Xử lý vi phạm trên TTCK, nên giảm hình sự hóa
“Việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán nên tránh xu hướng gia tăng sử dụng các chế tài hình sự như định hướng hoàn thiện dự thảo Bộ Luật hình sự (BLHS) sửa đổi, đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi…”, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), đề xuất khi trao đổi với ĐTCK.
Hiện có 116 quốc gia, trong đó có 6 nước trong khối ASEAN có quy định về trách nhiệm hình sự pháp nhân
Ngoài 3 tội danh đã được quy định tại BLHS hiện hành: tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng giá chứng khoán, dự thảo BLHS sửa đổi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 41 đang diễn ra, bổ sung một tội danh mới là: tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán. Ông có đồng tình với đề xuất này?
Như đã phát biểu tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của thành viên thị trường đối với dự thảo BLHS sửa đổi do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính tổ chức mới đây, VASB cho rằng, không nên gia tăng hình sự hóa việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Bởi đây là lĩnh vực đặc thù, nhạy cảm, nếu quá mở rộng việc áp dụng các chế tài hình sự, mà không theo thông lệ quốc tế, thì sẽ gây tâm lý nặng nề trên thị trường, tác động không tích cực đến sự phát triển còn non trẻ của TTCK Việt Nam.
Việc dự thảo BLHS sửa đổi có xu hướng mở rộng áp dụng các chế tài hình sự để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán là không nên. Thay vào đó, nên tăng cường áp dụng các hình phạt về kinh tế như thông lệ quốc tế: đối tượng vi phạm sẽ bị phạt tiền với mức cao gấp 4 – 5 lần, thậm chí cao hơn nữa so với khoản thu lợi bất chính do vi phạm mà có, đồng thời có thể bị cấm tham gia thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Việc áp dụng đồng bộ các chế tài này sẽ đảm bảo tính răn đe, đồng thời đáp ứng một đòi hỏi đặc thù trong xử lý vi phạm trên TTCK là hình phạt được áp dụng nhanh chóng. Yếu tố kịp thời trong xử lý vi phạm trên TTCK có ý nghĩa quan trọng, bởi nó giúp ngăn chặn các tác động tiêu cực, rủi ro mang tính hệ thống. Trong khi yêu cầu này sẽ khó được đáp ứng nếu quá trông chờ vào kết quả xử lý vi phạm của cơ quan điều tra, do quy trình điều tra kéo dài, chứ không như điều tra mang tính hành chính.
ông Nguyễn Thanh Kỳ
Một điểm mới nữa của dự thảo BLHS sửa đổi là lần đầu tiên quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân đối với một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trong đó có 3 tội danh trong lĩnh vực chứng khoán đã được quy định tại BLHS hiện hành. Với định hướng chính sách này, các pháp nhân là CTCK, công ty quản lý quỹ có thể bị xử lý hình sự. Ông có cho rằng hướng sửa đổi này là hợp lý?
Như đã nói ở trên, VASB cho rằng, không nên mở rộng việc áp dụng các chế tài hình sự để xử lý các hành vi vi phạm trên TTCK, mà nên tăng cường áp dụng các hình phạt kinh tế. Việc dự thảo BLHS sửa đổi đề xuất xử lý trách nhiệm hình sự đối với một số loại hình pháp nhân trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có thể có CTCK là chưa hợp lý. Hệ thống pháp luật nhiều nước trên thế giới không quy định việc kết tội hình sự tập thể.
Theo dự thảo BLHS sửa đổi, chế tài đối với pháp nhân CTCK phạm tội hình sự rất nặng: phạt tiền; cấm kinh doanh, cấm huy động vốn…, nên không thể vì sai phạm của một hoặc một số người trong HĐQT hoặc ban giám đốc, mà bắt các cổ đông khác phải bỏ tiền ra xử lý hậu quả cho các cá nhân vi phạm. Ngoài bị thiệt hại về tiền, khi CTCK phạm tội hình sự, điều không hợp lý nữa là tại sao lại bắt các cổ đông phải gánh chịu những thiệt hại rất nặng nề khác do CTCK bị cấm kinh doanh, cấm huy động vốn…? Khi CTCK phạm tội, có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, bị cấm kinh doanh… Hệ quả khi áp dụng các chế tài này là hàng trăm lao động tại CTCK có nguy cơ thất nghiệp mặc dù họ không có lỗi.
