Xử phạt hành chính với vi phạm ngoại hối: Kiểm soát có xuể?
Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng được nhận xét là có nhiều điểm hợp lý, phù hợp với thực tiễn hiện nay; tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung khó có thể thực thi một cách hiệu quả và không đáng để đưa vào khung xử phạt.
S au một vài lần xử lý vi phạm, người dân đã có ý thức tốt hơn trong giao dịch ngoại hối. Ảnh: Minh Dũng
Theo Nghị định 88, từ ngày 31/12/2019, các hành vi mua, bán ngoại tệ giữa các cá nhân với nhau; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ trong trường hợp số tiền mua, bán dưới 1.000 USD sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo.
Ngoài ra, mức phạt cảnh cáo cũng áp dụng cho hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị dưới 1.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương không đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần, 3 nhóm hành vi trên sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
Các hành vi giao dịch có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD sẽ chịu mức xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ có giá trị từ 1.000 USD đến dưới 10.000 USD (hoặc ngoại tệ khác) không đúng quy định của pháp luật.
Nếu giá trị giao dịch bằng ngoại tệ từ 10.000 đến dưới 100.000 USD, mức phạt mới là 20 – 30 triệu đồng. Mức phạt cao nhất với 3 nhóm hành vi này là 80 – 100 triệu đồng với giá trị mua, bán, thanh toán ngoại tệ trên 100.000 USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương không đúng quy định pháp luật.
Về quy định mới này của Ngân hàng Nhà nước, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico bình luận: “Việc sửa các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối là phù hợp hơn với quy định cũ. Đáng chú ý, mức phạt vi phạm hành chính với giao dịch ngoại tệ từ 1.000 USD trở lên được giảm nhẹ và chia theo từng mức độ vi phạm là hợp lý. Trong khi đó, chỉ phạt cảnh cáo với giao dịch dưới 1.000 USD là không đáng kể, theo tôi, kể cả giao dịch dưới 1.000 USD cũng cần phải phạt tiền, nhưng chỉ phạt ít để có tính răn đe”.
Video đang HOT
Theo ông Đức, sau một vài lần xử lý vi phạm trong thời gian qua, người dân đã có ý thức tốt hơn trong giao dịch ngoại hối, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm một cách kín đáo hơn. “Điều đáng quan ngại là khả năng quản lý và giám sát việc thực thi các quy định này. Theo tôi, không dễ giám sát đến từng giao dịch của người dân và doanh nghiệp hàng ngày”, ông Đức nhận xét.
Ngoài ra, Nghị định 88 có quy định: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật”.
Theo ông Đức, quy định này cũng rất khó có thể giám sát thực thi. “Chuyện giao dịch, thanh toán, quảng cáo bằng ngoại tệ là đáng phạt nhưng còn báo giá, thỏa thuận thì không đến mức. Hiện nay, rất nhiều cửa hàng, nơi cung cấp dịch vụ niêm yết giá bằng ngoại tệ. Việc này rất phổ biến nhưng làm sao mà kiểm soát hết được”, vị luật sư nhấn mạnh.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Phạt 100 triệu đồng khi mở hộ thẻ ngân hàng
Cùng với đó, nếu không giám sát mức tồn quỹ tại ATM để máy hết tiền... ngân hàng cũng sẽ bị phạt tối đa 15 triệu đồng.
Chính phủ vừa bổ sung mức xử phạt mới tại Điều 28 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng tại Nghị định 88/2019 có hiệu lực từ ngày 31/12 tới.
Theo đó, để đảm bảo hoạt động thẻ ngân hàng an toàn, Chính phủ đã bổ sung một loạt quy định xử phạt mới liên quan tới lĩnh vực này.
Trong đó, nếu cá nhân, tổ chức có hành vi thuê, cho thuê, mua, bán thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh) với số lượng trên 10 thẻ mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến tối đa 100 triệu đồng.
Cùng với đó, các hành vi lấy cắp thông tin từ 10 thẻ ngân hàng trở lên; phát hành thẻ, thanh toán thẻ không đúng quy định; và thanh toán thẻ khi nhận được thông báo từ chối... cũng sẽ bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng.
Trường hợp mở hộ thẻ ATM cho người khác với số lượng từ 1 đến dưới 10 thẻ sẽ bị phạt tiền 30-50 triệu đồng. Các hành vi thu phụ phí, hoặc phân biệt giá khi chủ thẻ thanh toán tiền bằng thẻ... cũng bị áp dụng khung hình phạt trên.
Nghị định mới vẫn giữ nguyên mức phạt tiền 100-150 triệu đồng với các hành vi cố tình giao dịch thẻ gian lận, giả mạo, đánh cắp dữ liệu, hay lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi...
Ngoài ra, các hành vi thanh toán bù trừ giao dịch thẻ không đúng quy định; chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code... cũng bị phạt tiền từ 100 triệu đến 150 triệu đồng.
Đối với các tổ chức phát hành thẻ là ngân hàng, tổ chức tín dụng nếu không thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng ATM, POS thường xuyên sẽ bị phạt cảnh cáo.
Nếu ngân hàng lắp đặt, thay đổi địa điểm, thời gian hoạt động của ATM mà không thông báo cho khách hàng và cơ quan quản lý, sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đồng.
Trong trường hợp ATM không đảm bảo thời gian phục vụ khách hàng theo quy định của pháp luật, bộ phận hỗ trợ khách hàng không duy trì hoạt động 24/24, và không giám sát mức tồn quỹ tại ATM để máy hết tiền... ngân hàng cũng sẽ bị phạt tối đa 15 triệu đồng.
Thực tế, tình trạng để máy ATM hết tiền thường xảy ra nhất vào mỗi dịp cuối năm, gần Tết Nguyên đán. Do đây là thời điểm nhu cầu tiền mặt của người dân tăng mạnh, ATM của ngân hàng tại các khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân thường xuyên rơi vào tình trạng hết tiền dù ngân hàng tiếp quỹ liên tục.
Theo số liệu cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối quý II năm nay, các tổ chức tín dụng đã phát hành tổng cộng 164 triệu thẻ các loại gồm thẻ ghi nợ nội địa (ATM), quốc tế, thẻ tín dụng... Tuy nhiên, só thẻ thực tế phát sinh giao dịch thường xuyên chỉ vào khoảng 70 triệu thẻ, còn lại là các thẻ chết, thẻ ít khi được sử dụng.
Tại Nghị định 88, mức phạt đối với hành vi mua, bán, trao đổi ngoại tệ tại các tổ chức không được phép thu đổi đã được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể:
Phạt cảnh cáo nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 - 10.000 USD hoặc ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) mà tái phạm, vi phạm nhiều lần.
Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 10.000 - 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Phạt tiền từ 80 - 100.000 triệu đồng nếu ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 USD trở lên (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).
Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với cá nhân không niêm yết giá mua, bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch hoặc niêm yết nhưng hình thức và nội dung không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cá nhân không niêm yết công khai giá mua, giá bán vàng miếng tại địa điểm giao dịch theo quy định cũng bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng.
Khánh Linh (t/h)
Theo Antt.nguoiduatin.vn
Nới lỏng mức phạt hành vi mua, bán ngoại tệ giữa các cá nhân Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Đây là nội dung mới tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tiền tệ và ngân hàng (có hiệu lực từ ngày 31/12/2019). Theo đó, hình thức xử phạt đối với hành vi mua,...