nghỉ để chị em sắp xếp ổn thỏa việc nhà, có tâm lý thoải mái bước vào một năm làm việc hiệu quả".
Du xuân đầu năm đắt khách
Khác với sự vắng vẻ tại các công sở, tại các ngôi chùa đón một lượng khách lớn đến cúng lễ trong ngày đầu năm.
Tại các chùa Quán Thánh, Trấn Vũ, Phủ Tây Hồ... người chen nhau như nêm để được mua lễ, cúng vái, mong một năm an lành, làm ăn phát đạt. Cô gái trẻ tên Minh cùng nhóm bạn tranh thủ giờ nghỉ trưa tại cơ quan để đi lễ chùa, ai cũng cầu mong một năm mới sức khỏe dồi dào, thành công trong công việc.
"Đi lễ đầu năm mới là thói quen của các đồng nghiệp trong công ty mình. Đến đây họ không chỉ cầu phúc cho bản thân, cho gia đình mà còn cho cả công ty của mình nữa", Minh cho hay.
Nhiều công sở còn lên kế hoạch tổ chức cho các nhân viên đi du lịch tại các điểm nổi tiếng như: chùa Hương, chùa Bái Đính, Yên Tử... để lấy tinh thần phấn khởi làm việc đầu năm.
Tại các công ty du lịch, các ga tàu... vé đặt đến các điểm du lịch cũng không còn. Đứng đợi hơn 20 phút trong đám đông đặt vé đi Sapa, chị Giang thở dài: "Nhóm mình dự định đi du lịch đầu xuân lên Sapa, mà đến nơi thì biết vé đã hết, các loại vé mềm, vé cứng cũng không còn, chỉ còn duy nhất loại vé ngồi nghế nhựa... thôi thì cũng đành chấp nhận vậy".
Các tuyến du lịch đến Sapa, Đà Lạt, Sài Gòn... luôn trong tình trạng... hết vé. Giá các loại vé đều tăng so với trước, nhưng lượng người xếp hàng mua vẫn không ngớt. "Năm trước tôi cũng đi Lào Cai, cũng mua vé cứng hết hơn 90.000 đồng, mà năm nay đã tăng lên hơn 120.000 đồng. Tuy nhiên, nếu không nhanh chân thì không còn vé. Mua vé chợ đen thì đắt hơn nhiều".
Những ngày đầu năm mới, tại các công sở vẫn vắng hoe. Dư vị của một cái Tết, và "tháng ăn chơi" vẫn còn kéo dài trong vài ba tuần tới.
Theo aFamily
Bịn rịn rời quê sau Tết Tay nắm tay nhắn nhủ yêu thương, những cái hôn vội vàng từ biệt, vẫy tay vỗ vai nhắc nhở... cuộc chia tay quyến luyến diễn ra ở sân ga, bến tàu, nhà xe giữa kẻ trở lại quê nhà và người ra Bắc vào Nam mưu sinh lập nghiệp. Sau những ngày Tết sum họp, hàng nghìn người ở các tỉnh miền...