Trong một diễn biến có liên quan, trong khi không ít ý kiến cho rằng nên trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCK, nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh với các hành vi vi phạm trên TTCK, thì khá nhiều ý kiến không đồng tình với đề xuất này. Ông ủng hộ ý kiến nào?
Theo tôi, nên cân nhắc trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCK như thông lệ các nước. Việc trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCK không nên hiểu là điều tra mang tính chất hình sự (khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng nghi vấn phạm tội…), mà đó là điều tra mang tính chất hành chính. Việc trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCK đồng nghĩa UBCK được phép yêu cầu các đối tượng nghi vấn có hành vi vi phạm cung cấp các thông tin về nhân thân, email, sao kê điện thoại, truy xuất tài khoản ngân hàng… Việc tiếp cận các thông tin này đang là một trong những khó khăn lớn nhất của UBCK trong quá trình giám sát, phát hiện, cũng như xử lý các hành vi vi phạm, nhất là các dấu hiệu làm giá, thao túng chứng khoán…
Một nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội hiện nay là tránh hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Việc trao thẩm quyền điều tra ban đầu cho UBCK là một trong những cách để cụ thể hóa nguyên tắc này, bởi khi thẩm quyền điều tra được trao cho UBCK, các hành vi vi phạm trên TTCK sẽ được tăng cường phát hiện và kịp thời xử lý bằng các chế tài hành chính. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự, thì mới phải chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra.
TTCK Việt Nam đã trải qua 15 năm hoạt động nhưng đến nay, UBCK vẫn chưa được trao thẩm quyền điều tra theo thông lệ quốc tế. Hạn chế này, trong cái nhìn của các tổ chức, giới đầu tư quốc tế là một trong những nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam bị đánh giá là kém minh bạch, dễ bị thao túng, làm giá, còn nhiều hạn chế trong bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích chính đáng của NĐT…
“Nên phân định rõ trách nhiệm hình sự giữa pháp nhân và cá nhân”
TS. Phạm Ngọc Phú
Tổng giám đốc CTCK An Thành
Việc quy trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân là cần thiết, vì có những sai phạm xảy ra tại CTCK do ban điều hành thực hiện quyết định của ĐHCĐ, HĐQT. Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày một phức tạp, tinh vi, nên nếu chỉ truy trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, mà bỏ qua trách nhiệm hình sự của pháp nhân, chẳng hạn như CTCK, công ty quản lý quỹ…, thì khó đảm bảo răn đe. Khi xảy ra sai phạm, người vi phạm tại CTCK thường tìm cách bỏ trốn, khiến NĐT có thể phải gánh chịu hậu quả rất nặng nề mà chẳng biết kêu ai. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với CTCK là giải pháp nên cân nhắc áp dụng, để buộc CTCK có trách nhiệm với những thiệt hại mà khách hàng, NĐT phải gánh chịu do cá nhân hành nghề tại CTCK gây ra.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dự thảo BLHS sửa đổi cần quy định cụ thể nguyên tắc phân định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và cá nhân, để tránh đẩy trách nhiệm của cá nhân cho pháp nhân. Cũng cần làm rõ ranh giới phân định giữa xử lý hình sự và hành chính, dân sự, để tránh hình sự hóa việc xử lý các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
“Bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào BLHS là cần thiết”
Ông Nguyễn Văn Hiện
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
Đa số ý kiến trong thường trực Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc bổ sung quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân vào BLHS thời điểm này là cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật của pháp nhân và việc chứng minh lỗi, hậu quả thiệt hại do hành vi nguy hiểm của pháp nhân gây ra, bảo đảm công bằng, minh bạch trong áp dụng các chế tài, phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này còn nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế đã tham gia, bảo đảm công bằng trong xử lý hình sự đối với pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài và pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Theo thống kê của Chính phủ, hiện có 116 quốc gia, trong đó có 6 nước trong khối ASEAN có quy định về trách nhiệm hình sự pháp nhân. Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ, việc bổ sung quy định này phải xác định rõ những vấn đề như: mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự của cá nhân với trách nhiệm hình sự của pháp nhân; phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân… Về phạm vi, chỉ nên giới hạn trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm mang tính phổ biến mà pháp nhân vi phạm như quy định tại dự thảo gồm: tội buôn lậu; tội trốn thuế; tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán; tội thao túng giá chứng khoán…
Cũng có một số ý kiến đề nghị không nên bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân vì cho rằng, vướng mắc trong xử lý pháp nhân vi phạm pháp luật xuất phát từ khâu tổ chức thực hiện, mà không phải do thiếu cơ sở pháp lý. Các chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân theo phương án của dự thảo BLHS sửa đổi như: tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh… cũng đã được áp dụng trong xử lý vi phạm hành chính. Việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân có thể bị lạm dụng, lấy trách nhiệm pháp nhân để lẩn tránh trách nhiệm cá nhân.
