Xử mũ bảo hiểm: Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?
Thông tư liên tịch Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy sử dụng khi tham gia giao thông và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo Điều 3, Điều 4, Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy thì mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng sau:
1. Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
2. Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu sau:
- Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
- Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.
3. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Cũng tại Thông tư này quy định rất rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm:
1. Thực hiện việc chứng nhận hợp quy đối với mũ bảo hiểm do mình nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN; chấp hành việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm do mình nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường.
3. Ký hợp đồng khi cung cấp mũ bảo hiểm cho tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm.
Video đang HOT
4. Cung cấp 02 bản sao ( sao y bản chính) giấy chứng nhận hợp quy hoặc 02 bản sao (sao y bản chính) thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm đã ký hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Thông báo bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Chi cục Quản lý thị trường và Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân nhập khẩu mũ bảo hiểm đăng ký kinh doanh bản sao (sao y bản chính) các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm (giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) sau 07 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành các biện pháp quản lý chất lượng mũ bảo hiểm.
Đối với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm, thông tư liên tịch cũng nêu rõ:
1. Kinh doanh mũ bảo hiểm đã được:
a) Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
b) Gắn dấu hợp quy CR của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
c) Có nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Mũ bảo hiểm đạt chất lượng có gắn tem
2. Xuất trình bản sao (sao y bản chính) chứng chỉ chất lượng (giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy đối với mũ bảo hiểm sản xuất trong nước; giấy chứng nhận hợp quy hoặc thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng nhập khẩu đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu); bản sao (sao y bản chính) hợp đồng mua bán mũ bảo hiểm với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm khi có yêu cầucủa người, cơ quan có thẩm quyền.
3. Thông báo bằng văn bản và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã (tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm) bản sao (sao y bản chính) các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm (giấy chứng nhận hợp quy, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng) của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm sau 07 ngày làm việc kể từ ngày nhập hàng mũ bảo hiểm.
Về trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, thông tư nêu:
Xử MBH: Khó phát hiện, bắt được là phạt ngay!
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:
1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Về hướng dẫn về xử lý vi phạm:
1. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm nếu vi phạm các quy định tại Thông tư liên tịch này và quy định của pháp luật khác có liên quan thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
a) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với việc sản xuất, nhập khẩu mũ bảo hiểm không thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy CR.
b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khác có liên quan đối với việc:
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm các quy định về nhãn hàng hóa như nhãn rách nát, mờ nhạt không đọc được nội dung, nhãn bị che lấp không đọc được, mũ không có nhãn;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm các quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như tên mũ; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối; xuất xứ hàng hóa (đối với mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ giả mạo mũ bảo hiểm về giá trị sử dụng, công dụng, chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa gây hiểu lệch về giá trị sử dụng, công dụng, nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng hóa của cơ sở khác đã thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ có hình dáng bên ngoài giống mũ bảo hiểm nhưng không thực hiện biện pháp quản lý chất lượng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN, không có cấu tạo đủ 03 bộ phận quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này;
- Sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 5; các khoản 3, 4, 5 Điều 6; các khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với việc sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng.
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với việc kinh doanh mũ bảo hiểm vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến mũ bảo hiểm cho người tiêu dùng.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo Chất lượng Việt Nam
Đề nghị giữ giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn
Chiều 4/6, Quốc hội đã nghe tờ trình cũng như các báo cáo thẩm tra về hai dự án luật, đó là Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, tại Tờ trình dự án Luật Hộ tịch, Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội và đề nghị trong giai đoạn hiện nay cần duy trì việc cấp Giấy khai sinh cho trẻ em và cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho người dân.
Ông Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban pháp cũng luật tán thành với đề nghị của Chính phủ là cần duy trì việc cấp Giấy khai sinh để làm cơ sở cho các hoạt động quản lý của Nhà nước đối với công dân và để công dân thực hiện các quyền cơ bản như học tập, khám chữa bệnh, cư trú, đi lại.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, theo quy định của Luật căn cước công dân thì Thẻ căn cước công dân sẽ được cấp cho cá nhân khi làm thủ tục khai sinh, do đó, đề nghị cân nhắc lại việc cấp Giấy khai sinh để tránh làm phát sinh thêm giấy tờ đối với người dân. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ có giải trình rõ để quy định thống nhất vấn đề này trong Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch.
Ngoài ra, liên quan đến việc đơn giản hóa các giấy tờ về hộ tịch khác, Ủy ban pháp luật cho rằng, do ảnh hưởng của cơ chế quản lý đất nước trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, trong đó có thời kỳ trải qua chiến tranh, thời kỳ quản lý tập trung, bao cấp, nên hiện nay công dân có rất nhiều loại giấy tờ tùy thân. Các loại giấy tờ này cần được rà soát lại, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp để từng bước loại bỏ.
Đồng thời, để việc đơn giản hóa các giấy tờ và thủ tục hành chính cho công dân đạt kết quả (giảm 21/46 thủ tục hành chính và bỏ hầu hết các giấy tờ về hộ tịch) thì còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thành của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặt ra trong Đề án số 896. Theo Ủy ban Pháp luật, điều quan trọng là Chính phủ cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nhằm thực hiện đúng hoặc sớm hơn lộ trình hoàn thành Đề án này, bảo đảm kết nối liên thông, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương thì mới có thể loại bỏ được giấy tờ, thủ tục không cần thiết trong công tác quản lý.
Về lệ phí hộ tịch quy định tại Điều 11, ông Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban pháp luật cơ bản nhất trí với quy định của dự thảo Luật về việc không thu lệ phí trong các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ. Đối với các trường hợp khác, khi đăng ký hộ tịch thì phải nộp lệ phí. Tuy nhiên, Ủy ban Pháp luật đề nghị cần nghiên cứu, rà soát để quy định phù hợp với Hiến pháp như những việc hộ tịch nào thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước thì không được thu lệ phí. Ngoài ra, việc miễn lệ phí cần phù hợp với chính sách khuyến khích việc đăng ký hộ tịch đối với đồng bào dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa và người nghèo. Do đó, đề nghị rà soát để quy định theo hướng mở rộng hơn nữa phạm vi và đối tượng được miễn lệ phí hộ tịch.
Liên quan đến vấn đề quản lý thông tin cá nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, qua thảo luận, nhiều ý kiến trong Ủy ban pháp luật cho rằng, các thông tin cơ bản về hộ tịch của công dân như về khai sinh, kết hôn, khai tử... có nhiều thông tin được nêu lại trong các dữ liệu về hộ khẩu, căn cước công dân. Đây đều là vấn đề về quản lý dân cư, nếu để hai bộ quản lý sẽ tạo ra chồng chéo, trùng lắp, gây lãng phí, tốn kém cho Nhà nước và nhất là gây phiền hà cho công dân trong việc kê khai, đăng ký và thực hiện quyền của mình. Do đó, ý kiến này đề nghị Chính phủ giao thống nhất nội dung về quản lý dân cư cho một cơ quan (Bộ Tư pháp hoặc Bộ Công an) thực hiện để tránh chồng chéo, trùng lắp, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày báo cáo thẩm tra về Luật Hộ tịch
Về Luật Căn cước công dân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (QPAN) Nguyễn Kim Khoa cho biết, Ủy ban QPAN tán thành với việc quy định số định danh cá nhân trong Luật và cho rằng, đây là bước đột phá quan trọng về cải cách thủ tục hành chính liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân theo Đề án 896.
Tuy nhiên, để bảo đảm cơ sở pháp lý và tính khả thi, Ủy ban QPAN cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung một số quy định cụ thể hơn về phương thức xác lập số định danh cá nhân, thủ tục và thẩm quyền cấp số định danh cá nhân; việc cấp số định danh cá nhân đối với những người đã có chứng minh nhân dân (đã có dữ liệu cá nhân); việc cấp số định danh cá nhân trước và sau khi xây dựng xong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; giá trị sử dụng số định danh cá nhân; thời điểm, phương thức cấp số định danh cá nhân, thẻ (giấy tờ) ghi số định danh cá nhân v.v...
Đối với vấn đề thẻ căn cước công dân, ông Nguyễn Kim Khoa cho biết, nhiều ý kiến nhất trí quy định cấp thẻ Căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân và được cấp ngay từ khi công dân sinh ra, góp phần đơn giản hóa nhiều loại thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, khó làm giả, đồng thời phù hợp với xu hướng hiện đại trong quản lý nhà nước về dân cư.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định về tuổi cấp thẻ và hạn sử dụng của thẻ Căn cước công dân cho phù hợp với quá trình phát triển sinh học của con người Việt Nam nói chung, phù hợp các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân. Một số ý kiến đề nghị quy định nội dung thông tin trên thẻ Căn cước công dân cần phải bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, phù hợp thông tin được xác lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và yêu cầu quản lý nhà nước về dân cư. Có ý kiến đề nghị lấy tên gọi "thẻ công dân" để tránh hiểu lầm giữa căn cước công dân và thẻ căn cước công dân.
Sau khi nghe các ý kiến, Ủy ban QPAN cơ bản thống nhất với dự thảo Luật và cho rằng: việc cấp thẻ Căn cước công dân như dự thảo Luật với mục tiêu tiến tới thực hiện quản lý dân cư bằng thẻ công dân điện tử và thông qua việc cấp thẻ Căn cước công dân, xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp số định danh cá nhân, trong tương lai việc quản lý dân cư sẽ được thực hiện đơn giản, thuận tiện cho công dân, thay thế được nhiều loại giấy tờ cá nhân hiện nay như giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu và những giấy tờ khác trong việc giao dịch, đi lại của người dân, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, vừa tránh gây phiền hà cho nhân dân, bảo đảm yêu cầu Nhà nước phục vụ nhân dân.
Ngọc Quỳnh
Theo_VnMedia
Ngày thứ tư xét xử Bầu Kiên:Tại ngân hàng ACB, Kiên có quyền lực 'vô hình' Tòa tiếp tục làm rõ hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 'Siêu lừa' Huỳnh Thị Huyền Như tại tòa 8h30: Các bị cáo được đưa vào phòng xét xử. Thư ký phiên tòa đang tiến hành điểm danh những người có nghĩa vụ liên quan được mời, triệu...