Xử phạt học sinh không đội mũ bảo hiểm ngay tại cổng trường
Từ ngày 6 – 10/4, lực lượng CSGT sẽ xử lý học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông ngay tại cổng trường, gửi danh sách học sinh không đội mũ bảo hiểm về nhà trường để nhà trường tổ chức phê bình.
Đó là khẳng định của Trung tá Đỗ Thanh Bình – Phó cục trưởng Cục cảnh sát Giao thông (C67) – Bộ Công an, tại cuộc họp công bố kế hoạch tuyên truyền, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em năm 2015, sáng nay (2/4). Theo đó, trên toàn quốc sẽ diễn ra tuần lễ cao điểm xử lý chiến dịch xử lý vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, từ ngày 6/4 đến ngày 10/4.
C67 sẽ hướng dẫn và chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc đồng loạt triển khai kế hoạch, tổ chức tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở, xử lý hành vi không đội mũ bảo hiểm đổi với trẻ em tại khu vực xung quanh trường học.
TPHCM đã từng ra quân xử phạt các trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em trên 6 tuổi hồi năm 2013 (Ảnh: Trung Kiên)
Theo kế hoạch của C67, từ ngày 6-9/4, tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm của học sinh tại các trường học. Đáng chú ý trong chiến dịch này là C67 sẽ phối hợp với ngành giao dục, nhà trường tổ chức phê bình học sinh vi phạm quy định.
Video đang HOT
“Lực lượng chức năng sẽ ghi nhận những trường hợp học sinh vi phạm báo về địa phương, mời gia đình, phụ huynh có học sinh vi phạm để nhắc nhở. Gửi danh sách học sinh vi phạm về nhà trường để nhà trường tiếp tục có biện pháp nhắc nhở đối với học sinh” – Trung tá Đỗ Thanh Bình cho biết.
Ngày cao điểm xử lý là 10/4, CSGT sẽ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em, trong ngày cao điểm này sẽ chú trọng tập trung khu vực xung quanh các trường học. Sau đó duy trì thực hiện kế hoạch theo kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường bộ và lưu ý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em.
Theo Trung tá Đỗ Thanh Bình, việc xử lý vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm đã được quy định trong Nghị định 171 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Người điều khiển phương tiện chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng/lần vi phạm.
“An toàn cho trẻ em là ưu tiên hàng đầu và kế hoạch này của chúng tôi là nhằm bảo vệ trẻ em. Trẻ em từ 6 tuổi trở lên không đội mũ bảo hiểm bị nhắc nhở, còn người bị xử lý và phải chịu trách nhiệm nộp phạt là bố mẹ của các em hoặc bất kỳ ai chở các em tham gia giao thông. Muốn làm gương cho con thì bố mẹ phải có trách nhiệm đội mũ bảo hiểm cho mình và cho con khi tham gia giao thông” – Trung tá Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh.
Liên quan đến cao điểm xử lý vi phạm về mũ bảo hiểm đối với học sinh, tại cuộc họp, đại diện Phòng Giáo dục Tiểu học – Bộ GD&ĐT cho biết sẽ phối hợp tích cực, nhà trường sẽ có những biện pháp phù hợp để nhắc nhở và phê bình học sinh. Cũng theo vị đại diện này, qua khảo sát cho thấy đa phần học sinh đồng tình ủng hộ và cam kết chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe máy điện.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – cho rằng, quan trọng là Bộ GD&ĐT phải nắm được thông tin về tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em của từng trường để có biện pháp xử lý và theo dõi kịp thời. Đây cũng là cơ sở để cơ quan có trách nhiệm đánh giá được mức độ hiệu quả của từng biện pháp và thúc đẩy tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em.
Trong khi đó, đánh giá về quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em và việc xử lý vi phạm quy định không đội mũ bảo hiểm, ông Greig Craft – Chủ tịch Qũy Phòng chống thương vong châu Á (AIP) cho hay, nhân tố quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm để phòng tránh chấn thương sọ não cho người tham gia giao thông là lực lượng cảnh sát giao thông.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Khởi tố điều tra hình sự 7 vụ vi phạm lâm luật
Trong năm 2014, trong quá trình kiểm tra, truy quét và xử lý vi phạm pháp luật, Cơ quan kiểm lâm các cấp TP Đà Nẵng đã lập hồ sơ khởi tố, điều tra hình sự 7 vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Ngày 20/3, TP Đà Nẵng đã tổ chức tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng năm 2014 và triển khai nhiệm vụ 2015.
Theo ông Trần Việt Phương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Đà Nẵng, trong năm qua, các đơn vị kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã thực hiện 254 lần tuần tra, kiểm soát và truy quét tại rừng; qua đó, phá hủy 46 lán trại, 1 hầm than, 2,447m3 gỗ xẻ, 11 cối xay, 588 bẫy động vật rừng, đưa trên 100 người vào rừng trái phép...
Gỗ "vô chủ" được phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa
Năm 2014, lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng đã truy quét và lập hồ sơ điều tra, khởi tố hình sự 7 vụ, trong đó có 2 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, 3 vụ hủy hoại rừng, 1 vụ quy định về PCCC, 1 vụ vi phạm về khai thác rừng trái phép tại lâm phận Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa và khu vực giáp ranh với rừng phòng hộ Sông Kôn (Quảng Nam); trong đó đã xét xử 2 vụ và các vụ khác đang được Cơ quan điều tra củng cố hồ sơ để đưa ra xét xử trong thời gian đến.
Trong năm 2014, vụ phát hiện một lượng lớn "gỗ vô chủ" ở rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa (thuộc vùng giáp ranh Đà Nẵng và Quảng Nam) được dư luận đặt biệt quan tâm (Dân trí đã nhiều lần đưa tin: "Phát hiện thêm hàng trăm phách gỗ vô chủ ở rừng đặc dụng", "Đủ điều kiện để khởi tố vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa", "Đình chỉ cán bộ kiểm lâm để phục vụ công tác điều tra"...). Đây là vụ việc "nóng" nhất về tình trạng phá rừng trên địa bàn Đà Nẵng trong những năm gần đây.
Liên quan đến vụ án này, đã có 7 cán bộ bị tạm đình chỉ công tác, trong đó có 5 cán bộ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa và 2 cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn thuộc Hạt Kiểm lâm Bà Nà - Núi Chúa. Hiện vụ việc vẫn đang được tiến hành điều tra để làm rõ trong thời gian đến.
Cũng trong năm 2014, các lực lượng chức năng Đà Nẵng đã lập biên bản 122 vụ vi phạm hành chính gồm 3 vụ phá rừng trái phép, 3 vụ vi phạm quy định về PCCCR, 8 vụ về khai thác rừng trái phép, 16 vụ về vận chuyển trái phép lâm sản, 5 vụ vi phạm về bảo vệ, mua bán động vật hoang dã...
Công Bính
Theo Dantri
Phạt quản chế 5-10 ngày lái xe vi phạm hay phạt 5-10 triệu hiệu quả hơn? Đây là câu hỏi được các đại biểu đặt ra khi tranh luận về việc tăng hay không mức phạt với người vi phạm giao thông, phạt tiền hay tịch thu xe... tại phiên họp sơ kết công tác an toàn giao thông quý I/2015 của UB An toàn giao thông quốc gia chiều 31/3. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân...