Xử phạt hành vi xả rác qua hình ảnh, video của người dân cung cấp
Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25.8.2022, trong đó bổ sung một số quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường sẽ có hiệu lực từ ngày 25.8.2022, trong đó, bổ sung quy định sử dụng hình ảnh, video do người dân cung cấp để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong đó có hành vi xả rác).
Kênh nước đen ngòm do rác bủa vây. Ảnh B.N
Quy định này được thể hiện tại Điều 8 Nghị định 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ về sử dụng kết quả, dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong đó, việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ.
Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật được so sánh với nồng độ tối đa cho phép của các thông số môi trường trong quy chuẩn kỹ thuật hiện hành để xác định hành vi vi phạm hành chính.
Quy trình tiếp nhận, xác minh và xử phạt hành chính
Hiện hành, việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định 135/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, cơ quan, đơn vị thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu phản ánh vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường gồm: Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, CSGT, Quản lý xuất nhập cảnh, Công an cấp xã; Quản lý thị trường; Kiểm lâm, Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Cá nhân, tổ chức có thể cung cấp dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính qua hình thức: Trực tiếp đến trụ sở cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền hoặc hiện trường xảy ra vụ việc để cung cấp; Thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng; Dịch vụ bưu chính hoặc kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Sau khi tiếp nhận dữ liệu từ cá nhân, tổ chức cung cấp, cơ quan, người có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh có hay không hành vi vi phạm hành chính; Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm hành chính; Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính; Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; Tính chất, mức độ thiệt hại; Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…
Căn cứ dữ liệu tiếp nhận, thu thập và kết quả xác minh, người có thẩm quyền sẽ đưa ra kết luận nội dung vụ việc và xử phạt theo quy định.
Trường hợp trong và sau quá trình xác minh, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc dữ liệu do cá nhân, tổ chức cung cấp có dấu hiệu làm giả, làm sai lệch thì người có thẩm quyền phải chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Người dân TP.HCM không tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết, chịu trách nhiệm
Sau khi được vận động tiêm vắc xin phòng Covid-19, TP.HCM yêu cầu người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh.
Ngày 24.6, UBND TP.HCM yêu cầu các sở, ban, ngành,tổ chức chính trị - xã hội, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục thực hiện chiến dịch truyền thông vận động người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19, chủ động phối hợp và triển khai quyết liệt, đồng loạt để vận động mọi người dân đi tiêm vắc xin.
Các doanh nghiệp lập danh sách người lao động đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại lần 2 để phối hợp UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện nơi đơn vị trú đóng tổ chức tiêm vắc xin ngay tại chỗ...
Ngày 24.6: Công bố 1.639 ca Covid-19, 5.780 ca khỏi | Hà Nội 162 ca | TP.HCM 24 ca
Người dân tiêm vắc xin Covid-19 trong đợt cao điểm năm 2021. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Sở TT-TT phối hợp Tổng công ty Viễn thông Viettel - chi nhánh TP.HCM căn cứ dữ liệu trên nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19, chủ động nhắn tin cho từng người dân đến các điểm tiêm đã được ngành y tế công khai để được tiêm nhắc lại nếu đủ điều kiện.
Sở Y tế công khai danh sách điểm tiêm cố định, điểm tiêm lưu động và công khai kết quả tiêm vắc xin của từng địa bàn hằng ngày lên cổng thông tin điện tử ngành y tế.
Trung tâm y tế các địa phương khẩn trương tiếp nhận hết vắc xin đã được phân bổ, đảm bảo trên 90% dân số trên địa bàn được tiêm mũi 3 và các đối tượng phù hợp tiêm mũi 4 được tiêm đầy đủ theo đúng quy định.
UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương tiêm hết vắc xin đã được phân bổ, không để xảy ra tình trạng hủy vắc xin do hết hạn sử dụng.
Trong trường hợp người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. Các địa phương tổng hợp báo cáo số lượng người dân không đồng ý tiêm về Sở Y tế ngay sau khi đợt cao điểm kết thúc.
Trước TP.HCM, nhiều địa phương khác như Bình Phước, Sóc Trăng cũng yêu cầu người dân không đồng ý tiêm vắc xin Covid-19 phải ký cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh và gặp phải nhiều ý kiến phản biện của chuyên gia dịch tễ.
TP.HCM: Bé trai 2 tuổi bị đối tượng lạ mặt phá cửa vào nhà bế đi, bà ngoại cứu cháu bị tấn công Vụ việc gây hoang mang xảy ra tại phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức khiến người dân khu vực một phen khiếp vía. Theo thông tin trên báo Tuôi trẻ cho biết, tối 19/10, Công an P. Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TPHCM đang trích xuất camera, lấy lời khai các nhân chứng và tiến hành điều tra làm rõ vụ người dân trình báo...