Hữu Hòe thực hiện.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Chủ tịch UBCK: Tận dụng dòng vốn rút khỏi Trung Quốc chuyển vào TTCK Việt Nam
'Du co kha năng dòng tiền rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi, tiếp tục gây áp lực lên dòng vốn đầu tư nhưng tác động sẽ không lớn, nếu chúng ta có các giải pháp phù hợp để tranh thủ nguồn vốn rút khỏi Trung Quốc dịch chuyển vào Việt Nam'.
Trước những biến động gần đây của thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu, đặc biệt la sự đổ vỡ của TTCK Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá cũng như khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể nâng lãi suất vào tháng 9, dòng tiền đang có xu hướng rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi.
Trong nước, việc điều chỉnh chính sách tỷ giá, công tác tái cấu trúc ngân hàng cũng như diễn biến giá dầu đang có tác động tới tình hình thị trường chứng khoán (TTCK). Ngươi Đông Hanh đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng xung quanh vấn đề này.
Chủ tịch UBCK Vũ Bằng
Thưa ông, vơi nhưng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và có nhiều bất ổn. Điêu nay co anh hương như thế nào đên TTCK Viêt Nam?
Chủ tịch Vũ Bằng: Kê tư khi TTCK Trung Quôc xay ra biên đông, theo doi thi trương, co thê thây nha đâu tư nươc ngoai tưng tiêp tuc đây manh mua rong trên TTCK Viêt Nam. Tuy nhiên, từ sự phá giá của đồng nhân dân tệ và tình hình kinh tế vĩ mô của Trung Quôc đã cho thấy có tác động lên kinh tế và thị trường chứng khoán thế giới, qua đó tác động đến TTCK Việt Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn này, TTCK Việt Nam đã có nhiêu phiên giảm điểm, xen ke vơi cac phiên hồi phục. Theo tôi, tính chung, vơi thanh khoản tiếp tục cải thiện, tâm lý thị trường đã ổn định trở lại.
Nguyên nhân của tình trạng này là do Trung Quôc thực hiện chinh sach nơi long tiên tê, cac điêu kiên cho vay ký quỹ đầu tư chứng khoán đươc nơi long đa đây dong tin dung đi vao TTCK. Thêm vào đó, Trung Quốc đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển TTCK để kích thích nền kinh tế như: nơi long điêu kiên mơ tai khoan kinh doanh chưng khoan cho nha đâu tư; nới lỏng các điều kiện cho vay ký quỹ để đầu tư chứng khoán dẫn đến khối lượng cho vay tăng gấp 4 lần.
Ngoai ra, bên canh việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế tăng nóng môt cach đôt ngôt đa cung vơi tinh trang nha đâu tư ca nhân vân chiêm phân lơn, va TTCK Trung Quốc bị tách xa ra khỏi nền kinh tế thê giơi cung la nhưng nguyên nhân quan trong. Khi các tín hiệu nền kinh tế có nhiều khó khăn và thông tin cơ quan quản lý Trung Quốc có thể đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế giao dịch ký quỹ và các hình thức đầu tư bằng vốn vay đã châm ngòi cho việc sụp đổ TTCK.
Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá vơi mưc điêu chinh lơn đa khiến thế giới lo ngại kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu. Chung ta cân hiêu ro việc phá giá đồng Nhân dân tệ là nhằm kích thích xuất khẩu, đồng thời để thực hiện mục tiêu cải cách thị trường tiền tệ, đảm bảo chính sách tỷ giá linh hoạt và tỷ giá có nhiều tính thị trường hơn để đồng nhân dân tệ có thể vào giỏ tiền quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
Trước đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách neo tỷ giá CNY với đồng USD và hỗ trợ tỷ giá đồng CNY (tăng khoảng 30%) để nhằm ngăn chặn sự rút lui của các dòng vốn, đảm bảo sự ổn định cho nền tài chính và TTCK. Tuy nhiên, điều này đã khiến chi phí sản xuất của Trung Quốc trở lên đắt đỏ. Vì vậy, làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu của Trung Quốc. Trong khi TTCK bị sụt giảm, Trung Quốc buộc phải chọn giải pháp phá giá đồng CNY.
Với tình hình đó, sự tác động đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi, nhưng tác động không quá lo ngại như phản ứng tiêu cực quá đà của thị trường. Du co kha năng dòng tiền rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi, tiếp tục gây áp lực lên dòng vốn đầu tư nhưng tác động sẽ không lớn, nếu chúng ta có các giải pháp phù hợp để tranh thủ nguồn vốn rút khỏi Trung Quốc dịch chuyển vào Việt Nam.
Trong thơi gian qua, Việt Nam đa co nhiêu nô lưc trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài. Gân đây nhât, việc cho phép tăng sở hữu nước ngoài là một giải pháp kịp thời nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, từ đó góp phần hạn chế tác động của tỷ giá. Chúng tôi vẫn cho rằng sự sụt giảm của TTCK Việt Nam đang đi quá mức cần thiết do tác động từ vấn đề tâm lý. Vì vậy khi giá chứng khoán xuống thấp sẽ có nhiều dòng tiền "bắt đáy" và thị trường sẽ có sự phục hồi.
Ông nói Việt Nam đã có giải pháp chủ động thu hút dòng vốn ngoại. Cụ thể là gì thưa ông?
Chu tich Vu Băng: Chúng tôi cho rằng cần có những giải pháp đối với kinh tế vĩ mô, thương mại và doanh nghiệp.
Thứ nhất, đó là sự cần ưu tiên cho việc cải thiện cán cân thương mại, tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài; hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các danh mục không cần thiết; giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, sử dụng cơ chế Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ để sửa đổi các nghị định hiện hành nhằm tháo gỡ các rào cản, tăng cường cải cách trong cơ chế cổ phần hóa, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và bán ra với tỷ lệ lớn hơn; tăng cường công tác chống buôn lậu, quản lý thị trường tự do...
Các giải pháp này sẽ tận dụng được cơ hội dòng vốn rút ra khỏi Trung Quốc và đi vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho việc cải thiện cán cân thanh toán và vấn đề tỷ giá.
Đồng thời, cần chuyển đổi chính sách tỷ giá từ ổn định, linh hoạt sang chủ động, linh hoạt để có thể khuyến khích xuất khẩu và hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài. Hạn chế áp dụng các giải pháp hành chính, can thiệp thị trường dẫn đến sự sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, bóp méo thị trường, từ đó tạo kẽ hở cho lực lượng đầu cơ lợi dụng.
Bên canh đo, phải tiếp tục nâng hạng TTCK Việt Nam từ nhóm các thị trường chứng khoán cận biên lên nhóm các thị trường chứng khoán đang phát triển trên bảng MSCI nhằm nâng cao vị thế của TTCK Việt Nam.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ tăng cường đối thoại trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty tư vấn đầu tư. Khảo sát nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài thông qua các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Đối với NĐTNN tiềm năng tại các TTCK phát triển, sẽ có kế hoạch xúc tiến đầu tư thường kỳ, dài hạn tại các nền kinh tế lớn trên thế giới để tăng cường giới thiệu về Việt Nam, đồng thời tìm hiểu nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.
Cùng với đó, phải phát triển các định chế đầu tư chuyên nghiệp và xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm của Việt Nam; xây dựng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp các tổ chức trung gian tài chính giải thể, phá sản để đảm bảo tài sản cho nhà đầu tư. Đây là vấn đề đặt ra của các cơ quan quốc tế nhằm đảm bảo minh bạch và hỗ trợ nhà đầu tư.
