Xử nghiêm tàu thuyền xả nhớt thải đe dọa nguồn nước sạch của 12.000 hộ dân
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các tàu thuyền xả dầu thải trực tiếp ra sông Đáy gây ô nhiễm, ảnh hưởng nguồn nước sạch của 12.000 hộ dân.
Như báo Dân trí đã phản ánh, thời gian gần đây, dầu nhớt thải của nhiều tàu thủy xả trực tiếp xuống sông Đáy gây ô nhiễm, nguy cơ nhiễm vào nước đầu nguồn của Nhà máy nước sạch Thành Nam (đóng tại KCN Khánh Phú) đe dọa nguồn nước sạch của hơn 12.000 hộ dân TP Ninh Bình.
Trạm bơm nước đầu nguồn của Nhà máy nước sạch Thành Nam cung cấp nước cho hơn 12.000 hộ dân bị đe dọa bởi dầu nhớt thải trên sông Đáy (Ảnh: Thái Bá).
Ông Phạm Thành Nam (chủ đầu tư nhà máy nước sạch) cho biết, nhà máy có công suất 12.000 m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho 4 phường, 2 xã của thành phố Ninh Bình và huyện Yên Khánh với tổng số hơn 12.000 hộ dân.
Theo ông Nam, tình trạng dầu nhớt thải tràn lan trên mặt sông Đáy xuất hiện nhiều tháng trở lại đây. Điều này khiến nhà máy thường xuyên phải dừng hoàn toàn việc hút nước, dẫn đến không có nước để xử lý, ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Video đang HOT
Nước ở đầu vòi bơm bị dầu nhớt thải bao phủ đen ngòm (Ảnh: Thái Bá).
“Không may mà để lọt một lượng nhỏ dầu thải lẫn vào nước nguồn cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sạch cấp cho người dân, hậu họa sẽ không lường được” chị Trần Thị Hoa, nhân viên Nhà máy nước sạch Thành Nam nói và cho biết thêm, vì thế nhà máy phải lắp hệ thống camera giám sát 24/24h, thường xuyên cắt cử người theo dõi chặt chẽ.
Sau khi báo Dân trí phản ánh bài viết “Hơn 12.000 hộ dân bị dầu thải đe dọa nguồn nước sạch”, ông Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình đã ký văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các phương tiện tàu thủy xả dầu thải trực tiếp ra sông Đáy.
Nhớt thải nhuộm đen khu vực máy bơm nước nguồn vào Nhà máy nước sạch (Ảnh: Thái Bá).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Yên Khánh và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên việc lưu thông trên sông Đáy thuộc khu vực (xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh) đặc biệt là việc nhiều tàu thủy xả dầu nhớt thải trực tiếp xuống sông Đáy gây ô nhiễm nguồn nước sạch.
Ông Nguyễn Cao Sơn yêu cơ quan chức năng của tỉnh xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường, các chủ phương tiện tàu thủy neo đậu không đúng nơi quy định và xả dầu thải không đúng quy định, làm ảnh hưởng tới môi trường, đời sống của nhân dân địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm các tàu thuyền xả nhớt thải trực tiếp xuống sông Đáy gây ô nhiễm nguồn nước (Ảnh: Thái Bá).
Nhà máy nước sạch Hậu Lộc: Thực hiện "mục tiêu kép" mở rộng sản xuất, kinh doanh
Năm 2018, Công ty CP Xây dựng và Thương mại số 7 TH đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp, đưa Nhà máy nước sạch Hậu Lộc vào sử dụng. Đây là một trong 3 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Hậu Lộc hiện nay.
Theo thiết kế, Nhà máy nước sạch Hậu Lộc có công suất 5.000m3/ngày đêm, mục tiêu là đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch, mở rộng sản xuất, kinh doanh (SXKD) nước sạch phục vụ nhu cầu cho khoảng 40.000 người tại thị trấn Hậu Lộc và các xã Xuân Lộc, Lộc Sơn, Mỹ Lộc, Thuần Lộc, Tuy Lộc, Cầu Lộc và Thành Lộc; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nhà máy nước sạch tại thị trấn Hậu Lộc (công suất 5.000m3/ngày đêm) đã cơ bản hoàn thành thi công xây dựng.
Quá trình thi công nâng cấp Nhà máy nước sạch Hậu Lộc, Công ty CP Xây dựng và Thương mại số 7 TH gặp nhiều khó khăn, như: sử dụng nguồn nước thô từ sông Trà Giang không bảo đảm chất lượng; tuyến cấp nước sinh hoạt chạy qua nhiều xã... Nhà đầu tư đã không lấy nguồn nước từ sông Trà Giang như kế hoạch, mà lấy nước từ sông Lèn, cách vị trí nhà máy đang xây dựng khoảng 8 km. Thực hiện Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11-12-2015 của Bộ Y tế, quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, Nhà máy nước sạch Hậu Lộc theo định kỳ thường xuyên gửi mẫu xét nghiệm chất lượng nước, kiểm tra mức độ an toàn lao động, vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh nguồn nước đầu vào để kịp thời ngăn ngừa và loại trừ những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước... Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu phân tích đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước.