'Du co kha năng dòng tiền rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi, tiếp tục gây áp lực lên dòng vốn đầu tư nhưng tác động sẽ không lớn, nếu chúng ta có các giải pháp phù hợp để tranh thủ nguồn vốn rút khỏi Trung Quốc dịch chuyển vào Việt Nam'.
Trước những biến động gần đây của thị trường tài chính - tiền tệ toàn cầu, đặc biệt la sự đổ vỡ của TTCK Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá cũng như khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể nâng lãi suất vào tháng 9, dòng tiền đang có xu hướng rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi.
Trong nước, việc điều chỉnh chính sách tỷ giá, công tác tái cấu trúc ngân hàng cũng như diễn biến giá dầu đang có tác động tới tình hình thị trường chứng khoán (TTCK). Ngươi Đông Hanh đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng xung quanh vấn đề này.
Chủ tịch UBCK Vũ Bằng
Thưa ông, vơi nhưng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và có nhiều bất ổn. Điêu nay co anh hương như thế nào đên TTCK Viêt Nam?
Chủ tịch Vũ Bằng: Kê tư khi TTCK Trung Quôc xay ra biên đông, theo doi thi trương, co thê thây nha đâu tư nươc ngoai tưng tiêp tuc đây manh mua rong trên TTCK Viêt Nam. Tuy nhiên, từ sự phá giá của đồng nhân dân tệ và tình hình kinh tế vĩ mô của Trung Quôc đã cho thấy có tác động lên kinh tế và thị trường chứng khoán thế giới, qua đó tác động đến TTCK Việt Nam.
Cụ thể, trong giai đoạn này, TTCK Việt Nam đã có nhiêu phiên giảm điểm, xen ke vơi cac phiên hồi phục. Theo tôi, tính chung, vơi thanh khoản tiếp tục cải thiện, tâm lý thị trường đã ổn định trở lại.
Nguyên nhân của tình trạng này là do Trung Quôc thực hiện chinh sach nơi long tiên tê, cac điêu kiên cho vay ký quỹ đầu tư chứng khoán đươc nơi long đa đây dong tin dung đi vao TTCK. Thêm vào đó, Trung Quốc đã đưa ra nhiều giải pháp phát triển TTCK để kích thích nền kinh tế như: nơi long điêu kiên mơ tai khoan kinh doanh chưng khoan cho nha đâu tư; nới lỏng các điều kiện cho vay ký quỹ để đầu tư chứng khoán dẫn đến khối lượng cho vay tăng gấp 4 lần.
Ngoai ra, bên canh việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế tăng nóng môt cach đôt ngôt đa cung vơi tinh trang nha đâu tư ca nhân vân chiêm phân lơn, va TTCK Trung Quốc bị tách xa ra khỏi nền kinh tế thê giơi cung la nhưng nguyên nhân quan trong. Khi các tín hiệu nền kinh tế có nhiều khó khăn và thông tin cơ quan quản lý Trung Quốc có thể đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế giao dịch ký quỹ và các hình thức đầu tư bằng vốn vay đã châm ngòi cho việc sụp đổ TTCK.
Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá vơi mưc điêu chinh lơn đa khiến thế giới lo ngại kìm hãm đà tăng trưởng toàn cầu. Chung ta cân hiêu ro việc phá giá đồng Nhân dân tệ là nhằm kích thích xuất khẩu, đồng thời để thực hiện mục tiêu cải cách thị trường tiền tệ, đảm bảo chính sách tỷ giá linh hoạt và tỷ giá có nhiều tính thị trường hơn để đồng nhân dân tệ có thể vào giỏ tiền quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF.
Trước đó, Trung Quốc đã thực hiện chính sách neo tỷ giá CNY với đồng USD và hỗ trợ tỷ giá đồng CNY (tăng khoảng 30%) để nhằm ngăn chặn sự rút lui của các dòng vốn, đảm bảo sự ổn định cho nền tài chính và TTCK. Tuy nhiên, điều này đã khiến chi phí sản xuất của Trung Quốc trở lên đắt đỏ. Vì vậy, làm giảm khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu của Trung Quốc. Trong khi TTCK bị sụt giảm, Trung Quốc buộc phải chọn giải pháp phá giá đồng CNY.
Với tình hình đó, sự tác động đối với Việt Nam là không thể tránh khỏi, nhưng tác động không quá lo ngại như phản ứng tiêu cực quá đà của thị trường. Du co kha năng dòng tiền rút ra khỏi thị trường các nước mới nổi, tiếp tục gây áp lực lên dòng vốn đầu tư nhưng tác động sẽ không lớn, nếu chúng ta có các giải pháp phù hợp để tranh thủ nguồn vốn rút khỏi Trung Quốc dịch chuyển vào Việt Nam.
Trong thơi gian qua, Việt Nam đa co nhiêu nô lưc trong việc thu hút dòng vốn nước ngoài. Gân đây nhât, việc cho phép tăng sở hữu nước ngoài là một giải pháp kịp thời nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, từ đó góp phần hạn chế tác động của tỷ giá. Chúng tôi vẫn cho rằng sự sụt giảm của TTCK Việt Nam đang đi quá mức cần thiết do tác động từ vấn đề tâm lý. Vì vậy khi giá chứng khoán xuống thấp sẽ có nhiều dòng tiền "bắt đáy" và thị trường sẽ có sự phục hồi.
Ông nói Việt Nam đã có giải pháp chủ động thu hút dòng vốn ngoại. Cụ thể là gì thưa ông?
Chu tich Vu Băng: Chúng tôi cho rằng cần có những giải pháp đối với kinh tế vĩ mô, thương mại và doanh nghiệp.
Thứ nhất, đó là sự cần ưu tiên cho việc cải thiện cán cân thương mại, tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài; hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các danh mục không cần thiết; giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, sử dụng cơ chế Nghị quyết và Nghị định của Chính phủ để sửa đổi các nghị định hiện hành nhằm tháo gỡ các rào cản, tăng cường cải cách trong cơ chế cổ phần hóa, bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và bán ra với tỷ lệ lớn hơn; tăng cường công tác chống buôn lậu, quản lý thị trường tự do...
Các giải pháp này sẽ tận dụng được cơ hội dòng vốn rút ra khỏi Trung Quốc và đi vào Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho việc cải thiện cán cân thanh toán và vấn đề tỷ giá.
Đồng thời, cần chuyển đổi chính sách tỷ giá từ ổn định, linh hoạt sang chủ động, linh hoạt để có thể khuyến khích xuất khẩu và hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài. Hạn chế áp dụng các giải pháp hành chính, can thiệp thị trường dẫn đến sự sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, bóp méo thị trường, từ đó tạo kẽ hở cho lực lượng đầu cơ lợi dụng.
Bên canh đo, phải tiếp tục nâng hạng TTCK Việt Nam từ nhóm các thị trường chứng khoán cận biên lên nhóm các thị trường chứng khoán đang phát triển trên bảng MSCI nhằm nâng cao vị thế của TTCK Việt Nam.
Đặc biệt, chúng tôi sẽ tăng cường đối thoại trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty tư vấn đầu tư. Khảo sát nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài thông qua các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Đối với NĐTNN tiềm năng tại các TTCK phát triển, sẽ có kế hoạch xúc tiến đầu tư thường kỳ, dài hạn tại các nền kinh tế lớn trên thế giới để tăng cường giới thiệu về Việt Nam, đồng thời tìm hiểu nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.
Cùng với đó, phải phát triển các định chế đầu tư chuyên nghiệp và xây dựng các quy định về xếp hạng tín nhiệm và thiết lập tổ chức định mức tín nhiệm của Việt Nam; xây dựng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp các tổ chức trung gian tài chính giải thể, phá sản để đảm bảo tài sản cho nhà đầu tư. Đây là vấn đề đặt ra của các cơ quan quốc tế nhằm đảm bảo minh bạch và hỗ trợ nhà đầu tư.
Hiện chúng tôi đang đề xuất cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào trái phiếu (bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp).
Xin cảm ơn ông!
Theo_NDH
Nếu FED tăng lãi suất... Trong cuộc họp dự kiến ngày 16 - 17/9 tới, Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đưa ra quyết định về thời điểm tăng lãi suất đồng USD. Hiện tại, TTCK toàn cầu và TTCK Việt Nam đã có những phản ứng nhất định về thông tin này. Những lo ngại về việc FED tăng lãi suất dần được phản ánh...