Tuy nhiên, sau khi đưa nhà máy vào vận hành SXKD, tỷ lệ dùng nước sạch do nhà máy cung cấp cho các hộ dân trong vùng đạt thấp. Mặc dù đang cao điểm mùa nắng nóng năm 2021, nhưng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Hậu Lộc vẫn không tăng. Tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến việc người dân trên địa bàn huyện ít sử dụng nước sạch trước hết là do nhận thức của người dân về vai trò của nước sạch đối với đời sống, sức khỏe còn hạn chế. Do cuộc sống của người dân vùng nông thôn còn khó khăn, nhiều hộ có người đi làm ăn xa nên người ở nhà tiêu thụ ít; phần lớn các hộ dân vẫn duy trì thói quen sử dụng nước giếng khoan và nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày... Có điều, các nguồn nước nói trên mới chỉ đạt yêu cầu nước hợp vệ sinh, chưa đạt yêu cầu về nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đồng nghĩa với việc chưa đảm bảo an toàn về chất lượng nguồn nước cũng như vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Mặc dù đầu tư nguồn vốn lớn để cải tạo, nâng cấp nhà máy nước sạch và đường ống dẫn nước sạch đến các xã, nhưng lượng nước bán đến các hộ dân ít, gây nhiều khó khăn cho SXKD của nhà máy. Các tháng đầu năm 2021, mức tiêu thụ của nhà máy mới chỉ đạt gần 1.100m3/ngày đêm trong khi công suất là 5.000m3/ngày đêm; lượng khách chỉ đạt 3.500 khách/năm; có khoảng hơn 30% số hộ đã đấu nối lắp đặt nước sạch nhưng không sử dụng; khoảng 20% số hộ đấu nối lắp đặt dùng dưới 4m3/tháng... Doanh thu mỗi tháng của Nhà máy nước sạch Hậu Lộc chỉ đạt khoảng 300 triệu đồng, chưa đủ để bù đắp chi phí...
Trước diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19, Nhà máy nước sạch Hậu Lộc xác định chủ động thực hiện "mục tiêu kép", vừa phòng, chống dịch vừa thực hiện các biện pháp bảo đảm nhu cầu sử dụng nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của Nhân dân mùa nắng nóng năm 2021 là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, các tháng vừa qua, đơn vị đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, như: Thực hiện nghiêm túc, toàn diện các biện pháp chống dịch nhưng không gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên (CBCNV). Chủ động tuyên truyền đến CBCNV thực hiện nghiêm các biện pháp cơ bản về phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế, kiểm tra thân nhiệt đối với CBCNV đến cơ quan làm việc cũng như khách hàng đến giao dịch...
Giám đốc Nhà máy nước sạch Hậu Lộc Trịnh Thị Hoa, cho biết: Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu nhưng hiện tại, Nhà máy nước sạch Hậu Lộc đang gặp rất nhiều khó khăn vì "đầu ra"đạt rất thấp so kế hoạch. Nếu cứ kéo dài tình trạng như hiện nay, đầu tư mà không có lãi sẽ gây khó khăn cho quá trình SXKD của nhà máy, gây thất thoát và lãng phí nguồn nước. Vì vậy, công ty đề nghị với tỉnh và các cấp, các ngành chức năng có cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để nhà máy vượt qua khó khăn, ổn định SXKD.
Với mục tiêu chủ động khắc phục khó khăn, các tháng vừa qua, Nhà máy nước sạch Hậu Lộc đã đầu tư 135 tỷ đồng mở rộng mạng lưới cấp nước sạch cho 8 xã thuộc huyện Hậu Lộc và xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa). Để cải thiện chất lượng đồng thời tăng công suất nhà máy, hiện nay nhà đầu tư đã cơ bản hoàn thành thi công xây dựng mới một nhà máy sản xuất nước sạch đầu mối tại thị trấn Hậu Lộc có công suất 5.000m3/ngày đêm. Nhà đầu tư đã hoàn tất mạng lưới đường ống để cấp nước sạch cho 8 xã của huyện Hậu Lộc và xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa).
Qua hơn 3 năm phục vụ cung cấp nước sạch trên địa bàn, tới nay, uy tín của nhà máy đã được nâng cao, đặc biệt về chất lượng nước, thái độ phục vụ của Nhà máy nước sạch Hậu Lộc đã được Nhân dân chấp nhận. Các xã còn lại trong và ngoài dự án, đã làm việc với nhà máy về cấp nước sạch cho Nhân dân sử dụng. Cùng với nỗ lực khắc phục khó khăn của nhà đầu tư, thuận lợi là tháng 5-2021, UBND tỉnh đã có quyết định phương án điều chỉnh giá nước mới do Công ty CP Xây dựng và Thương mại số 7 TH đề xuất, tăng hơn 10%. Tuy nhiên, về lâu dài, để nhà máy hoạt động hiệu quả, cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17-4-2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, các cấp, ngành chức năng trên địa bàn huyện Hậu Lộc cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước sạch nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Các cơ quan chức năng cần khuyến cáo về sử dụng nguồn nước, trong đó có vai trò, tác dụng của nước sạch đối với đời sống và sức khỏe con người. Sử dụng tiết kiệm, tạo thói quen sử dụng nước sạch cho người dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, nâng cấp, sửa chữa các công trình nước sạch ở nông thôn. Doanh nghiệp đã xác định đầu tư nước sạch là đầu tư cho lâu dài, từ đó có giải pháp căn cơ, cùng với phát huy nội lực, bản lĩnh vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách để vừa phòng, chống dịch COVID-19, tiếp tục phát triển SXKD, đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng chất lượng của người dân.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án Sức khỏe học đường Sáng 10/5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng đề án "Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030" dành cho cơ sở GD mầm non và phổ thông. Toàn cảnh hội nghị. Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thời gian vừa qua, công tác chăm...